Facebook Twitter youtube Tiktok

Quản lý hiện đại đối với loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu chế xuất là tất yếu

(HQ Online) - Doanh nghiệp gia công, sản xuất xuất khẩu, chế xuất chiếm hơn 10% tổng số doanh nghiệp xuất nhập khẩu, kim ngạch nhập khẩu chiếm trên 50% tổng kim ngạch nhập khẩu. Để theo dõi, quản lý được số lượng lớn doanh nghiệp này đòi hỏi cơ quan Hải quan phải có phương thức và biện pháp quản lý phù hợp.
Hải quan chia sẻ kinh nghiệm quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu, chế xuất
Chính sách thuế đối với tái nhập hàng xuất khẩu bị trả lại của doanh nghiệp chế xuất
Từng bước hiện đại hóa quản lý gia công, sản xuất xuất khẩu
Hoạt động nghiệp vụ của công chức Chi cục Hải quan Quản lý hàng Đầu tư-Gia công (Cục Hải quan Hà Nội). 	Ảnh: N.Linh
Hoạt động nghiệp vụ của công chức Chi cục Hải quan Quản lý hàng Đầu tư-Gia công (Cục Hải quan Hà Nội). Ảnh: N.Linh

Thu thập dữ liệu chưa tập trung

Số lượng doanh nghiệp mở tờ khai theo loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu, chế xuất trong năm 2021 là hơn 10.100 doanh nghiệp; năm 2022 số doanh nghiệp mở tờ khai theo loại hình này tăng gần 2% lên gần 10.300 doanh nghiệp. Hoạt động gia công, nhập nguyên liệu để sản xuất xuất khẩu, chế xuất phát sinh tại hầu hết các địa bàn cả nước.

Theo Cục Giám sát quản lý về hải quan, với đặc thù loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu, chế xuất việc hoàn thiện rà soát, xác định các bài toán nghiệp vụ liên quan đến hàng hoá gia công, sản xuất xuất khẩu, chế xuất và hoàn thiện xây dựng các yêu cầu quản lý, chỉ tiêu thông tin đáp ứng theo mô hình Hải quan số là một trong những nhiệm vụ trọng tâm cần thực hiện trong thời gian tới.

Với định hướng dài hơi, thời gian qua, hoạt động quản lý hải quan đối với loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu, chế xuất từng bước được hiện đại hóa, đơn cử như quản lý hải quan đối với doanh nghiệp chế xuất.

Hoạt động của doanh nghiệp chế xuất hiện nay nhận được rất nhiều ưu đãi về thủ tục hải quan và chính sách thuế. Một số trường hợp theo quy định doanh nghiệp chế xuất được quyền lựa chọn thực hiện hay không thực hiện thủ tục hải quan. Các doanh nghiệp chế xuất đa phần hoạt động trong khu chế xuất, khu công nghiệp, có hàng rào riêng biệt. Đa phần là các doanh nghiệp nước ngoài, phần lớn các doanh nghiệp được đánh giá là chấp hành tốt pháp luật hải quan, tuy nhiên vẫn tiềm ẩn những rủi ro nhất định.

Năm 2022, Tổng cục Hải quan đã ban hành Quyết định 247/QĐ-TCHQ ngày 2/3/2022 quy định về cách thức kết nối, trao đổi dữ liệu hệ thống camera giám sát của doanh nghiệp chế xuất với cơ quan Hải quan theo khoản 10 Điều 1 Nghị định 18/2021/NĐ-CP và việc giám sát hải quan đối với doanh nghiệp chế xuất thông qua hệ thống camera. Theo đó, quy định này hướng dẫn cách thức kết nối, trao đổi dữ liệu hệ thống camera giám sát của doanh nghiệp chế xuất; yêu cầu về lưu trữ dữ liệu hình ảnh camera của doanh nghiệp chế xuất; các giải pháp bảo mật trong trao đổi dữ liệu camera theo quy định tại khoản 10 Điều 1 Nghị định 18/2021/NĐ-CP ngày 11/3/2021 của Chính phủ và hướng dẫn công tác giám sát hải quan đối với hàng hoá là đối tượng không chịu thuế của doanh nghiệp chế xuất thông qua hệ thống camera giám sát.

Trong thời gian gần 1 năm thực hiện Quyết định, các cục hải quan địa phương đã triển khai quản lý bằng camera giám sát, tuy nhiên vẫn còn những hạn chế, bất cập.

Tại Cục Hải quan Hà Nội hiện quản lý khoảng 210 doanh nghiệp hoạt động theo loại hình doanh nghiệp chế xuất. Công tác quản lý hải quan đối với doanh nghiệp chế xuất được thực hiện như đối với các doanh nghiệp theo loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu, được các chi cục thuộc cục thực hiện thống nhất từ việc thực hiện, theo dõi quản lý hồ sơ cơ sở sản xuất, thực hiện thủ tục hải quan, xử lý máy móc thiết bị nguyên liệu vật tư dư thừa, phế liệu phế phẩm, đến việc theo dõi tiếp nhận, kiểm tra báo cáo quyết toán.

Theo Cục Hải quan Hà Nội, để thực hiện tốt công tác giám sát trực tuyến giữa cơ quan Hải quan và doanh nghiệp chế xuất, các chi cục hải quan đã xây dựng kế hoạch, bố trí nguồn lực, trang thiết bị cần thiết để thực hiện có hiệu quả.

Tuy nhiên, theo Hải quan Hà Nội, việc giám sát qua hệ thống camera kết nối với cơ quan Hải quan còn gặp nhiều hạn chế, với số lượng doanh nghiệp nhiều, yêu cầu các doanh nghiệp chế xuất phải được giám sát lần lượt hết trong tháng, trong khi công chức giám sát thực hiện kiêm nhiệm nên dễ xảy ra tình trạng không tập trung, kém hiệu quả. Ngoài ra, việc giám sát chủ yếu bằng màn hình máy tính, máy vận hành chậm, màn hình nhỏ trong khi lượng camera của các doanh nghiệp nhiều, rất khó theo dõi và quản lý.

Thực tế, bên cạnh những kết quả đạt được, Cục Giám sát quản lý về hải quan cũng nhìn nhận, hiện nay cơ sở dữ liệu về doanh nghiệp, hệ thống thông tin doanh nghiệp không tập trung đang nằm rải rác ở các chương trình, hệ thống nghiệp vụ khác nhau của ngành. Bên cạnh đó, công tác thu thập thông tin doanh nghiệp ở một số cục hải quan địa phương chưa được chú trọng mà chỉ đang tập trung vào công tác thông quan. Do đó công tác thu thập thông tin doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn và chưa đạt hiệu quả quản lý.

Cần kết nối, chuẩn hóa dữ liệu

Theo đại diện Phòng Giám sát quản lý về hải quan (Cục Hải quan TPHCM), nếu chuẩn hóa và kết nối được dữ liệu sẽ đem lại hiệu quả rất lớn trong việc quản lý, giám sát hàng hóa gia công, sản xuất xuất khẩu, chế xuất. Chẳng hạn các đơn vị có thể sử dụng việc chuẩn hóa và kết nối dữ liệu trong việc so sánh, đối chiếu định mức của cùng một dòng sản phẩm của các doanh nghiệp trong cùng ngành hàng với nhau. Hoặc đối chiếu định mức sản phẩm của chính doanh nghiệp đó trong từng thời kỳ khác nhau; quản lý nguyên vật liệu xuất nhập trong kho của doanh nghiệp cũng như quản lý quá trình sản xuất của doanh nghiệp… Nếu có công cụ đối chiếu, kết nối dữ liệu đủ lớn trong tay, cơ quan Hải quan sẽ giảm được nguồn nhân lực làm việc thủ công, đồng thời nhận dạng, phát hiện kịp thời các hành vi gian lận.

Theo Cục Hải quan Bình Dương, trong quá trình thực hiện quản lý nhà nước về hải quan, công tác quản lý hàng hóa gia công, sản xuất xuất khẩu và doanh nghiệp chế xuất vẫn chưa thực sự đạt hiệu quả như mong muốn, còn phát sinh nhiều vụ việc buôn lậu, gian lận thương mại phức tạp, nổi cộm, tiềm ẩn rất nhiều vấn đề rủi ro trong công tác quản lý của cơ quan Hải quan.

Cục Hải quan Bình Dương đề xuất xây dựng phần mềm quản lý doanh nghiệp gia công, sản xuất xuất khẩu, chế xuất dựa trên cơ sở kết nối, cung cấp thông tin giữa cơ quan Hải quan và tổ chức, cá nhân có liên quan. Về cơ bản, tất cả các thông tin do doanh nghiệp cung cấp sẽ được hệ thống tiếp nhận, xử lý, phân tích, đánh giá thông qua ứng dụng các nền tảng công nghệ 4.0 để đưa ra các thông tin cảnh báo, hỗ trợ người sử dụng ra quyết định tại các bước nghiệp vụ có liên quan.

Ngọc Linh

Tin liên quan

Vốn ngoại "chảy" mạnh vào thị trường bất động sản

Vốn ngoại "chảy" mạnh vào thị trường bất động sản

Trong nửa đầu năm 2025, thu hút vốn FDI vào bất động sản đã có sự tăng trưởng ấn tượng.
Bất động sản khu Đông Hải Phòng: Trung tâm chuyển dịch dòng đầu tư

Bất động sản khu Đông Hải Phòng: Trung tâm chuyển dịch dòng đầu tư

Sở hữu quỹ đất lớn, quy hoạch bài bản cùng dư địa tăng giá còn rộng mở, khu Đông Hải Phòng dần định hình là trung tâm chuyển dịch dòng vốn của giới đầu tư và các nhà phát triển bất động sản chuyên nghiệp.
Thị trường bất động sản kỳ vọng sự "bùng nổ"

Thị trường bất động sản kỳ vọng sự "bùng nổ"

Tại diễn đàn "Đầu tư bất động sản trong kỷ nguyên mới: Tư duy mới – Vận hội mới" được tổ chức ngày 3/7, các chuyên gia nhận định, thị trường bất động sản có nhiều cơ hội phát triển trong bối cảnh Chính phủ đang nỗ lực cải cách thể chế, đổi mới tư duy trong phát triển kinh tế tư nhân.
Hải quan khu vực V nhanh chóng ổn định tổ chức, đảm bảo hoạt động quản lý

Hải quan khu vực V nhanh chóng ổn định tổ chức, đảm bảo hoạt động quản lý

Chi cục Hải quan khu vực V nhanh chóng ổn định tổ chức bộ máy, đảm bảo hoạt động quản lý hải quan trên địa bàn không để ngắt quãng, không gián đoạn công việc, không bỏ trống địa bàn.
Hải quan khu vực VI thu ngân sách đạt 6.725,9 tỷ đồng

Hải quan khu vực VI thu ngân sách đạt 6.725,9 tỷ đồng

Đó là kết quả công tác 6 tháng đầu năm của Chi cục Hải quan khu vực VI được ghi nhận tại Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm diễn ra chiều ngày 8/7 tại Lạng Sơn.
Hải quan khu vực X quản lý địa bàn Thanh Hóa, Sơn La

Hải quan khu vực X quản lý địa bàn Thanh Hóa, Sơn La

Sau khi tổ chức lại theo chính quyền địa phương 2 cấp, Chi cục Hải quan khu vực X quản lý địa bàn 2 tỉnh là Thanh Hóa và Sơn La.
Hải quan nỗ lực thực hiện 4 nghị quyết trụ cột

Hải quan nỗ lực thực hiện 4 nghị quyết trụ cột

Nhận thức được tầm quan trọng của “bộ tứ trụ cột” trong tạo đột phá đối với ngành Hải quan, Đảng ủy, lãnh đạo Cục Hải quan đã quán triệt toàn Ngành, tập trung nguồn lực, trí tuệ để triển khai 4 nghị quyết quan trọng của Bộ Chính trị.
Hàng hóa xuất nhập khẩu chủ lực qua địa bàn do Hải quan khu vực XII quản lý

Hàng hóa xuất nhập khẩu chủ lực qua địa bàn do Hải quan khu vực XII quản lý

Qua ghi nhận của Chi cục Hải quan khu vực XII, nửa đầu năm 2025 có hàng chục ngành hàng xuất khẩu, nhập khẩu chủ lực qua các địa bàn do đơn vị quản lý.
Hải quan Việt Nam thảo luận định hướng phát triển Cơ chế một cửa ASEAN thế hệ mới

Hải quan Việt Nam thảo luận định hướng phát triển Cơ chế một cửa ASEAN thế hệ mới

Thực hiện nghĩa vụ thành viên trong khuôn khổ hợp tác ASEAN, từ ngày 7-9/7/2025, Hải quan Việt Nam đã tổ chức Cuộc họp lần thứ 35 của Nhóm làm việc về pháp lý một cửa ASEAN tại Đà Nẵng.
Chi cục Hải quan khu vực XIX có 4 Phó Chi cục trưởng

Chi cục Hải quan khu vực XIX có 4 Phó Chi cục trưởng

Ngày 6/7, Chi cục Hải quan khu vực XIX tổ chức Hội nghị công bố các quyết định của Cục trưởng Cục Hải quan về việc bổ nhiệm, điều động bổ nhiệm các chức danh Phó Chi cục trưởng và các lãnh đạo chủ chốt của đơn vị.
Hải quan khu vực II: Truy tìm doanh nghiệp, thu hồi nợ thuế hiệu quả

Hải quan khu vực II: Truy tìm doanh nghiệp, thu hồi nợ thuế hiệu quả

Xác minh doanh nghiệp nợ thuế, Chi cục Hải quan khu vực II phát hiện hơn 1.000 doanh nghiệp nợ trên 800 tỷ đồng tiền thuế xuất nhập khẩu (XNK) không còn hoạt động tại địa chỉ đăng ký kinh doanh.
Hải quan ổn định bộ máy, nhân sự theo mô hình mới

Hải quan ổn định bộ máy, nhân sự theo mô hình mới

Đén nay, ngành Hải quan đã khẩn trương kiện toàn bộ máy tổ chức, nhân sự các Chi cục Hải quan khu vực đáp ứng mô hình chính quyền địa phương 2 cấp theo Quyết định số 2019/QĐ-BTC ngày 11/6/2025 (sửa đổi, bổ sung Quyết định số 382/QĐ-BTC ngày 26/2/2025 của Bộ Tài chính) quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Hải quan.
Hải quan Thái Bình hoạt động ổn định theo mô hình mới, thông quan lượng hàng hóa hơn 3 tỷ USD

Hải quan Thái Bình hoạt động ổn định theo mô hình mới, thông quan lượng hàng hóa hơn 3 tỷ USD

Những ngày đầu vận hành theo mô hình mới của chính quyền địa phương 2 cấp, Hải quan Thái Bình (Chi cục Hải quan khu vực IV) duy trì sự ổn định về bộ máy tổ chức, đảm bảo thông quan hàng hóa thông suốt cho cộng đồng doanh nghiệp.
Thông tin tài khoản thu ngân sách tại các đơn vị thuộc Hải quan khu vực IV

Thông tin tài khoản thu ngân sách tại các đơn vị thuộc Hải quan khu vực IV

Ngoài việc thông tin về tài khoản thu ngân sách tại các đơn vị hải quan ngoài cửa khẩu thuộc Chi cục, Chi cục Hải quan khu vực IV còn thông báo cụ thể các đầu mối để hỗ trợ doanh nghiệp.
Hải quan khu vực VII nỗ lực ổn định bộ máy, tăng thu ngân sách

Hải quan khu vực VII nỗ lực ổn định bộ máy, tăng thu ngân sách

6 tháng đầu năm, hoạt động xuất khẩu qua địa bàn Chi cục Hải quan khu vực VII đối mặt nhiều thách thức, nhất là xuất khẩu qua địa bàn trọng điểm là Lào Cai.
Số hóa để giảm tỷ lệ kiểm tra trong thủ tục hải quan

Số hóa để giảm tỷ lệ kiểm tra trong thủ tục hải quan

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Tổng cục Hải quan (nay là Cục Hải quan) tại công văn số 128/TCHQ-TCCB ngày 8/1/2025 nhằm đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính, tạo thuận lợi thương mại, ngành Hải quan phấn đấu tỷ lệ phân luồng Xanh 70%, tỷ lệ phân luồng Vàng 25%, tỷ lệ phân luồng Đỏ không quá 5%.
Xem thêm
cong-ty-co-phan-thuong-mai-va-dau-tu-dai-phuc
cong-ty-co-phan-dau-tu-va-phat-trien-lifetech

Tin mới

Bất động sản chịu áp lực bởi chi phí xây dựng leo thang

Bất động sản chịu áp lực bởi chi phí xây dựng leo thang

Ngành xây dựng toàn cầu trong đó có Việt Nam đang bị kìm hãm bởi ba rào cản lớn: chi phí leo thang, tài chính siết chặt và thiếu hụt nhân lực, những khó khăn này làm chậm tiến độ phát triển dự án bất động sản.
Hải quan khu vực V nhanh chóng ổn định tổ chức, đảm bảo hoạt động quản lý

Hải quan khu vực V nhanh chóng ổn định tổ chức, đảm bảo hoạt động quản lý

Các đoàn công tác của Chi cục Hải quan khu vực V đã đến làm việc trực tiếp, lắng nghe và tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong thực hiện thủ tục hải quan cho nhiều doanh nghiệp lớn.
Thu hút FDI 6 tháng đầu năm 2025 bùng nổ, cao nhất 15 năm

Thu hút FDI 6 tháng đầu năm 2025 bùng nổ, cao nhất 15 năm

Tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam trong nửa đầu năm 2025 đã đạt hơn 21,52 tỷ USD, tăng 32,6% so với cùng kỳ năm trước.
Hải quan khu vực VI thu ngân sách đạt 6.725,9 tỷ đồng

Hải quan khu vực VI thu ngân sách đạt 6.725,9 tỷ đồng

Đó là kết quả công tác 6 tháng đầu năm của Chi cục Hải quan khu vực VI được ghi nhận tại hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm.
Mở đường xuất khẩu nhân lực thương mại điện tử ra quốc tế

Mở đường xuất khẩu nhân lực thương mại điện tử ra quốc tế

Mô hình liên kết công - tư viện - trường kỳ vọng kiến tạo nên một làn sóng nhân lực trẻ, có trình độ quốc tế trong lĩnh vực khoa học công nghệ.
(INFORGRAPHICS): Hướng dẫn các kênh nộp thuế điện tử nhanh chóng, tiện lợi

(INFORGRAPHICS): Hướng dẫn các kênh nộp thuế điện tử nhanh chóng, tiện lợi

Hiện nay, hộ, cá nhân cư trú có hoạt động kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử (TMĐT) có thể nộp thuế qua các kênh sau:
(INFORGRAPHICS): 10 doanh nghiệp niêm yết có vốn hóa lớn nhất tại TP. Hà Nội

(INFORGRAPHICS): 10 doanh nghiệp niêm yết có vốn hóa lớn nhất tại TP. Hà Nội

Trong 10 doanh nghiệp niêm yết có vốn hóa lớn nhất tại TP. Hà Nội, thì có 7 doanh nghiệp có vốn hóa lớn nhất toàn thị trường tính đến ngày 30/6/2025.
(INFORGRAPHICS): Những điểm cần lưu ý đối với tài khoản định danh điện tử của doanh nghiệp

(INFORGRAPHICS): Những điểm cần lưu ý đối với tài khoản định danh điện tử của doanh nghiệp

Để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tạo tài khoản định danh điện tử, Cục Thuế đã chỉ ra một số điểm cần lưu ý.
(INFORGRAPHICS) - Cơ cấu tổ chức bộ máy mới của ngành Thuế từ ngày 1/7/2025

(INFORGRAPHICS) - Cơ cấu tổ chức bộ máy mới của ngành Thuế từ ngày 1/7/2025

Từ ngày 1/7/2025, cơ cấu tố chức mới của cơ quan thuế bao gồm 34 Thuế tỉnh, thành phố; 350 Thuế cơ sở đồng bộ với mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
Bài 3: (LONGFORM): Phân cấp, phân quyền trong quản lý thuế: Tăng hiệu quả, giảm thủ tục vì người dân và doanh nghiệp

Bài 3: (LONGFORM): Phân cấp, phân quyền trong quản lý thuế: Tăng hiệu quả, giảm thủ tục vì người dân và doanh nghiệp

Đó là khẳng định của ông Nguyễn Văn Được, Tổng Giám đốc Công ty TNHH kế toán và tư vấn thuế Trọng Tín với phóng viên Tạp chí Kinh tế - Tài chính khi bàn về vấn đề phân cấp, phân quyền trong công tác quản lý thuế.
Phiên bản di động