Siết chặt việc cấp phép, kiểm soát tiền chất nhập khẩu
Công chức Hải quan Đồng Nai kiểm tra hóa chất nhập khẩu. Ảnh: Đ.Nguyên |
Nguy cơ từ nguồn ma túy hợp pháp
Theo số liệu thống kê của Cục Điều tra chống buôn lậu – Tổng cục Hải quan, hoạt động xuất nhập khẩu (XNK) các loại tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần trong các năm vẫn tiếp tục tăng, trung bình 10%/năm. Điều này cho thấy các hoạt động hợp pháp liên quan đến tiến chất, chất gây nghiện, hướng thần nhằm phục vụ, phát triển kinh tế - xã hội vẫn diễn ra sôi động, nhu cầu sử dụng tiền chất trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và y tế tiếp tục tăng.
Thông qua các kế hoạch kiểm tra tiền chất, quá trình thực hiện thủ tục thông quan hàng hóa, trong 3 năm gần đây, ngành Hải quan đã kiểm tra, phát hiện 28 vụ vi phạm hành chính về XNK tiền chất, thuốc thú y có chứa ma túy, thức ăn chăn nuôi có chứa tiền chất. Qua đó phạt tiền và buộc khắc phục hậu quả, nộp vào ngân sách nhà nước số tiền lên tới gần 9,5 tỷ đồng. Riêng trong năm 2019, Cục Điều tra chống buôn lậu đã xử phạt và thu nộp ngân sách 7 tỷ đồng về các vi phạm liên quan tới tiền chất. |
Hiện nay, trên cả nước có trên 700 DN có hoạt động XNK tiền chất trong lĩnh vực công nghiệp và y tế. Các DN hoạt động XNK tiền chất công nghiệp tập trung chủ yếu tại các tỉnh, thành phố như TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An, Tây Ninh, Đà Nẵng, Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh…, là những tỉnh, thành phố có khu công nghiệp hoặc khu chế xuất. Trong đó, các doanh nghiệp hoạt động XNK tiền chất y tế chủ yếu tập trung tại TPHCM, Hà Nội và Đà Nẵng qua các cửa khẩu đường hàng không sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, sân bay quốc tế Nội Bài và đường biển qua cảng biển khu vực TPHCM và TP Hải Phòng, chủ yếu là thuốc hướng thần, thuốc gây nghiện, tiền chất như: codeine phosphate, diazepam hameln, codeine base, ephedrine... và các loại tân dược ở dạng phối hợp có chứa tiền chất gây nghiện, chất hướng thần.
Nguồn tiền chất công nghiệp nhập khẩu nhiều nhất từ các quốc gia và vùng lãnh thổ như: Singapore, Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Đức, Pháp, Ấn Độ...; xuất khẩu chủ yếu là từ nội địa vào các khu chế xuất. Trong khi nguồn tiền chất y tế chủ yếu nhập từ các nước như: Pháp, Tây Ban Nha, Anh, Đức và Thụy Sỹ.
Ông Nguyễn Văn Lịch, Phó Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu – Tổng cục Hải quan nhận định, vấn đề quản lý tính hai mặt của các loại tiền chất này đang đặt ra nhiều khó khăn cho các cơ quan quản lý chức năng nói chung và ngành Hải quan nói riêng. Theo đó, vừa phải đảm bảo đáp ứng nhu cầu sử dụng hợp pháp tiền chất phục vụ cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, vừa phải kiểm soát chặt chẽ các loại tiền chất, không để tội phạm lợi dụng sử dụng vào mục đích sản xuất ma túy, đặc biệt là các loại tiền chất có nguy cơ lạm dụng cao vào việc điều chế ma túy tổng hợp.
Trong khi đó, theo quy định, việc cấp phép nhập khẩu các loại tiền chất thuộc thẩm quyền của các bộ chuyên ngành như Bộ Công Thương, Bộ Y tế… Ngành Hải quan chịu trách nhiệm quản lý, kiểm soát ở khâu nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh, còn việc kiểm soát trong nội địa lại thuộc trách nhiệm của cơ quan quản lý chuyên ngành và lực lượng chức năng khác.
Hiện danh mục tiền chất được Chính phủ ban hành có tới 57 tiền chất phải quản lý, kiểm soát. Trong đó có 39 tiền chất do Bộ Công Thương quản lý cấp phép, 10 loại tiền chất do Bộ Công an quản lý cấp giấy phép và 8 loại tiền chất thuộc quản lý của Bộ Y tế.
Qua công tác kiểm tra, giám sát của ngành Hải quan đối với hoạt động xuất nhập khẩu tiền chất trong thời gian qua, các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy chủ yếu là vi phạm hành chính với các hành vi như: nhập khẩu không có giấy phép, nhập khẩu vượt quá số lượng tiền chất xin cấp phép, ngày cấp phép sau ngày thông quan hàng hóa…
Siết chặt hơn nữa!
Để kiểm soát chặt chẽ các hoạt động hợp pháp liên quan tới ma túy, trong những năm qua, Tổng cục Hải quan đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc làm tốt công tác phối hợp với các đơn vị, bộ, ngành: Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (C04)- Bộ Công an; Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế; Cục Hóa chất - Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để kiểm soát nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam chất ma túy, thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất.
Cụ thể, dựa trên dữ liệu xuất nhập khẩu tiền chất trong toàn ngành qua hệ thống thông tin nghiệp vụ Hải quan, Tổng cục Hải quan đã thống kê, phân tích, đánh giá, phân loại các DN trọng điểm, có dấu hiệu vi phạm để xây dựng kế hoạch, phương án đấu tranh. Đồng thời phối hợp với các bộ, ngành thành viên Tổ công liên ngành kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy thuộc Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm tổ chức kiểm tra, hướng dẫn các đơn vị Hải quan, DN thực hiện tốt công tác xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần.
“Mặc dù công tác kiểm soát hiện đã tương đối tốt, nhưng việc cấp phép của các bộ ngành vẫn cần hết sức thận trọng và chặt chẽ. Nếu không sẽ xảy ra tình trạng “thả gà ra đuổi”, gây khó khăn rất lớn cho công tác kiểm soát của ngành Hải quan” – ông Lịch nhấn mạnh.
Vụ việc sản xuất ma túy quy mô lớn bị phát hiện tại Kon Tum năm 2019 chính là lời cảnh tỉnh đối với công tác quản lý cấp phép, kiểm soát tiền chất. Theo đó, toàn bộ số tiền chất được đưa vào sản xuất ma túy tại đây đều được mua ở trong nước, cho thấy những kẽ hở trong công tác cấp phép, quản lý tiền chất. Bên cạnh đó, ông Lịch cũng kiến nghị Nhà nước cần thường xuyên cập nhật các loại tiền chất trong danh mục quản lý của Chính phủ. Bởi trên thị trường liên tục xuất hiện những chất mới có tác dụng tương tự, thậm chí hoạt lực mạnh hơn nhiều.
Tin liên quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 4 tháng 12/2024
08:48 | 23/12/2024 Multimedia
Doanh nghiệp đồng thuận, đánh giá cao hỗ trợ của Hải quan Quảng Ngãi
08:43 | 23/12/2024 Hải quan
Hải quan Móng Cái tiếp tục giữ vị trí quán quân chỉ số năng lực cạnh tranh
10:56 | 21/12/2024 Hải quan
Hải quan Bà Rịa – Vũng Tàu nỗ lực để sẵn sàng triển khai hiệu quả mô hình tổ chức mới
09:46 | 21/12/2024 Hải quan
Hải quan Tây Ninh: Hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao
21:48 | 20/12/2024 Hải quan
Đảng bộ Cục Hải quan Quảng Ninh thực hiện thắng lợi, toàn diện mọi mặt công tác
20:53 | 20/12/2024 Hải quan
Hải quan Đà Nẵng đồng hành và hỗ trợ doanh nghiệp xuất nhập khẩu
20:40 | 20/12/2024 Hải quan
Hải quan Nam Giang đưa máy soi hành lý vào hoạt động
18:25 | 20/12/2024 Hải quan
Hải quan Hà Tĩnh tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy theo chủ trương đề ra
16:20 | 20/12/2024 Hải quan
PHOTOS: Nhọc nhằn đường lên cửa khẩu quốc tế Nam Giang
16:05 | 20/12/2024 Hải quan
Cao Bằng: Hải quan Tà Lùng thu ngân sách hơn 770 tỷ đồng tăng 38%
14:50 | 20/12/2024 Hải quan
Hải quan Lạng Sơn bám sát thực tiễn để hoàn thành nhiệm vụ được giao
14:17 | 20/12/2024 Hải quan
Hiện đại hóa hải quan: Từ VNACCS đến Hải quan số. Bài 2: Đòi hỏi cấp thiết về hệ thống công nghệ thông tin mới
07:47 | 20/12/2024 Hiện đại hóa hải quan
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
Thu giữ khoảng 11 tấn pháo trong các thùng hàng có hình quả táo
Thêm cẩu giàn được bố trí tại bến số 3, 4 cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng
Bridgestone thực hiện chính sách bảo vệ môi trường tại Việt Nam
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics