Quản lý chặt chẽ nợ công, đảm bảo an toàn tài chính quốc gia năm 2025
Đảm bảo công tác vay, trả nợ công năm 2025 trong phạm vi dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Ảnh minh họa: ST |
Dư nợ công cuối năm 2025 dự kiến ở mức khoảng 36-37% GDP
Năm 2025, tình hình thế giới, khu vực được dự báo tiếp tục phức tạp, khó lường; kinh tế phục hồi chậm; xung đột tiếp tục căng thẳng, đe dọa sự phục hồi của các chuỗi cung ứng, luân chuyển của thương mại hàng hóa và vốn đầu tư; lãi suất điều hành của một số nền kinh tế lớn dự báo sẽ tiếp tục giảm nhưng vẫn còn ở mức cao do áp lực lạm phát còn lớn; trong nước, nền kinh tế tiếp tục đà phục hồi, tuy nhiên khó khăn thách thức từ bên ngoài còn khó lường.
Về vay, trả nợ của chính quyền địa phương, tổng mức vay trong năm khoảng 31.772,9 tỷ đồng, dự kiến chủ yếu từ nguồn vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ và nguồn vay trong nước khác. Tổng trả nợ gốc khoảng 3.322,9 tỷ đồng, trả nợ lãi (phí) trong năm khoảng 3.147 tỷ đồng và tổng dư nợ cuối năm khoảng 105.547,3 tỷ đồng. |
Trong bối cảnh đó, căn cứ các mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể đề ra tại Nghị quyết số 23/2021/QH15 ngày 28/7/2021 của Quốc hội về Kế hoạch tài chính quốc gia và vay, trả nợ công 5 năm giai đoạn 2021-2025 cũng như các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô chủ yếu về tình hình kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2024, kế hoạch năm 2025 của Chính phủ; ước tình hình nợ công đến cuối năm 2024 và việc thực hiện các công cụ, hiệp định/thỏa thuận vay của Chính phủ, Chính phủ đang xây dựng kế hoạch vay trả nợ công năm 2025.
Về dự kiến các chỉ tiêu an toàn nợ cuối năm 2025, căn cứ vào dự kiến vay, trả nợ của Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh, nợ của chính quyền địa phương và nợ nước ngoài tự vay, tự trả của doanh nghiệp, tổ chức tín dụng để triển khai dự toán NSNN và các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 theo phương án Chính phủ báo cáo Quốc hội, dự báo đến cuối năm 2025, dư nợ công ở mức khoảng 36-37% GDP, nợ Chính phủ ở mức khoảng 34-35% GDP, nợ nước ngoài của quốc gia ở mức khoảng 33-34% GDP; nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ so với thu NSNN khoảng 24%; nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của quốc gia so với kim ngạch xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ (không bao gồm nghĩa vụ trả nợ gốc ngắn hạn dưới 12 tháng) dự kiến ở mức khoảng 7-8%, đảm bảo trong mức trần, ngưỡng được Quốc hội cho phép.
Theo dự kiến kế hoạch vay, trả nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia năm 2025, đối với vay, trả nợ của Chính phủ, về huy động vốn, tổng nhu cầu vay của Chính phủ năm 2025 dự kiến ở mức 815.238 tỷ đồng, tăng 20,6% so với kế hoạch vay của Chính phủ năm 2024. Trong đó, vay của ngân sách Trung ương cho bù đắp bội chi và trả nợ gốc là 804.242 tỷ đồng, tăng 21,9% so với dự toán năm 2024, còn lại là vay nước ngoài về cho vay lại. Nguồn huy động kết hợp linh hoạt các công cụ gồm phát hành trái phiếu Chính phủ, vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài. Chính phủ cũng xác định, trong trường hợp cần thiết sẽ huy động từ các nguồn tài chính hợp pháp khác.
Về nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ, căn cứ danh mục nợ chính phủ hiện hành, nhiệm vụ huy động vốn vay của Chính phủ năm 2025, dự kiến nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ khoảng 468.542 tỷ đồng (tương đương khoảng 24% thu NSNN). Trong cơ cấu trả nợ trực tiếp của Chính phủ, trả nợ trong nước dự kiến chiếm khoảng 87,5%, phần còn lại là trả nợ vay ODA, ưu đãi nước ngoài. Nguồn trả nợ lãi được bố trí trong dự toán NSNN, nguồn trả nợ gốc được bố trí từ huy động vay mới (từ nguồn vay trong nước).
Quản lý chặt chẽ nợ công
Theo Chính phủ, năm 2025 có ý nghĩa quan trọng, là năm cuối thực hiện Kế hoạch 5 năm giai đoạn 2021-2025. Trong bối cảnh tình hình quốc tế và trong nước có nhiều khó khăn, thách thức, để đạt được mục tiêu quản lý chặt chẽ nợ công, giữ vững an ninh, an toàn nền tài chính quốc gia, Chính phủ tiếp tục triển khai các giải pháp tăng cường quản lý nợ công.
Theo đó, Chính phủ thực hiện đồng bộ, đầy đủ các giải pháp về quản lý nợ công đã nêu tại các Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch tài chính quốc gia và vay, trả nợ công 5 năm giai đoạn 2021-2025, và về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Điều này nhằm đảm bảo công tác vay, trả nợ công trong phạm vi dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt; theo dõi chặt chẽ các chỉ tiêu an toàn nợ đảm bảo trong giới hạn trần và ngưỡng cảnh báo đã được Quốc hội quyết định; theo dõi, cập nhật biến động thị trường tài chính quốc tế, trong nước, nâng cao năng lực phân tích, dự báo phục vụ chỉ đạo, điều hành.
Bên cạnh đó, tiếp tục thực hiện các giải pháp đẩy nhanh giải ngân đầu tư công như: rà soát, tháo gỡ khó khăn về cơ chế, chính sách; các cơ quan chủ quản chỉ đạo chủ dự án tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện công tác thẩm định, phê duyệt; các cơ quan chủ quản chỉ đạo chủ dự án đẩy nhanh tiến độ thi công, tiến độ tập hợp, gửi hồ sơ giải ngân, đảm bảo chi đúng chế độ quy định.
Đồng thời, Chính phủ cũng xác định sử dụng linh hoạt các cơ chế, chính sách, công cụ phù hợp, đúng quy định của pháp luật để đảm bảo hoàn thành mục tiêu huy động đủ nguồn lực trong và ngoài nước cho nhu cầu của NSNN; tiếp tục rà soát các vướng mắc, chồng chéo trong các quy định pháp luật liên quan đến tài chính - ngân sách, đầu tư công, vay vốn ODA, ưu đãi nước ngoài để hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, tạo điều kiện cho các hoạt động vay, trả nợ và tuân thủ nguyên tắc phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành, không vay khi có các điều khoản trái với quy định của pháp luật Việt Nam.
Mặt khác, tiếp tục tăng cường tiếp xúc, quảng bá với nhà đầu tư TPCP trong và ngoài nước, cải thiện hiệu quả công tác đánh giá hệ số tín nhiệm quốc gia để hướng tới mục tiêu đến năm 2030 đạt mức xếp hạng “Đầu tư”, góp phần củng cố vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.
Tin liên quan
Sửa tên gọi dự thảo 1 luật sửa 7 luật thuộc lĩnh vực tài chính
16:24 | 19/11/2024 Tài chính
Thúc đẩy kinh tế tư nhân nhờ nghiên cứu và hợp tác tài chính - kế toán
20:28 | 15/11/2024 Tài chính
Bức tranh tài chính khả quan của GELEX
15:14 | 15/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Học viện Tài chính tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo
19:43 | 19/11/2024 Tài chính
Bộ Tài chính Mỹ tiếp tục xác định Việt Nam không thao túng tiền tệ
14:50 | 17/11/2024 Tài chính
Minh bạch thông tin giúp nâng cao vị thế của doanh nghiệp niêm yết
10:40 | 16/11/2024 Tài chính
Triệt để cắt giảm các nhiệm vụ chi không thực sự cấp bách để dành chi đầu tư phát triển
20:39 | 15/11/2024 Tài chính
TP Hồ Chí Minh triển khai các giải pháp thu thuế thương mại điện tử
20:21 | 15/11/2024 Tài chính
Cách nào ngăn đà bán ròng của khối ngoại?
10:45 | 15/11/2024 Tài chính
Thông qua dự toán ngân sách năm 2025: Chưa tăng lương khu vực công
23:15 | 13/11/2024 Tài chính
Bãi bỏ quy định miễn thuế hàng nhập khẩu giá trị nhỏ phải đảm bảo phù hợp thông lệ quốc tế
15:44 | 13/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Thông qua Nghị quyết về phân bổ ngân sách trung ương năm 2025
15:19 | 13/11/2024 Tài chính
Sàn thương mại điện tử khai, nộp thuế thay giúp giảm đầu mối kê khai, giảm chi phí tuân thủ
07:02 | 13/11/2024 Thuế - Kho bạc
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Cảng Chu Lai mở tuyến hàng hải kết nối thị trường Mỹ
(INFOGRAPHICS) 70 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 10/2024
Tắc nghẽn và “boring”
Nga phê chuẩn học thuyết hạt nhân sửa đổi với nhiều yếu tố mới
Thủ tướng chia sẻ 3 đề xuất thực hiện mục tiêu phát triển bền vững tại G20
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan