Siêu thị Hà Nội ăm ắp hàng, người dân bình tĩnh mua ngày đầu giãn cách
Từ 6h ngày 24/7 Hà Nội thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16 | |
Hà Nội dự trữ hàng hoá tăng gấp 5 lần, người dân không nên tích trữ |
Khách hàng bình tĩnh mua đồ tại siêu thị Vinmart tại Khu đô thị Gamuda Gardens (Trần Phú, Hoàng Mai, Hà Nội) sáng ngày 24/7/2021. Ảnh: Nguyễn Thanh |
Siêu thị Vinmart tại Khu đô thị Gamuda Gardens (Trần Phú, Hoàng Mai, Hà Nội) sáng nay lượng người dân đến mua sắm ghi nhận có đông hơn bình thường, song không xảy ra tình trạng hành khách chen lấn tích trữ hàng hoá.
Chị Nguyễn Thu Trang (Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết, đêm qua khi biết tin Hà Nội bắt đầu giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, chị cũng không hoang mang bởi thông thường nguồn cung cho Thủ đô khá dồi dào. Trong đợt giãn cách theo Chỉ thị 16 trước đây cũng không hề xảy ra tình trạng khan hàng, đội giá.
“Sáng nay, tôi lên sẵn danh sách một số loại thực phẩm như thịt lợn, cá, tôm đông lạnh và một số rau quả, đồ khô cần mua và đi siêu thị. Tôi cũng chỉ dự trữ lượng đồ ăn cho gia đình khoảng 3-5 ngày để hạn chế đi lại nhiều chứ không phải vì lo siêu thị hết hàng”, chị Trang nói.
Tương tự, tại siêu thị Go! Market (Nguyễn Xiển, Thanh Trì, Hà Nội) sáng nay cũng ghi nhận hàng hoá khá dồi dào, không có cảnh người dân đổ xô mua sắm.
Anh Nguyễn Hải Nam (sống tại chung cư Eco Green City, Nguyễn Xiển, Thanh Trì, Hà Nội) đã qua siêu thị mua sắm cả tối qua và sáng nay cho biết, tại siêu thị không diễn ra tình trạng người dân ồ ạt mua sắm tích trữ hàng hoá hay lo thiếu hàng.
“Hàng hoá sáng nay được siêu thị cung ứng khá tươi mới, đa dạng, phong phú từ thịt các loại, hải sản tới rau củ quả… Mức giá cũng như thông thường, không có chuyện giá cả tăng đột biến”, anh Nam khẳng định.
Từ góc độ hệ thống siêu thị, bà Nguyễn Thị Phương, Phó Tổng giám đốc thường trực Công ty VinCommerce (VCM) cho biết, tại Hà Nội, VCM có 41 siêu thị VinMart và hơn 800 cửa hàng VinMart+.
Hàng hoá thiết yếu đầy ắp siêu thị Vinmart tại Khu đô thị Gamuda Gardens (Trần Phú, Hoàng Mai, Hà Nội). sáng ngày 24/7/2021. Ảnh: Nguyễn Thanh |
“Chúng tôi đã làm việc với các nhà cung cấp lớn tăng lượng cung ứng gấp 3 đối với hàng thực phẩm thiết yếu, trứng và rau xanh tăng gấp 5 lần. Các loại sản phẩm có thể dự trữ lâu như bí xanh, khoai tây... cũng nhiều hơn và làm để đảm bảo hàng trên quầy kệ không bị trống”, bà Phương nói.
Tập đoàn Masan đã tăng công suất hoạt động sản xuất của các nhà máy lên mức tối đa nhằm đảm bảo đáp ứng các sản phẩm thiết yếu cho nhu cầu tiêu dùng của người dân như: Mỳ tôm, thịt lợn, nước tương, nước mắm và các sản phẩm chế biến từ thịt...
Ngoài VCM, theo tìm hiểu của phóng viên trước tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, nhiều hệ thống bán lẻ khác, điển hình như Công ty TNHH bán lẻ BRG (BRG Retail) cũng đã chủ động xây dựng phương án bảo đảm cung ứng đầy đủ hàng hóa thiết yếu với mức giá không đổi.
Đại diện BRG Retail cho hay, phương án bảo đảm cung ứng đầy đủ hàng hóa thiết yếu với mức giá không đổi được doanh nghiệp xây dựng tại hệ thống 77 siêu thị, Minimart thuộc BRGMart tại các tỉnh phía Bắc (Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh) và các tỉnh phía Nam (TPHCM, Vũng Tàu) nhằm góp phần phòng chống dịch, tham gia bình ổn tâm lý và giá cả trên thị trường.
Cùng với đó, Công ty BRG Retail cũng đã chủ động làm việc với các nhà cung cấp để tăng lượng dự trữ hàng hóa tại từng điểm bán lên khoảng 300% và tăng gấp 10 lần tại kho hàng trung tâm.
Siêu thị Go! Market (Nguyễn Xiển, Thanh Trì, Hà Nội) sáng ngày 24/7/2021 ghi nhận hàng hoá rất dồi dào, tươi mới. Ảnh: Nguyễn Thanh |
Trong đó tập trung chủ yếu vào nhóm 13 mặt hàng thiết yếu cần bình ổn giá bao gồm: Gạo, thịt gà, trứng gà, thực phẩm chế biến, đồ hộp, thủy hải sản đông lạnh, bún mỳ phở ăn liền, dầu ăn, gia vị, rau củ quả…
Tương tự, bà Nguyễn Thị Bích Vân, Giám đốc truyền thông Tập đoàn Central Retail tại Việt Nam cho biết, trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, tại khu vực Hà Nội, nhằm đáp ứng đầy đủ hàng hóa, giúp người dân yên tâm chống dịch, hệ thống siêu thị Big C (thuộc Tập đoàn Central Retail) đã tăng cường nguồn cung hàng hóa, đa dạng các kênh bán hàng, kéo dài thời hoạt động đến 22h đêm.
Big C đã tiến hành làm việc chặt chẽ với các nhà cung cấp, đảm bảo nguồn cung, nâng cao trữ lượng hàng hóa thiết yếu, nhu yếu phẩm, khẩu trang, nước sát khuẩn để sẵn sàng phục vụ khách hàng.
Siêu thị đã tăng cường lượng lớn hàng hoá dự trữ, sẵn sàng cho nhu cầu tăng cao của khách hàng. Cụ thể, hàng thực phẩm khô, dự trữ tăng 30-50% với thông thường, đặc biệt có thể lên 100% với một số mặt hàng có nhu cầu cao. Hàng tươi sống, đã làm việc với các nhà cung cấp về kế hoạch giao hàng hàng ngày với lượng tăng lên 200-300% so với thông thường…
Tin liên quan
Đột kích kiểm tra cơ sở có dấu hiệu sản xuất thực phẩm "dởm"
10:39 | 13/11/2024 An ninh XNK
(INFOGRAPHICS) 10 địa phương xuất nhập khẩu chủ lực của Việt Nam
11:26 | 12/11/2024 Infographics
Thu giữ hơn 10.000 đôi tất có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu tại Hà Nội
14:32 | 11/11/2024 An ninh XNK
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
08:16 | 23/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
15:46 | 22/11/2024 Infographics
“Thời khắc vàng” để các thương hiệu Việt vươn tầm thế giới
15:27 | 22/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
11:02 | 22/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do xu hướng phục hồi mạnh mẽ
08:17 | 22/11/2024 Kinh tế
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều
22:33 | 20/11/2024 Kinh tế
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023
15:50 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh
14:49 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
“Thủ phủ” xuất khẩu đồ gỗ trước nhiều cơ hội bứt phá
13:30 | 20/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Thách thức chuyển đổi số trong chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics