RCEP góp phần thúc đẩy cải cách thể chế
RCEP hiện đang trong quá trình đàm phán. TS. Võ Trí Thành, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế trung ương trao đổi với Báo Hải quan về ý nghĩa của Hiệp định này và đưa ra một số khuyến nghị quan trọng.
Thưa ông, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực đang dịch chuyển mạnh mẽ, chủ nghĩa bảo hộ đang trỗi dậy và tương lai của Hiệp định Đối tác kinh tế Thái Bình Dương (TPP) khó đoán biết, RCEP có vai trò như thế nào?
Một cách khái quát nhất, RCEP có vai trò quan trọng trong việc tăng cường hợp tác kinh tế và thúc đẩy các quốc gia trong khu vực ASEAN, đồng thời thúc đẩy hợp tác sâu rộng hơn giữa Việt Nam và Nhật Bản. Mặc dù Việt Nam có thể đã ký kết một số FTA với từng nước nói trên và họ cũng đã ký kết với nhau, nhưng việc có một hiệp định như RCEP vẫn cần thiết, vì nó giúp nâng cấp mối quan hệ hợp tác, mở ra một thị trường liên thông rộng lớn hơn, như thế chi phí phải trả cho hội nhập cũng sẽ giảm xuống, tạo ra môi trường kinh doanh tốt hơn.
Điểm cần lưu ý là với các nền kinh tế trong RCEP thì cấu trúc thương mại mang tính cạnh tranh hơn là bổ sung, nói cách khác là các nền kinh tế đó có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam. Muốn đứng vững và phát triển trong khối thị trường đó, cả Nhà nước lẫn các doanh nghiệp Việt Nam đều cần nỗ lực nâng cao khả năng cạnh tranh của mình.
Dù sao đi nữa, tôi cho rằng việc thực hiện Hiệp định – một khi nó được ký kết và triển khai – vẫn tạo ra một thị trường rộng lớn hơn và cơ hội vẫn lớn hơn, nhờ chi phí liên thông giữa các nền kinh tế giảm đi. Hiệp định tạo ra cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam vươn lên và nhập cuộc, không chỉ là trong lĩnh vực thương mại, mà cả về đầu tư, sản xuất, tham gia vào chuỗi giá trị… Là hiệp định chất lượng cao hơn, đòi hỏi cao hơn so với FTA song phương, RCEP sẽ góp phần thúc đẩy cải cách thể chế, tương tự như TPP vậy.
RCEP cũng có nội dung hỗ trợ dành cho các nước ít phát triển hơn, giúp thu hẹp dần khoảng cách phát triển. Ông có thể cho biết một cách ngắn gọn kỳ vọng của Việt Nam đối với các đối tác phát triển hơn trong RCEP?
Điều này còn phụ thuộc vào kết quả đàm phán của chúng ta, mà Hiệp định thì đang tiếp tục được đàm phán. Cũng phải nói thêm rằng kết quả của việc thu hẹp khoảng cách phát triển không chỉ phụ thuộc vào đối tác, mà phụ thuộc rất lớn vào chính chúng ta. Tận dụng ưu thế hội nhập chính là thách thức lớn nhất đối với các nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam.
Một ví dụ khá điển hình: Việt Nam và Nhật Bản thời gian qua đã rất thành công trong hợp tác trong lĩnh vực xe máy, tuy nhiên lại chưa thành công đối với lĩnh vực công nghiệp ôtô. Bên cạnh việc Nhật Bản chưa coi thị trường Việt Nam là trọng tâm đầu tư phát triển nên quá trình chuyển giao công nghệ, kỹ thuật còn hạn chế, thì còn có việc Việt Nam chưa đưa ra được những chính sách ổn định và phù hợp, hài hòa được lợi ích của tất cả các bên: Nhà nước, nhà đầu tư, người tiêu dùng; trong đó có việc phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ - điều kiện căn cốt để hình thành chuỗi sản xuất lớn… Đây chính là một bài học cho việc triển khai thực hiện RCEP.
Tại nhiều diễn đàn, có thể thấy không phải không còn những ý kiến băn khoăn về lợi ích thực sự mà RCEP nói riêng và hội nhập nói chung đem lại. Ông có bình luận gì?
Tôi nghĩ khi lựa chọn đường hướng phát triển bao giờ cũng phải tỉnh táo nhìn nhận vấn đề từ nhiều khía cạnh, đừng thuần túy cảm xúc. Cảm xúc rất quan trọng và là yếu tố cần phải tính đến, nhưng nếu để cảm xúc chi phối mà thiếu đi những lập luận được hỗ trợ bằng lý thuyết, bằng thực chứng thì chúng ta sẽ bị sai lệch về định hướng chính sách và tầm nhìn.
Chúng ta nhìn thấy những tác động rất tiêu cực về môi trường, xã hội, tác dụng lan tỏa hạn chế của một số dự án FDI và giận dữ về điều đó, nhưng không thể phủ nhận nền kinh tế không thể không có FDI. Chủ nghĩa bảo hộ đang dâng trào ở nhiều nơi trên thế giới gắn liền với xúc cảm một cách hơi thái quá. Mở cửa hội nhập ắt sẽ làm một bộ phận trong xã hội phản đối vì cho rằng người lao động trong nước bị mất việc làm, mất thu nhập. Có vấn đề thật, nhưng vì một bộ phận ấy thì ta nên đóng cửa hay ta tiếp tục hội nhập? Ngược lại, hội nhập đem lại những kết quả rất lớn nhưng không giải quyết được mọi vấn đề. Hội nhập phải gắn với cải cách trong nước, phải có công cụ khác để điều chỉnh những vấn đề phát sinh trong quá trình ấy thì mới giảm thiểu tác động tiêu cực. Tiếp tục hội nhập, hay đóng cửa, hay hội nhập theo một cách thức khôn ngoan để đem lại lợi ích cho tất cả các bên? Chúng ta phải lựa chọn sau khi đã đánh giá toàn diện, có như thế mới thiết kế chính sách đúng đắn, hiệu quả được.
Xa hơn một chút, nhưng rất liên quan, là câu chuyện cổ phần hóa (CPH) doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp nhà nước nói riêng. Đôi khi xúc cảm khiến chúng ta chỉ muốn dành phần cho nhà đầu tư trong nước, muốn giữ lại một thương hiệu đã tồn tại lâu đời. Điều ấy không hề sai, nhưng vừa muốn CPH nhanh, vừa muốn có nhà đầu tư chiến lược có tầm, có tiềm lực tài chính mạnh mà lại cứ ngồi đợi đáp ứng các tiêu chí trên thì lại hỏng việc; CPH sẽ dậm chân tại chỗ.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Đổi mới phương thức xúc tiến thương mại cho các sản phẩm đặc sản địa phương
16:20 | 25/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2025 có gì mới?
15:01 | 25/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Nâng cao chất lượng lao động xuất khẩu đáp ứng nhu cầu mới
09:00 | 25/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phấn đấu GDP vượt 8%
08:20 | 25/12/2024 Người quan sát
TP Hồ Chí Minh tìm giải pháp phát triển nguồn nhân lực AI
16:29 | 24/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
15:46 | 23/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Báo động tai nạn tự chế pháo nổ
13:51 | 22/12/2024 Người quan sát
Đột phá cho chuyển đổi số
06:51 | 22/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng chỉ đạo phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP năm 2025 đạt trên 8%
15:53 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chuyển đổi số - xu hướng tất yếu trong hoạt động giáo dục và đào tạo
10:41 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Ngân hàng Thế giới: Kinh tế toàn cầu ổn định, Việt Nam tăng trưởng vượt trội
09:06 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thích ứng và đổi mới trong môi trường toàn cầu luôn biến động
07:45 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổ chức trưng bày các thành tựu xây dựng Lực lượng vũ trang nhân dân
16:31 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Generali Việt Nam được vinh danh Top 10 sản phẩm dịch vụ tin dùng năm 2024
Thị trường Halal: Cửa đã rộng mở, làm sao để khai thác
Năm 2025: Mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa khoảng 12%
Lạng Sơn: Thu giữ trên 2 tấn lòng bò không rõ nguồn gốc xuất xứ
Hải quan Bình Phước: Thu ngân sách vượt dự toán 18%
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics