Số lượng các dự án theo hình thức PPP ngày càng "teo" lại
TS. Dương Đăng Huệ |
Nhằm tạo thuận lợi cho khu vực tư nhân tham gia vào các dự án công, năm 2020, Luật PPP đã được Quốc hội thông qua. Tuy nhiên, sau hơn 1 năm Luật PPP được ban hành và đi vào cuộc sống, phương thức đầu tư theo mô hình PPP vẫn không thu hút được nhiều nhà đầu tư tham gia. Ông đánh giá sao về thực trạng này?
Theo tôi được biết, số lượng các dự án đầu tư theo phương thức PPP sau ngày Luật PPP có hiệu lực không những gia tăng mà còn giảm đi một cách đáng kể. Tình trạng Luật PPP không vào cuộc sống do nhiều nguyên nhân. Thứ nhất là do có sự bất tương xứng giữa quy mô to lớn của các vấn đề phát sinh trong thực tiễn đầu tư PPP với sự nghèo nàn, đơn giản của pháp luật về lĩnh vực đầu tư này. Hạn chế trầm trọng nhất trong Luật PPP cũng như các văn bản hướng dẫn đó là quá ngắn gọn. Trong PPP có 5 hình thức phổ biến gồm: Xây dựng - chuyển giao (BT); Xây dựng - cho thuê - chuyển giao (BLT); Xây dựng - vận hành - chuyển giao (BOT); Xây dựng - chuyển giao - vận hành BTO) và xây dựng - sở hữu - vận hành (BOO).
Nhưng nay, trong Luật PPP của ta mới chỉ có 11 Điều, chủ yếu chỉ liên quan đến hợp đồng BOT (với tư cách là 1 loại hợp đồng dự án PPP cụ thể), còn các hợp đồng dự án khác lại ít được quan tâm điều chỉnh. Nhiều quy định mơ hồ, không cụ thể, đầy đủ, rõ ràng đã và đang gây ra không ít khó khăn cho nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án trong quá trình ký kết cũng như thực hiện hợp đồng dự án trên thực tế.
Trong khi đó, trong các dự án đầu tư PPP, xuất hiện nhiều nhóm quan hệ xã hội khác nhau về tính chất và quy mô. Có quan hệ liên quan đến việc cấp, sử dụng, thu hồi đất đai, tài nguyên; có quan hệ xã hội liên quan đến việc tín dụng ngân hàng; có quan hệ liên quan đến xây dựng, quản lý, vận hành công trình dự án; có quan hệ liên quan đến sử dụng ngân sách nhà nước; có quan hệ liên quan đến việc ký kết và thực hiện các chủng loại hợp đồng phát sinh trong lĩnh vực đầu tư PPP... Sự đa dạng về tính chất, quy mô của các quan hệ xã hội trong lĩnh vực này là nguyên nhân cơ bản dẫn đến kết quả là pháp luật PPP phải trở thành một lĩnh vực pháp luật đồ sộ, đa ngành, đa tính chất.
Ngoài sự không đầy đủ, pháp luật PPP hiện hành còn có nhiều hạn chế khác như tính mâu thuẫn, không đồng bộ.
Thứ hai, Luật PPP hiện hành cũng chưa khẳng định rõ được vấn đề mà các nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án rất quan tâm hiện nay, đó là công trình dự án do họ làm ra có thuộc sở hữu của họ hay không và nếu không thì họ có những quyền gì đối với tài sản này (vấn đề về quyền của nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án đối với tài sản là công trình dự án). Đây là vấn đề cốt yếu mà Luật PPP phải giải quyết, không thể bỏ quên vì lợi ích của nhà đầu tư và doanh nghiệp dự án được bảo vệ đến đâu, như thế nào là phụ thuộc vào việc xác định được bản chất và nội dung của quyền mà luật quy định cho các chủ thể này. Luật cũng chưa làm rõ cơ chế bảo vệ đặc thù của nhà nước đối với quyền kinh doanh công trình của nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án và chưa có cơ chế thích hợp để khuyến khích nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án thực hiện các hạng mục công trình phụ trợ dọc theo tuyến cao tốc.
Tất cả những hạn chế trên đã làm cho pháp luật PPP hiện hành của nước ta trở nên không hiệu quả, khiến nhiều nhà đầu tư “chùn bước” khi muốn đầu tư vào một dự án theo hình thức PPP.
Theo ông, cần làm gì để khắc phục được các hạn chế của pháp luật về hợp đồng trong lĩnh vực PPP?
Mặc dù Luật PPP mới có hiệu lực hơn 1 năm nhưng thực tế cho thấy đã phát sinh nhiều vấn đề cần phải được tiếp tục nghiên cứu để giải quyết. Vì vậy, tôi kiến nghị Quốc hội cần thực hiện hoạt động giám sát thực hiện Luật PPP theo quy định tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Ngoài ra, trong khi chưa sửa đổi, bổ sung kịp thời luật và các nghị định, thông tư hướng dẫn, cần sớm ban hành quy định về các hợp đồng mẫu của PPP, bởi đây là hạn chế lớn nhất. Chúng ta có thể thiếu Luật, Nghị định nhưng không thể thiếu Điều lệ mẫu để làm cơ sở cho các bên ký kết và thực hiện các loại hợp đồng này. Mẫu các loại hợp đồng dự án PPP, trong đó có mẫu hợp đồng dự án BOT phải do Chính phủ ban hành theo đúng quy định của Luật PPP (Khoản 3 Điều 47 Luật PPP), chứ không thể giao nhiệm vụ này cho các bộ, cơ quan ngang bộ ban hành như quy định tại Nghị định 35/2021/NĐ- CP.
Bên cạnh đó, các cơ quan nhà nước ngay từ bây giờ cần có kế hoạch để cuối năm 2022, đầu năm 2023 tổ chức việc tổng kết 2 năm thi hành Luật PPP, trong đó có việc thi hành các quy định về hợp đồng trong lĩnh vực này.
Đồng thời, Quốc hội cần thực hiện hoạt động giám sát thực hiện Luật PPP theo quy định tại Khoản 2 Điều 162 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật nhằm phát hiện những nội dung trái với Hiến pháp, luật, văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên hoặc không còn phù hợp để kịp thời đình chỉ việc thi hành, sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản, đồng thời xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý cơ quan, cá nhân đã ban hành văn bản trái pháp luật.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Xuất khẩu dừa bước vào chu kỳ tăng tốc
09:52 | 22/12/2024 Kinh tế
Hồng Kông: Cầu nối cho doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường khu vực Vịnh Lớn
09:11 | 18/12/2024 Kinh tế
Việt Nam và Mỹ thử nghiệm thuốc thế hệ mới điều trị ung thư giai đoạn cuối
15:20 | 13/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Đánh thức tiềm năng dược liệu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
08:38 | 23/12/2024 Kinh tế
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
15:28 | 22/12/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
10:54 | 22/12/2024 Infographics
Xuất nhập khẩu chính thức đạt gần 750 tỷ USD
18:24 | 20/12/2024 Xuất nhập khẩu
Cơ hội bền vững để hàng Việt Nam thâm nhập thị trường toàn cầu
08:00 | 20/12/2024 Kinh tế
Nắm bắt xu thế chuyển đổi xanh - Cơ hội sống còn của doanh nghiệp Việt Nam
07:53 | 20/12/2024 Kinh tế
Diễn biến nào của lãi suất cho vay trong năm 2025?
21:39 | 19/12/2024 Kinh tế
Nhập khẩu từ Trung Quốc cao kỷ lục đạt hơn 130 tỷ USD
14:40 | 19/12/2024 Xuất nhập khẩu
TP Hồ Chí Minh: Đa dạng hình thức hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa
07:46 | 19/12/2024 Kinh tế
Phòng vệ thương mại bảo vệ các ngành sản xuất trong nước
16:40 | 18/12/2024 Kinh tế
Thị trường xuất khẩu đầu tiên cán mốc 100 tỷ USD
16:38 | 18/12/2024 Xuất nhập khẩu
Chuyển đổi số thúc đẩy kinh tế tuần hoàn và tiêu dùng bền vững trong bán lẻ
21:18 | 17/12/2024 Kinh tế
Không tạo cơ chế xin cho trong cấp tín dụng, tiếp tục giảm lãi suất cho vay
17:17 | 17/12/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Xuất khẩu 2024 có thể lập đỉnh mới hơn 400 tỷ USD
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 4 tháng 12/2024
Agribank quyết liệt đẩy mạnh ứng dụng dữ liệu dân cư theo Đề án 06
Doanh nghiệp đồng thuận, đánh giá cao hỗ trợ của Hải quan Quảng Ngãi
Đánh thức tiềm năng dược liệu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics