Quy hoạch năng lượng cần quan tâm tới điện hạt nhân
Nhiều chuyên gia năng lượng đánh giá cần tính đến việc tái khởi động điện hạt nhân trong tương lai. Ảnh: ST |
Nhìn lại cũ để xây mới
Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 dự kiến gồm 14 chương. Đến nay, quy hoạch này đã hoàn thành 5 chương đầu tiên gồm: Hiện trạng năng lượng quốc gia; tình hình thực hiện quy hoạch các phân ngành năng lượng; tình hình và dự báo phát triển kinh tế-xã hội; hiện trạng sử dụng năng lượng và tiềm năng tiết kiệm năng lượng; tiềm năng, khả năng khai thác, cung cấp và định hướng phát triển sản xuất các phân ngành năng lượng.
Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 dự kiến gồm 14 chương. Đến nay, các đơn vị đã hoàn thành 5 chương đầu tiên. Theo tiến độ xây dựng trong tháng 9/2020, chương 6-11 của quy hoạch sẽ được hoàn thành bao gồm: Phương án phát triển tổng thể năng lượng; phương án quy hoạch phát triển phân ngành than; phương án phát triển quy hoạch phân ngành dầu khí; phương án phát triển năng lượng mới và tái tạo; phương án quy hoạch phát triển điện lực; nhu cầu vốn đầu tư. Trong tháng 10/2020, 3 chương cuối từ 12-14 của quy hoạch sẽ được hoàn thành gồm: Cơ chế bảo vệ môi trường và phát triển bền vững; giải pháp và tổ chức thực hiện; kết luận và kiến nghị; nộp đề án quy hoạch cho Bộ Công Thương. |
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An cho biết, lập quy hoạch lần này có bối cảnh tương đối khác với những lần lập quy hoạch trước. Quy hoạch tổng thể về năng lượng được đặt ra với yêu cầu mới trong việc giải quyết các vấn đề phát triển hài hòa các phân ngành năng lượng trong nền kinh tế, đưa ra một quy hoạch động và mở hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động quản lý nhà nước trong ngành năng lượng.
Đánh giá tổng quan về phát triển năng lượng, dự báo phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu năng lượng, TS. Nguyễn Ngọc Hưng, Viện Năng lượng (Bộ Công Thương) cho hay, hiện trạng than và sản phẩm dầu có tỷ trọng cao trong tổng cung cấp năng lượng sơ cấp. Tỷ lệ phụ thuộc năng lượng nhập khẩu tăng mạnh trong những năm gần đây do sản lượng xuất khẩu giảm mạnh và nhập khẩu than tăng mạnh. Bên cạnh đó, năng lượng tái tạo trong phát điện có bước tiến mạnh mẽ trong thời gian gần đây do chính sách hỗ trợ; phát thải khí nhà kính trong hoạt động năng lượng đang tăng đánh kể. Đối với tiêu thụ năng lượng cuối cùng có sự chuyển dịch mạnh mẽ từ các dạng nhiên liệu khác sang điện. Công nghiệp và giao thông vận tải là hai ngành chiếm tỷ trọng tiêu thụ hàng đầu.
Dự báo, tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm xấp xỉ 7% giai đoạn 2021-2030, giảm xuống xấp xỉ 6% giai đoạn 2031-2040 và xấp xỉ 5% giai đoạn 2041-2050. Trên cơ sở đó, dự báo được đưa ra trong Quy hoạch tổng thể về năng lượng là tốc độ tăng nhu cầu năng lượng cuối cùng tăng trung bình 6,6% hàng năm giai đoạn 2021-2030 và giảm xuống 3,3% giai đoạn 2031-2050.
Theo ông Đỗ Hồng Nguyên, Trưởng ban Khoa học công nghệ thông tin và chiến lược phát triển, Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam (TKV), để xây dựng quy hoạch mới, trước tiên cần xem lại tại sao trong quy hoạch đề ra trước đây, các mục tiêu lại không đạt được 100%. Trong phần đánh giá về hiện trạng cần đánh giá kỹ hơn nữa về nguyên nhân khách quan, chủ quan. Khách quan đối với đơn vị thực hiện quy hoạch chính là cơ chế chính sách và yếu tố tác động bên ngoài. Ví dụ, với ngành khai thác mỏ thì khách quan là yếu tố tự nhiên. Có thể khi báo cáo địa chất có than nhưng khi khai thác vào lại không có than, cần đánh giá kỹ hơn tại sao ở chỗ nọ chỗ kia chưa đạt mục tiêu quy hoạch đề ra.
Vị này cũng nhấn mạnh đến thứ tự ưu tiên trong thực hiện các quy hoạch. Ông Nguyên dẫn chứng, thời gian qua các dự án than, điện, dầu khí hầu như không triển khai được như trong quy hoạch. Nguyên nhân liên quan đến quản lý nhà nước. Luật Quy hoạch mới nhất có hiệu lực từ ngày 1/1/2019. "Trước đây có quá nhiều quy hoạch, giờ có quy hoạch mới rồi, tính tương tác, thứ tự ưu tiên và hiệu lực các quy hoạch thế nào? Năng lượng là vấn đề an ninh thì ưu tiên ra sao trong thực hiện các quy hoạch?", ông Nguyên nói.
Nên đặt vấn đề phát triển điện hạt nhân
Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 xây dựng phương án quy hoạch kết cấu hạ tầng cho 4 phân ngành chính gồm: Phân ngành than, phân ngành dầu khí, phân ngành điện lực và phân ngành năng lượng tái tạo. Trong nội dung 5 chương đầu đã hoàn thành của quy hoạch này hoàn toàn không tính toán đến sự có mặt của điện hạt nhân.
Ông Trần Xuân Hòa, Chủ tịch Hội Khoa học công nghệ mỏ Việt Nam đánh giá, hiện nay nội dung quy hoạch mới đề cập chủ yếu tới những thông số đầu vào, các chương sau còn rất nhiều vấn đề. Vị Chủ tịch này nhấn mạnh trong Quy hoạch tổng thể về năng lượng nên đặt ra vấn đề quay lại phát triển điện hạt nhân. Điện hạt nhân so với các loại điện khác vẫn là an toàn cao. Việt Nam gần Trung Quốc, Trung Quốc đã xây dựng hàng chục nhà máy điện hạt nhân, trong đó có 3 nhà máy ngay sát biên giới Việt Nam. Vấn đề lo ngại an toàn thì đó là trách nhiệm của Bộ Công Thương, các viện nghiên cứu phải có nghiên cứu, cơ sở lập luận.
“Vừa rồi tôi rất tiếc chúng ta phải dừng điện hạt nhân khi đã đầu tư công phu vào đó hàng nghìn tỷ đồng. Tại Diễn đàn cấp cao về năng lượng do Ban kinh tế Trung ương tổ chức mới đây, nhiều nhà khoa học cũng đã đề cập phải quay trở lại điện hạt nhân mà trong quy hoạch này không thấy nói đến vấn đề đó”, ông Hòa nói.
Trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, TS. Nguyễn Mạnh Hiến-nguyên Viện trưởng Viện Năng lượng phân tích, sau năm 2030, Việt Nam sẽ thiếu năng lượng nghiêm trọng. Trong khi đó, than đã phải NK. Thủy điện cũng đã khai thác hết. Khí hiện nay cũng sắp sửa phải NK khí hóa lỏng. Nếu cứ tiếp tục không phát triển điện hạt nhân, Việt Nam sẽ phải NK rất nhiều khí hóa lỏng và than. Điều đó đồng nghĩa với việc an ninh năng lượng bị hạn chế rất nhiều. Để đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, đồng thời góp phần chống biến đổi khí hậu toàn cầu, nghĩa là giảm phát thải khí nhà kính thì nên giữ lại những địa điểm phát triển điện hạt nhân ở tỉnh Ninh Thuận, sau năm 2030 sẽ tiếp tục phát triển.
Về thời điểm tại sao lại phải chờ đến năm 2030 mới khởi động lại phát triển điện hạt nhân, TS. Nguyễn Mạnh Hiến phân tích: "Việt Nam dự kiến bắt đầu thiếu điện vào năm 2022-2023. Xây dựng một nhà máy điện hạt nhân mất khoảng 6-7 năm. Nếu ở thời điểm hiện tại ngay lập tức khởi động lại các dự án đang tạm dừng cũng không kịp để đến năm 2022-2023 bù đắp vào lượng điện thiếu hụt. Đó là chưa kể việc, nếu tính đến phát triển trở lại điện hạt nhân ngay cũng không có vốn".
Tin liên quan
Vinh danh các sản phẩm, công trình hiệu quả năng lượng năm 2024
21:40 | 20/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Thứ trưởng Bộ Công Thương: Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận có quy mô đầu tư hàng tỷ USD
21:44 | 07/12/2024 Kinh tế
Quy hoạch cửa khẩu: Những vấn đề đặt ra cho Lạng Sơn
07:46 | 06/12/2024 Kinh tế
Xuất khẩu 2024 có thể lập đỉnh mới hơn 400 tỷ USD
09:38 | 23/12/2024 Xuất nhập khẩu
Đánh thức tiềm năng dược liệu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
08:38 | 23/12/2024 Kinh tế
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
15:28 | 22/12/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
10:54 | 22/12/2024 Infographics
Xuất khẩu dừa bước vào chu kỳ tăng tốc
09:52 | 22/12/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu chính thức đạt gần 750 tỷ USD
18:24 | 20/12/2024 Xuất nhập khẩu
Cơ hội bền vững để hàng Việt Nam thâm nhập thị trường toàn cầu
08:00 | 20/12/2024 Kinh tế
Nắm bắt xu thế chuyển đổi xanh - Cơ hội sống còn của doanh nghiệp Việt Nam
07:53 | 20/12/2024 Kinh tế
Diễn biến nào của lãi suất cho vay trong năm 2025?
21:39 | 19/12/2024 Kinh tế
Nhập khẩu từ Trung Quốc cao kỷ lục đạt hơn 130 tỷ USD
14:40 | 19/12/2024 Xuất nhập khẩu
TP Hồ Chí Minh: Đa dạng hình thức hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa
07:46 | 19/12/2024 Kinh tế
Phòng vệ thương mại bảo vệ các ngành sản xuất trong nước
16:40 | 18/12/2024 Kinh tế
Thị trường xuất khẩu đầu tiên cán mốc 100 tỷ USD
16:38 | 18/12/2024 Xuất nhập khẩu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Thu giữ khoảng 11 tấn pháo trong các thùng hàng có hình quả táo
Thêm cẩu giàn được bố trí tại bến số 3, 4 cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng
Bridgestone thực hiện chính sách bảo vệ môi trường tại Việt Nam
Liên tiếp phát hiện nhiều cơ sở kinh doanh thực phẩm có dấu hiệu nhập lậu
Sau châu Á, Viettel High Tech tiếp tục mở rộng tại thị trường châu Mỹ
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics