Rà soát các chính sách để bịt kẽ hở khi thực thi thuế tối thiểu toàn cầu
Chuyên gia kinh tế, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh. |
Xin cho biết đánh giá của ông về những nội dung quan trọng tại dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu đang được Bộ Tài chính xây dựng?
Việc áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu (TTTC) rất quan trọng và cần thiết đối với chính phủ các quốc gia đã tham gia Diễn đàn hợp tác toàn cầu về BEPS nhằm thực thi sáng kiến chống xói mòn cơ sở thuế và chuyển dịch lợi nhuận với Khung giải pháp Hai trụ cột, trong đó Trụ cột thứ hai đặt ra mức thuế tối thiểu toàn cầu 15% đối với các công ty đa quốc gia nhằm ngăn các công ty này chuyển lợi nhuận sang quốc gia có thuế suất thấp để tránh thuế. Hầu hết các đối tác lớn của chúng ta đã có quyết định sẽ thực hiện thuế TTTC từ ngày 1/1/2024, nếu chúng ta không thực hiện thì chúng ta sẽ mất một nguồn thu từ thuế TNDN, trong khi đó, các ưu đãi cho DN thuộc đối tượng chịu thuế TTTC cũng sẽ không còn ý nghĩa. Nếu chúng ta không thu thuế theo mức tối thiểu thì quốc gia có công ty mẹ hoặc một nước thứ 3 sẽ giành được quyền thu thuế.
Đối với các DN Việt Nam đầu tư ra nước ngoài cũng thế, nếu như chúng ta không thực hiện thu theo quy định thuế TTTC thì có thể nước nhận đầu tư họ không thu phần thuế chênh lệch, nhưng nếu DN của chúng ta đầu tư thông qua một quốc gia trung gian thì quốc gia này sẽ thu phần thuế đó, và như vậy, chúng ta cũng mất cả nguồn thu đối với DN Việt Nam đầu tư ra nước ngoài. Nguồn thu ngân sách nhà nước là vấn đề quan trọng, nhưng vấn đề quan trọng nhất ở đây là làm sao để chúng ta không bị thiệt thòi với cộng đồng quốc tế và vẫn đảm bảo được ưu đãi đối với những DN đã và đang đầu tư vào Việt Nam. Muốn vậy, chúng ta phải thực hiện thuế TTTC sớm nhất, trong đó có việc chúng ta thực hiện nội luật hóa thuế TTTC, có thể theo cách giống như Singapore, theo đó, họ có thể xem xét mức thu cho các DN phù hợp với điều kiện hoàn cảnh cụ thể của quốc gia bằng các luật thuế nội địa.
Trong khoảng thời gian ngắn, Việt Nam đã bước đầu xây dựng chính sách thực thi quy định của OECD về thuế TTTC? Ông nhìn nhận như thế nào về tiến trình xây dựng cơ chế chính sách về thuế TTTC đến thời điểm này?
Rõ ràng công tác xây dựng chính sách thuế TTTC đã có sự chuyển biến. Từ đầu năm đến nay, đặc biệt là từ tháng 2, tháng 3, Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế, các cơ quan Chính phủ nhận định phải gấp rút chuẩn bị trong bối cảnh các quốc gia xung quanh chúng ta và những quốc gia đối tác quan trọng khác đã xác định sẽ áp dụng thuế TTTC từ năm 2024. Tuy nhiên, dù gấp rút, khẩn trương nhưng cũng đòi hỏi phải dành mọi nguồn lực thực hiện việc ban hành các cơ chế chính sách, nội luật hóa các yêu cầu cũng như thực thi các vấn đề để có thể áp dụng thuế TTTC từ 1/1/2024 theo thông lệ quốc tế cũng như theo các yêu cầu của thuế TTTC.
Đây là sự nỗ lực rất lớn của Tổng cục Thuế cũng như Bộ Tài chính, Chính phủ và các cơ quan liên quan. Các cơ quan này vừa phải nghiên cứu, xem xét kinh nghiệm của các quốc gia đã có các văn bản liên quan đến việc áp dụng thuế TTTC vưa phải xem xét các điều kiện của Việt Nam để từ đó có cách thức xử lý phù hợp. Với những vấn đề chưa nhuần nhuyễn thì việc chúng ta ban hành nghị quyết của Quốc hội cũng là một trong những vấn đề rất quan trọng. Việc ban hành nghị quyết, văn bản gần tương đương với luật giúp chúng ta thực hiện được thuế TTTC như là một luật thay cho những quy định trước đây đã được Quốc hội, Chính phủ ban hành trong các chính sách thuế cũng như các ưu đãi dành cho các DN trong nước và nước ngoài. Mặt khác trên cơ sở thực tiễn triển khai, chúng ta có những bài học kinh nghiệm, có thời gian để xem xét, nghiên cứu, hoàn chỉnh, chuẩn bị đầy đủ trước khi ban hành luật. Có thể nói, ban hành nghị quyết đảm bảo tính kịp thời để thực hiện các yêu cầu, nhưng cũng dễ dàng trong việc sửa đổi.
Theo ông, đâu là những điều cần lưu ý khi triển khai thuế TTTC để đảm bảo đạt được mục tiêu đề ra?
Tôi cho rằng trước hết chúng ta cần phân ra từng đối tượng, từng loại công việc để xem xét, có cơ chế chính sách phù hợp, trên cơ sở đó đảm bảo thực thi được các cơ chế, chính sách mà vẫn đảm bảo được yêu cầu đề ra. Việc phân theo loại hình DN và các đối tác, chủ thể cho thấy có những chủ thể đã được hưởng ưu đãi, nhưng cũng có rất nhiều chủ thể chưa hưởng lợi ích từ chính sách ưu đãi, do đó phải có những cư xử khác nhau với các nhóm lợi ích, đặc biệt là với những DN, tập đoàn lớn hay những DN vừa đầu tư và được hưởng ưu đãi khi đầu tư vào Việt Nam. Để làm được điều này, phải có sự đàm phán để cùng với DN bàn cách tháo gỡ, đảm bảo không vi phạm quy định của thuế TTTC, bởi thuế TTTC không cho phép có những phương thức bù trừ. Rõ ràng, phải có các phương thức khác phù hợp và được đối tác đồng thuận. Đồng thời, phải có cơ chế chính sách phù hợp trong việc hỗ trợ các DN để họ giảm được các chi phí, từ đó cải thiện được môi trường đầu tư cũng như đáp ứng được yêu cầu khác để các DN tiếp tục đầu tư vào Việt Nam một cách tốt hơn trên cơ sở lợi ích kinh tế họ được hưởng ở mức độ phù hợp mặc dù không còn ưu đãi thuế.
Tôi cho rằng, điều này rất khó, không đơn giản. Cần phải xem xét, chỉnh sửa, thậm chí liên quan đến việc chỉnh sửa các luật như Luật Ngân sách nhà nước, các luật thuế. Các cơ quan, ban ngành cần rà soát lại tất cả các chính sách để bịt các kẽ hở khi không thực hiện các cơ chế ưu đãi thuế nữa nhưng lại phải có cơ chế thay thế tương ứng. Đặc biệt, đối với các hoạt động trong nền kinh tế quốc dân hiện nay, việc đơn giản hóa thủ tục hành chính, số hóa hoạt động của Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan cũng như của một số cơ quan Chính phủ góp phần làm giảm các chi phí phi chính thức, giảm chi phí tiếp cận chính sách, tiếp cận thị trường, giúp cho các DN có thể giảm được các chi phí trong sản xuất, kinh doanh, tạo ra mối quan hệ hai chiều bình đẳng giữa nhà đầu tư với nhà quản lý, nhà nước và giữa người lao động với chủ sở hữu các doanh nghiệp, trên cơ sở đó có thể tạo được sự đồng thuận.
Cũng cần lưu ý, trên thực tế có nhiều đề xuất cụ thể của các DN, tuy nhiên, chúng ta phải cẩn trọng xem xét các đề xuất của DN, nếu đề xuất không phù hợp với quy định thì phải lý giải với DN để hai bên cùng tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực thi luật thuế TTTC.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Phát triển thương mại biên giới cần đồng bộ chính sách
14:17 | 01/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Nhiều nền tảng và động lực cho kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ
14:19 | 01/11/2024 Kinh tế
Phát triển khu thương mại tự do: 'Cú hích' để Đà Nẵng phát triển
16:18 | 31/10/2024 Kinh tế
Cuối tháng 10/2024, còn hơn 2% vốn đầu tư công chưa được phân bổ
12:51 | 02/11/2024 Tài chính
Hoàn thiện pháp luật về thuế xuất nhập khẩu theo hướng miễn giảm đúng đối tượng
09:31 | 02/11/2024 Hải quan
Nhà đầu tư cá nhân được quyền đầu tư trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ
17:41 | 01/11/2024 Chứng khoán
Tăng tính chủ động, phân quyền mạnh hơn khi sửa đổi 7 luật về tài chính
08:57 | 01/11/2024 Tài chính
Kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo an toàn nợ công quốc gia năm 2024
07:52 | 01/11/2024 Tài chính
Còn áp lực lên mặt bằng giá, phấn đấu CPI bình quân không vượt quá 4%
21:37 | 30/10/2024 Tài chính
Chuyển quyền cho Chính phủ miễn, giảm, xử lý tiền phạt chậm nộp thuế là phù hợp
20:41 | 29/10/2024 Tài chính
Chính sách thuế bất động sản hướng đến quản lý chặt chẽ, chống lãng phí nguồn lực đất đai
20:29 | 29/10/2024 Tài chính
Chính sách tài khoá cần trở lại trạng thái bình thường trong giai đoạn mới
14:54 | 29/10/2024 Tài chính
Sẽ áp thuế GTGT đối với hàng hoá giá trị nhỏ
14:48 | 29/10/2024 Tài chính
Sửa đổi Luật Thuế GTGT: Không cho phép hoàn thuế với hàng tạm nhập tái xuất
14:45 | 29/10/2024 Tài chính
"Giá phân bón tăng giảm không do thuế"
14:39 | 29/10/2024 Tài chính
Dự án "1 luật sửa 7 luật": Chi cục thuế có thẩm quyền quyết định hoàn thuế?
11:18 | 29/10/2024 Tài chính
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Khởi tố Công ty Biomass buôn lậu “khí cười”
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
Mua bán thuốc online
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK