RCEP: Nhập siêu gắn với đầu tư nước ngoài là thách thức lớn
RCEP tạo ra một thị trường lớn và tiềm năng cho xuất khẩu | |
RCEP - Mảng màu sáng trong bức tranh kinh tế thế giới | |
Tận dụng quy tắc xuất xứ tại RCEP - chớ chủ quan |
Tham gia vào một thị trường rộng lớn như RCEP, doanh nghiệp Việt có cơ hội tham gia sâu rộng hơn vào chuỗi giá trị và sản xuất khu vực. Ảnh: ST |
Mở rộng thị trường xuất khẩu…
Việt Nam tham gia RCEP với cách tiếp cận “tiệm tiến” hơn, đặt trong bối cảnh tranh luận về tác động của hội nhập kinh tế quốc tế - đặc biệt là thương mại, đầu tư nước ngoài... đã trở nên “đa chiều” hơn, nhìn nhận về RCEP có đan xen cả những khía cạnh tích cực và tiêu cực.
Ông Aedan Puleston, Bí thư thứ hai, Đại sứ quán Australia tại Việt Nam: Để thực thi hiệu quả RCEP gắn với bảo đảm sự tự chủ của nền kinh tế, Việt Nam cần tiếp tục cải cách nền tảng kinh tế, bao gồm cả chính sách cạnh tranh, môi trường kinh doanh, các thị trường nhân tố sản xuất. Yếu tố quan trọng nữa là cần đặt chính sách đầu tư ở vị trí trung tâm, gắn sâu xa hơn về tư duy định hướng, khả thi về một số ngành cần ưu tiên phát triển, ngành cần thúc đẩy tự do cạnh tranh, mức độ tham gia chuỗi giá trị ở khu vực RCEP… Ông Lương Hoàng Thái, Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương): Việc hình thành một khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới theo Hiệp định RCEP sẽ tạo ra một thị trường xuất khẩu ổn định dài hạn cho Việt Nam, góp phần thực hiện chính sách xây dựng nền sản xuất định hướng xuất khẩu của Việt Nam. Hiệp định RCEP cũng sẽ tạo nên một khuôn khổ ràng buộc pháp lý trong khu vực về chính sách thương mại, đầu tư, sở hữu trí tuệ, thương mại điện tử, giải quyết tranh chấp... góp phần tạo nên môi trường thương mại công bằng trong khu vực. X.T (ghi) |
ối với hoạt động thương mại của Việt Nam, RCEP có thể mang lại một số cơ hội và cả thách thức. Bao phủ các quốc gia có dân số tới 2,2 tỷ dân, tương đương 30% dân số toàn cầu, Hiệp định RCEP tạo ra một thị trường lớn và tiềm năng cho xuất khẩu. Các đánh giá định lượng đều cho thấy RCEP có tác động tạo thương mại, chứ không chỉ là chuyển hướng thương mại. Cùng với việc tăng cường thương mại hàng trung gian, doanh nghiệp Việt Nam cũng có thể tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị và sản xuất khu vực. Ngay cả với nhập khẩu, Việt Nam cũng có thể được hưởng lợi từ việc gia tăng chất lượng hàng nhập khẩu cho tiêu dùng. Cùng với việc gia tăng thương mại hàng trung gian, doanh nghiệp Việt Nam cũng có cơ hội tham gia sâu rộng hơn vào chuỗi giá trị và sản xuất khu vực.
Theo TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM), đối với hoạt động thương mại của Việt Nam, RCEP có thể mang lại một số cơ hội và cả thách thức. Bao phủ vùng lãnh thổ với 30% dân số toàn cầu, RCEP được kỳ vọng sẽ mở rộng thị trường cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam nhờ thuận lợi hóa thương mại và thúc đẩy hoàn thiện chuỗi cung ứng nhờ đầu tư công nghiệp hỗ trợ.
Ngoài ra, tham gia vào một thị trường rộng lớn như RCEP, doanh nghiệp Việt có cơ hội tham gia sâu rộng hơn vào chuỗi giá trị và sản xuất khu vực, góp phần tăng cường vị thế trong chuỗi sản xuất toàn cầu… Tự do hóa thương mại trong RCEP có thể mang lại nhiều lợi ích đáng kể cho Việt Nam như: tăng trưởng GDP cao hơn, thúc đẩy tiêu dùng tư nhân và XK. Dù vẫn còn sự trùng lặp nhất định trong cấu trúc lợi thế so sánh giữa Việt Nam và các nước thành viên nhưng sự trùng lặp này đang có xu hướng giảm. Trong khi đó, tính bổ trợ thương mại gia tăng giữa Việt Nam và các đối tác RCEP.
… và nỗi lo về nhập siêu
Theo ông Nguyễn Anh Dương, Trưởng ban Nghiên cứu tổng hợp của CIEM, việc gia nhập RCEP sẽ giúp các doanh nghiệp giảm bớt khó khăn và thách thức về quy tắc xuất xứ. Bởi trên thực tế, nhiều chuỗi sản xuất hàng hóa của Việt Nam còn phụ thuộc vào nguồn cung nguyên liệu (như sản phẩm điện tử, dệt may, giày dép, thực phẩm chế biến…) từ nhiều quốc gia thuộc nhóm RCEP (chẳng hạn Trung Quốc, Hàn Quốc…). Chẳng hạn, trong chuỗi sản xuất ngành dệt may, 80% nguyên liệu phải nhập khẩu từ nước ngoài, nhiều nhất là từ Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc. Trong khi đó, theo nội dung cam kết các hiệp định thương mại (FTA) giữa ASEAN và Nhật Bản, nếu sản phẩm có vải do Nhật Bản và các nước ASEAN sản xuất và được may tại Việt Nam, thì sẽ được miễn thuế khi XK sang Nhật Bản. Nếu vải được sản xuất bên ngoài khu vực và được may tại Việt Nam, thì thành phẩm XK sang Nhật Bản sẽ phải chịu mức thuế 9 - 10%. Nói cách khác, ngành dệt may khó có thể tận dụng các ưu đãi về thuế. Do đó, việc gia nhập RCEP sẽ giúp giảm bớt các khó khăn và thách thức về quy tắc xuất xứ, góp phần tạo ra những chuỗi giá trị khu vực mới và giúp doanh nghiệp tận dụng tốt hơn các ưu đãi thuế quan trọng.
“Tính bổ sung cao hơn và mức độ cạnh tranh ít hơn mang lại triển vọng mở rộng thương mại lớn hơn khi thuế quan và hàng rào phi thuế được gỡ bỏ” - ông Nguyễn Anh Dương nhận định.
Về phía nhập khẩu, RCEP cũng mở ra cơ hội cho Việt Nam tiếp cận dễ dàng hơn với các thị trường xuất khẩu hàng hóa đa dạng cả về loại hình và giá cả của các nước đối tác. Các quy định về xóa bỏ và cắt giảm thuế quan sẽ giúp doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội nhập khẩu nguyên vật liệu và máy móc từ các nước có trình độ khoa học kỹ thuật cao, với mức giá thấp hơn. Nhờ vậy, doanh nghiệp có thể tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm và giảm chi phí sản xuất, góp phần tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu Việt Nam trên thị trường quốc tế.
“Tuy nhiên việc nhìn nhận và xử lý hiệu quả nhập siêu gắn với đầu tư nước ngoài ở thị trường RCEP là một thách thức lớn, thậm chí trở nên phức tạp hơn. Việc sàng lọc chất lượng của dự án FDI là chủ trương đúng, nhưng thực hiện không dễ sau khi RCEP đi vào thực thi. Bên cạnh đó, việc kiểm soát dòng vốn đầu tư nước ngoài từ RCEP và hệ lụy đối với kinh tế vĩ mô vẫn là một vấn đề phức tạp và khó khăn trong cân đối giữa thu hút, bảo vệ nhà đầu tư và quyền xây dựng chính sách của Việt Nam. Những thách thức này ít nhiều đều ảnh hưởng đến mức độ tự chủ của nền kinh tế Việt Nam, song vẫn có thể xử lý được. Dù vậy, xử lý thách thức về thể chế phụ thuộc vào mức độ toàn diện trong cách tiếp cận của Việt Nam, và khó có thể hiệu quả nếu nhìn nhận vấn đề thương mại và đầu tư nước ngoài một cách rời rạc khi thực hiện RCEP...”, Viện trưởng Viện CIEM nhấn mạnh.
Để tăng cường tính tự chủ của nền kinh tế khi thực hiện RCEP, yếu tố cải cách càng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Trong đó, hài hòa hóa quá trình cải cách thể chế khi thực hiện các FTA có ý nghĩa quan trọng. Trước hết, Việt Nam cần tiếp tục thực hiện các cải cách đối với nền tảng kinh tế vĩ mô nói chung, bao gồm cả chính sách cạnh tranh, môi trường kinh doanh, các thị trường nhân tố sản xuất. Những cải cách ấy phải đặt trên một nền tảng chính sách để duy trì ổn định, tăng cường sức chống chịu của nền kinh tế.
Hai là chính sách đầu tư phải ở vị trí trung tâm, gắn với định hướng về những ngành cần ưu tiên phát triển và ngành cần thúc đẩy tự do cạnh tranh, mức độ tham gia chuỗi giá trị ở khu vực RCEP, mức độ tự chủ trong thu hút, sử dụng các dự án FDI từ khu vực RCEP. Chính sách thương mại cần có sự nhất quán với chính sách đầu tư, qua đó góp phần xử lý hiệu quả, hài hòa hơn vấn đề nhập siêu và nhập khẩu hàng trung gian, đồng thời phù hợp với sự tham gia của doanh nghiệp trong nước vào chuỗi giá trị. Bên cạnh đó, Việt Nam cần xử lý các điểm nghẽn về hạ tầng và nguồn nhân lực, trong đó có sự tham gia của các nhà đầu tư và đối tác nước ngoài ở trình độ phù hợp…
Tin liên quan
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
13:43 | 21/01/2025 Kinh tế
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
16:22 | 21/01/2025 Xuất nhập khẩu
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
16:04 | 22/01/2025 Xuất nhập khẩu
Nét nổi bật về xuất nhập khẩu năm 2024
17:14 | 20/01/2025 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Kỷ lục hơn 205 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
10:52 | 15/01/2025 Infographics
Khó khăn, thách thức có thể trở thành “áp lực tích cực” để cải cách kinh tế
07:47 | 15/01/2025 Kinh tế
Thương mại với Trung Quốc đạt kỷ lục 200 tỷ USD, thâm hụt của Việt Nam ngày càng lớn
15:49 | 14/01/2025 Xuất nhập khẩu
Kim ngạch tăng đột biến, tạo cơ hội lớn xuất khẩu cá tra sang Mỹ
14:56 | 14/01/2025 Kinh tế
TPHCM: Đảm bảo nguồn cung và chất lượng hàng hóa phục vụ Tết Ất Tỵ 2025
14:23 | 14/01/2025 Kinh tế
Cần đảm bảo hài hoà lợi ích khi xây dựng, áp dụng bảng giá đất mới
21:16 | 10/01/2025 Kinh tế
Chính sách mới của Hoa Kỳ tác động thế nào đến thương mại và đầu tư
14:24 | 08/01/2025 Kinh tế
Tín dụng cả năm 2024 tăng hơn 15%, nỗ lực hơn nữa để giảm lãi suất cho vay
17:23 | 07/01/2025 Kinh tế
TPHCM đột phá xúc tiến thương mại, thúc đẩy xuất khẩu tăng trưởng 2 con số
08:04 | 07/01/2025 Kinh tế
Xuất khẩu rau quả hướng đến mục tiêu 10 tỷ USD
16:45 | 06/01/2025 Xuất nhập khẩu
Câu chuyện thành công trên Amazon: Lời khẳng định cho tiềm năng sản xuất của Việt Nam
14:26 | 06/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Thủ tướng: ASEAN bước vào kỷ nguyên thông minh với tâm thế sẵn sàng “nghĩ sâu làm lớn”
Quan chức ngoại giao Nga thấy "cơ hội nhỏ" đàm phán với chính quyền mới ở Mỹ
Cuộc bứt phá trên thị trường châu Âu của thương hiệu ôtô Trung Quốc
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics