Quản lý vốn nhà nước cần tính đến tính chất đặc thù của các tổ chức tín dụng
Toạ đàm dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Ảnh: HD |
Tại Toạ đàm lấy kiến cho dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp tiếp tục được Bộ Tài chính phối hợp với Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tổ chức vào ngày 8/8/2024, ông Lê Anh Xuân, Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính – Kế toán (NHNN) cho hay, NHNN được giao làm đại diện chủ sở hữu tại 12 doanh nghiệp và tổ chức tín dụng.
Trong đó có 8 tổ chức tín dụng là 4 ngân hàng “big 4” (Agribank, Vietcombank, BIDV, VietinBank), 3 ngân hàng chuyển giao bắt buộc (CBBank, OceanBank, GPBank) và Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam (Co-opBank). Cùng với đó có 1 tổ chức tài chính là Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam; 3 doanh nghiệp là Nhà máy in tiền Quốc gia, Công ty TNHH MTV Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) và Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS).
Theo ông Lê Anh Xuân, tính đến cuối năm 2023, 12 doanh nghiệp và tổ chức tín dụng này có quy mô vốn điều lệ khoảng 233 nghìn tỷ đồng, tổng vốn chủ sở hữu là 170 nghìn tỷ đồng với tổng quy mô tài sản hơn 8,5 triệu tỷ đồng.
Đại diện NHNN cho hay, hiện việc quản lý vốn nhà nước tại các doanh nghiệp và tổ chức tín dụng đang được thực hiện theo Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp năm 2014 (gọi tắt là Luật 69) cùng nhiều nghị định, quy định liên quan của Chính phủ và NHNN. Trong đó, qua một vài lần sửa đổi, NHNN hiện quản lý theo Quyết định 1500/QĐ-NHNN năm 2021 về quy chế người đại diện chủ sở hữu trực tiếp, người đại diện phần vốn nhà nước tại tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính và doanh nghiệp do NHNN quản lý.
Tuy nhiên, ông Lê Anh Xuân cũng nhìn nhận, việc triển khai thi hành Luật 69 qua 10 năm đã có một số khó khăn, vướng mắc như định nghĩa doanh nghiệp do chủ sở hữu thành lập, phê duyệt đầu tư mua sắm tài sản, phân phối lợi nhuận… trong khi hoạt động của các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính có nhiều đặc thù và phải phù hợp với Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) vừa có hiệu lực từ 1/7/2024.
Cũng về vấn đề này, bà Phùng Nguyễn Hải Yến, Phó Tổng giám đốc Vietcombank đánh giá, dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp đang được Bộ Tài chính xây dựng và lấy ý kiến về cơ bản đã bám sát đúng “hơi thở” cuộc sống của các doanh nghiệp có vốn nhà nước, sửa đổi được những bất cập tại Luật 69 hiện hành.
Tuy nhiên, đại diện lãnh đạo Vietcombank đề nghị phải có sự nhất quán giữa các luật, trong đó, với đặc thù là tổ chức tín dụng thì phải thống nhất với Luật Các tổ chức tín dụng.
Chẳng hạn, liên quan đến phân phối lợi nhuận và các quỹ, với các tổ chức tín dụng, quy định này đã được cụ thể hoá tại Điều 148 Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024, nên quy định này tại dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp cần có sự thống nhất và tính đến tính chất đặc thù của tổ chức tín dụng.
Giải thích thêm về những băn khoăn của các doanh nghiệp về quản lý dòng vốn, ông Bùi Tuấn Minh, Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính) cho biết, dự thảo Luật đã bổ sung nhiều điểm mới, mạnh dạn đi theo hướng không quản lý pháp nhân doanh nghiệp như trước mà xác định Nhà nước chỉ là một nhà đầu tư vốn chuyên nghiệp. Trong quản lý, Nhà nước thực hiện quản lý phần vốn đầu tư, tức là quản lý phần cơ quan đại diện chủ sở hữu đầu tư vốn. Khi dòng tiền của Nhà nước đến đâu thì Nhà nước quản lý hoạt động đầu tư, qua đó phân cấp, phân quyền mạnh hơn và cân bằng giữa quản lý và đầu tư, giữa cơ quan chủ sở hữu và doanh nghiệp.
Về phân phối lợi nhuận, ông Phạm Phan Dũng, nguyên Vụ trưởng Vụ Tài chính ngân hàng (Bộ Tài chính), thành viên Ban soạn thảo dự thảo Luật cho hay, các ngân hàng thương mại có vốn nhà nước hiện nay cần tăng vốn điều lệ để tăng huy động vốn, từ đó mới đẩy mạnh được cho vay. Lâu nay, vấn đề tăng vốn cho khối ngân hàng có vốn nhà nước còn nhiều khó khăn. Gần đây, Quốc hội đã cho phép Agribank tăng vốn điều lệ từ lợi nhuận để lại sau thuế.
Vì thế, dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã nêu ra 3 phương án phân phối lợi nhuận, trích lập Quỹ đầu tư phát triển để tại doanh nghiệp với tỷ lệ 50%, 80% và 100% lợi nhuận sau thuế. Ông Dũng cho biết, đa số doanh nghiệp đề nghị ở mức 50-80% là phù hợp, nếu được Quốc hội thông qua quy định này thì các tổ chức tín dụng sẽ có thêm vốn phục vụ nền kinh tế bởi đây là nguồn quỹ để tại doanh nghiệp thì doanh nghiệp phải tìm cách sử dụng và bảo toàn nguồn vốn hiệu quả.
Ông Bùi Tuấn Minh cũng nhấn mạnh, quỹ đầu tư phát triển để tại doanh nghiệp trích từ lợi nhuận sau thuế là của chủ sở hữu, thuộc về quyền của chủ sở hữu, không phải quyền của doanh nghiệp, nhưng sẽ tiếp thu, nghiên cứu ý kiến của các doanh nghiệp về tỷ lệ để lại nhằm đảm bảo trong sử dụng quỹ.
Tin liên quan
Eximbank phủ nhận thông tin bị thanh tra hoạt động cấp tín dụng
14:21 | 19/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Đổi mới, sắp xếp doanh nghiệp nhà nước: Phải bắt đầu từ thể chế
08:29 | 19/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Củng cố “sức khoẻ” tài chính cho doanh nghiệp nhà nước
21:47 | 10/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Số liệu chính xác giúp quản lý hiệu quả tài sản công
16:42 | 22/11/2024 Tài chính
Quốc hội xem xét bổ sung, tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá, bia rượu
12:59 | 22/11/2024 Tài chính
Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, không ưu đãi cho các ngành nghề trùng lắp, dàn trải
12:52 | 22/11/2024 Tài chính
Nguồn thu tiền sử dụng đất chưa đạt, chưa đủ chi cho đầu tư công
11:16 | 22/11/2024 Tài chính
Ra mắt sản phẩm trợ lý ảo hỗ trợ người nộp thuế
16:27 | 21/11/2024 Thuế - Kho bạc
Ngành Thuế phấn đấu tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên tăng thêm dự toán 2025
16:20 | 20/11/2024 Thuế - Kho bạc
Các công ty chứng khoán sẵn sàng cho “sân chơi Non-Prefunding”
13:15 | 20/11/2024 Tài chính
Quản lý chặt chẽ nợ công, đảm bảo an toàn tài chính quốc gia năm 2025
08:39 | 20/11/2024 Tài chính
Học viện Tài chính tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo
19:43 | 19/11/2024 Tài chính
Sửa tên gọi dự thảo 1 luật sửa 7 luật thuộc lĩnh vực tài chính
16:24 | 19/11/2024 Tài chính
Bộ Tài chính Mỹ tiếp tục xác định Việt Nam không thao túng tiền tệ
14:50 | 17/11/2024 Tài chính
Minh bạch thông tin giúp nâng cao vị thế của doanh nghiệp niêm yết
10:40 | 16/11/2024 Tài chính
Triệt để cắt giảm các nhiệm vụ chi không thực sự cấp bách để dành chi đầu tư phát triển
20:39 | 15/11/2024 Tài chính
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
Giúp người tiêu dùng “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics