Quảng cáo thực phẩm chức năng như thuốc chữa bệnh: Ai quản lý?
Trong năm 2020, 2021, website Cục An toàn thực phẩm (vfa.gov.vn) đã đăng 246 bài cảnh báo những sản phẩm thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe vi phạm quảng cáo. |
Mạo danh bác sĩ để quảng cáo
Lợi dụng dịch bệnh, trên các phương tiện thông tin đại chúng và các trang mạng xã hội, nhiều mặt hàng thực phẩm chức năng được quảng cáo có tác dụng như thuốc chữa bệnh khiến nhiều người hiểu lầm, sẵn sàng bỏ ra số tiền lớn để mua sử dụng thường xuyên. Trong đó, có nhiều quảng cáo mạo danh một số bác sĩ để tư vấn bán thuốc, thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc, hàng giả, kém chất lượng.
Bệnh viện Da liễu Trung ương đã nhiều lần đưa ra cảnh báo về chiêu trò lợi dụng dịch Covid-19, người dân ngại đi khám bệnh, không ít kẻ đã sử dụng hình ảnh, mạo danh bác sĩ của bệnh viện để tư vấn bán thuốc, thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc trên Facebook. Thậm chí, có đối tượng còn sử dụng những đoạn hình ảnh về hội nghị da liễu do bệnh viện tổ chức, sau đó chèn video quảng cáo thuốc của mình vào nhằm tạo lòng tin đối với người dân để bán thuốc, tư vấn khám, chữa bệnh. Tương tự, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cũng nhiều lần cảnh báo đến người dân về tình trạng mạo danh bác sĩ của bệnh viện để bán thuốc, thực phẩm chức năng, thuốc đông y, dịch vụ phẫu thuật thẩm mỹ, làm đẹp, dịch vụ điều trị các bệnh nan y.
Dù nhiều bệnh viện đã lên tiếng cảnh báo về việc mạo danh bác sĩ của bệnh viện nhưng nhiều người vì chủ quan nên vẫn mua phải những sản phẩm không rõ nguồn gốc.
Theo Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, ông T.V.Đ (Hoàn Kiếm, Hà Nội) vì xem quảng cáo trên YouTube thấy giới thiệu thuốc chữa bệnh cao huyết áp, chỉ một liều là khỏi vĩnh viễn. Người bán hàng còn tự xưng là bác sĩ làm việc tại Khoa Y học cổ truyền (Bệnh viện Trung ương Quân đội 108), nên ông Đ tin tưởng và đặt mua. Tuy nhiên, khi thuốc được chuyển đến trên vỏ thuốc lại ghi trị bệnh tiểu đường và để làm rõ sự việc, ông Đ. liên hệ với Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 thì phát hiện đã mua phải thuốc giả.
Ngoài ra, nhiều người vì tin theo các quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm chức năng, các phương pháp điều trị truyền miệng mà không tuân thủ hướng dẫn của ngành y tế gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc điều trị bệnh. Thời gian gần đây Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng liên tiếp cấp cứu, điều trị bệnh nhi bị thủng dạ dày, mắc Covid-19. Ông Trần Minh Cảnh, Phó Giám đốc Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng thông tin, qua khám, điều trị, các bác sỹ nghi ngờ các bệnh nhi bị thủng dạ dày có liên quan việc sử dụng thuốc khi trẻ mắc Covid-19. Ông Trần Minh Cảnh khuyến cáo, phụ huynh không nên tự ý sử dụng các thuốc chống viêm không Steroid (presnisolone, dexamethazon…) khi chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Các thuốc này thường thấy trong các gói thuốc không nhãn mác mà một số hiệu thuốc tự bán cho bệnh nhân, không có đơn thuốc của bác sĩ.
Bác sĩ Trương Hữu Khanh, nguyên Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TPHCM) cũng khuyến cáo, người dân không nên tin theo những loại thuốc bổ, thực phẩm chức năng được quảng cáo và rao bán trên thị trường, nhất là những sản phẩm không rõ nguồn gốc. Bởi đã có những trường hợp phải nhập viện do uống quá nhiều thuốc bổ gây suy thận, suy gan, thậm chí phải lọc máu.
Xử lý nghiêm các vi phạm về quảng cáo
Theo ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) nhiều doanh nghiệp quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm chức năng không đúng, đặc biệt là các quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội như: Zalo, Google, Facebook, Youtube... Trong năm 2020 và 2021, Cục An toàn thực phẩm đã xử phạt hành chính 76 đơn vị sản xuất, kinh doanh vi phạm về quảng cáo thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe với số tiền khoảng 3,8 tỷ đồng và buộc tháo gỡ các quảng cáo sai sự thật .
Qua công tác giám sát, hậu kiểm và thanh, kiểm tra, Cục An toàn thực phẩm đã phát hiện không ít trường hợp thuê địa điểm tại nhà dân để đào tạo sinh viên, bán thực phẩm chức năng trái phép; nhiều ca sĩ, diễn viên… quảng cáo sản phẩm không đúng công dụng; nhiều đơn vị giả mạo các đài truyền hình, lồng ghép video tinh vi để quảng cáo sai. Thậm chí có nhiều doanh nghiệp là chủ sở hữu bản công bố sản phẩm nhưng không thừa nhận và không đứng tên thực hiện các quảng cáo vi phạm, do vậy cơ quan chức năng không xác định được đối tượng vi phạm, nên không thể xử lý. Ông Phong kiến nghị, tới đây khi sửa đổi quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo cần quy định doanh nghiệp nào đang vi phạm về quảng cáo thì tạm dừng tiếp nhận hồ sơ công bố, quảng cáo mới.
Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, vẫn còn tồn tại tình trạng doanh nghiệp quảng cáo thực phẩm chức năng như thuốc chữa bệnh, tạo hiểu lầm cho người dân. Thời gian qua, dù Bộ Y tế, Bộ Thông tin Truyền thông, Bộ Công an... và các địa phương đã vào cuộc xử lý vi phạm quảng cáo thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe nhưng tình trạng này giảm không đáng kể. Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên đề nghị các bộ, ngành liên quan rà soát lại những văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến vấn đề quảng cáo, trong đó có quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, thực phẩm chức năng để có sự điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn hiện nay. Đồng thời xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, các văn nghệ sĩ quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, thực phẩm chức năng sai sự thật, quá công dụng của sản phẩm.
Tin liên quan
Thực phẩm xuất khẩu có cần bổ sung I-ốt?
22:43 | 18/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Nông sản thực phẩm xanh tạo ấn tượng với khách hàng quốc tế
14:47 | 13/11/2024 Kinh tế
Đột kích kiểm tra cơ sở có dấu hiệu sản xuất thực phẩm "dởm"
10:39 | 13/11/2024 An ninh XNK
Cần giới hạn quy mô, diện tích trong thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại
20:24 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét sai phạm của ông Vương Đình Huệ
20:01 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim
20:00 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Việt Nam-Malaysia nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện
19:50 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thông qua Luật Dược sửa đổi: Quản chặt giá thuốc, cho phép bán thuốc online
19:40 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Press cup 2024: Sự kiện thể thao được mong đợi hàng năm của báo giới cả nước
15:40 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng RON95-III về sát 20.500 đồng/lít
15:16 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
GE Vernova Foundation hỗ trợ người dân Việt Nam bị ảnh hưởng bởi bão Yagi
15:14 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Ban hành kế hoạch hành động quốc gia về phát triển kinh tế số giai đoạn 2024 - 2025
15:01 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thứ trưởng Bộ Tài Chính Võ Thành Hưng giữ chức Phó Chánh Văn phòng TW Đảng
09:21 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân lên đường thăm chính thức Malaysia
09:01 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Lương nhà giáo nên cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp
20:16 | 20/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
'Tôn vinh, bảo vệ, tạo môi trường thuận lợi để nhà giáo làm việc'
19:49 | 20/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Tín hiệu đáng khích lệ cho ngành bán lẻ Trung Quốc
Hải quan Quảng Bình: Tăng thu ngân sách nhờ thu hút doanh nghiệp
Lối đi cho hàng Việt trong cuộc đua thương mại điện tử
Nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do xu hướng phục hồi mạnh mẽ
Chuyến “xuất ngoại” không hẹn ngày về
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics