Phòng tránh bệnh tật khi thời tiết chuyển lạnh
Người cao tuổi đang chờ khám tại BV Đa khoa Mộc Châu, Sơn La. Ảnh: DN |
Tăng các ca bệnh nặng
Với người cao tuổi, sức đề kháng và hệ miễn dịch suy giảm nên khi thời tiết thay đổi rất dễ bị nhiễm vi khuẩn, virus gây viêm phổi cấp. Bên cạnh đó do thời tiết nóng, lạnh đột ngột, nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm, khiến cơ thể không kịp thích ứng sẽ xuất hiện hoặc tái phát các bệnh về đường hô hấp (viêm họng, mũi, viêm xoang, viêm phế quản, giãn phế quản, khí phế thũng), đặc biệt là bệnh hen suyễn và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.
Thời tiết lạnh và hanh khô mùa đông khiến da mất nước, giảm tiết mồ hôi và chất bã, đóng vảy. Vì vậy, mùa đông, người cao tuổi thường dễ bị khô da, nứt nẻ kèm theo ngứa có khi rất dữ dội, thậm chí còn dẫn đến tình trạng xuất huyết dưới da.
Theo TS. Chu Thị Hạnh, Phó Giám đốc Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai, thời tiết lạnh là yếu tố thuận lợi làm gia tăng đợt kịch phát của bệnh nhân hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
Tại Trung tâm Hô hấp, mỗi năm tiếp nhận khoảng 7.000 bệnh nhân mắc bệnh liên quan đến đường hô hấp nhập viện, trong đó có khoảng 30% bệnh nhân phổi tắc nghẽn mạn tính. “Trời lạnh, có những ngày tiếp nhận tới 15-20 bệnh nhân phổi tắc nghẽn mạn tính nhập viện và đa phần là những cơn kịch phát diễn biến nặng, phải thở máy”, TS. Hạnh cho biết thêm.
Nhiệt độ giảm mạnh còn là nguyên nhân khiến bệnh đột quỵ gia tăng. Qua thống kê Bệnh viện Bạch Mai, chỉ trong 20 ngày từ cuối tháng 11 đến giữa tháng 12/2020 Trung tâm tiếp nhận 750 ca đột quỵ, trong đó nhiều ca nặng, tiên lượng xấu.
Còn tại Bệnh viện Thanh Nhàn, trung bình số bệnh nhân nhập viện vì đột quỵ vào mùa lạnh tăng khoảng 15-30%. Bác sỹ Đoàn Thị Anh Đào, Trưởng khoa Nội tổng hợp, Bệnh viện Thanh Nhàn cho hay, ngoài nguy cơ đột quỵ, một số bệnh về tim mạch ở người cao tuổi cũng sẽ gia tăng mỗi khi mùa đông đến, trong đó cần đặc biệt lưu ý bệnh tăng huyết áp kịch phát mỗi khi lạnh đột ngột do mặc không đủ ấm, phòng ngủ không kín gió, chăn, đệm không đủ chống rét, tắm nước lạnh.
Khi nhiệt độ xuống thấp cũng làm cho các bệnh về xương khớp ở người cao tuổi gia tăng hoặc tái phát như thoái hóa, đau và xơ cứng khớp gối, khớp bàn tay, cổ tay, khớp cột sống thắt lưng. Thoái hóa khớp và cứng khớp vào mùa đông giá rét làm cho người bệnh khó vận động, đau nhức, giấc ngủ không yên, vì vậy sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.
"Một số bệnh về đường tiêu hóa như dạ dày, viêm đại tràng mãn tính, viêm đại tràng co thắt (hội chứng ruột kích thích) cũng là những bệnh khi giá lạnh thì xuất hiện hoặc tái phát làm ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe người già”, chuyên gia cho hay.
Phòng hơn chống
Để phòng tránh nguy cơ mắc bệnh khi thời tiết chuyển lạnh, bác sỹ Vũ Văn Thành, Trưởng khoa Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, Bệnh viện Phổi Trung ương khuyến cáo người cao tuổi cần mặc đủ ấm ngay cả khi ở nhà. Phòng ở phải đảm bảo thông thoáng nhưng ấm và tránh bị gió lùa. Cửa ra vào, cửa sổ nên có rèm hoặc kính che bớt gió nếu phải mở ra đóng vào nhiều. Mùa lạnh nếu có thể, nên lắp lò sưởi hoặc sử dụng bóng điện đỏ cho ấm. Chú ý không đưa bếp than tổ ong hoặc than củi vào sưởi rồi đóng kín cửa sẽ gây ngộ độc khí CO, một loại khí độc gây tử vong cao.
Với người cao tuổi cần tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột. Nếu không có việc cần thiết, nên tránh đi ra ngoài trời lạnh. Người già ban đêm hay thức dậy do khó ngủ hoặc do chứng tiểu đêm. Nếu không có nhà vệ sinh trong nhà, nên dậy trước, mặc đủ ấm, mở cửa từ từ cho quen với nhiệt độ thấp bên ngoài sau đó mới ra. Nếu dậy sớm tập thể dục hoặc có việc phải đi ra ngoài cũng làm như vậy. Nhiều trường hợp do thay đổi nhiệt độ quá nhanh, cơ thể người già không đáp ứng kịp dẫn đến tai biến mạch não, nhồi máu cơ tim… hết sức nguy hiểm.
Với chế độ dinh dưỡng, các chuyên gia khuyến cáo người cao tuổi cần có chế độ ăn đủ chất như đường, protein, đặc biệt là mỡ giúp cho cơ thể có cơ chất để sinh năng lượng chống rét. Mùa lạnh có thể ăn nhiều hơn mùa hè do cơ thể phải tiêu tốn calorie nhiều hơn để bù lại lượng nhiệt mất ra môi trường. Nên ăn thức ăn nấu chín kỹ, mềm, dễ tiêu, số lượng ít nhưng chất lượng phải đảm bảo như súp, cháo thịt, các món hầm…
Bác sỹ Nguyễn Văn Tiến, Viện Dinh dưỡng cho hay, người cao tuổi nên chia thành nhiều bữa nhỏ, không nên dồn ép vào 1-2 bữa trong ngày sẽ làm cơ thể người già khó hấp thu. Buổi sáng và trưa nên ăn thức ăn giàu calorie và bữa tối ăn nhẹ nhàng hơn kèm theo chút hoa quả. Tránh ăn quá no, uống quá nhiều vào bữa tối vì có thể là nguyên nhân mất ngủ do đầy bụng chướng hơi, do đi tiểu nhiều. Tuyệt đối không dùng rượu để "chống rét" vì rượu gây giãn mạch, khi ra ngoài lạnh rất nguy hiểm.
Một yếu tố quan trọng giúp người cao tuổi nâng cao sức đề kháng, tránh bệnh tật là tập luyện đều đặn giúp cho cơ thể giữ được khối lượng cơ, cơ không bị teo, nhão; giúp cho khí huyết lưu thông, tinh thần sảng khoái; củng cố và tăng cường sự hoạt động của hệ tim mạch, hô hấp; giảm đường huyết; giảm mỡ máu; ăn uống chóng tiêu và giúp cho cơ thể tăng khả năng chịu lạnh.
“Khi tập thể dục cũng phải chọn chỗ kín gió, ấm áp, thậm chí có thể tập ngay trong nhà khi thời tiết quá lạnh. Khi tập thể dục, đi bộ, chạy, chơi cầu lông… nên mặc áo khoác, khởi động kỹ cho người ấm lên sau đó mới bỏ áo ngoài và tập luyện. Người già nên chú ý chỉ tập luyện sao cho vừa sức và không nên cố tập khi thời tiết quá lạnh”, bác sỹ Thành khuyến cáo.
Tin liên quan
Nhiều bệnh dịch nguy hiểm được khống chế thành công nhờ vắc xin
19:00 | 26/01/2021 Sự kiện - Vấn đề
Nhiều giải pháp bảo đảm nhân dân Hà Nội đón Tết an toàn
21:14 | 30/12/2020 Sự kiện - Vấn đề
Gia tăng các bệnh không lây nhiễm
08:48 | 30/10/2020 Sự kiện - Vấn đề
“Cầu nối” thuận lợi
08:06 | 27/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng giảm hơn 400 đồng/lít
15:29 | 26/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đổi mới phương thức xúc tiến thương mại cho các sản phẩm đặc sản địa phương
16:20 | 25/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2025 có gì mới?
15:01 | 25/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Nâng cao chất lượng lao động xuất khẩu đáp ứng nhu cầu mới
09:00 | 25/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phấn đấu GDP vượt 8%
08:20 | 25/12/2024 Người quan sát
TP Hồ Chí Minh tìm giải pháp phát triển nguồn nhân lực AI
16:29 | 24/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
15:46 | 23/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Báo động tai nạn tự chế pháo nổ
13:51 | 22/12/2024 Người quan sát
Đột phá cho chuyển đổi số
06:51 | 22/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng chỉ đạo phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP năm 2025 đạt trên 8%
15:53 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chuyển đổi số - xu hướng tất yếu trong hoạt động giáo dục và đào tạo
10:41 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Ngân hàng Thế giới: Kinh tế toàn cầu ổn định, Việt Nam tăng trưởng vượt trội
09:06 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Đồng hành cùng DN nông nghiệp công nghệ cao: Định hướng mũi nhọn cho nền kinh tế
Liên minh Honda-Nissan liệu có đủ lực để cạnh tranh với nhà sản suất ôtô Trung Quốc?
Trung Quốc gia hạn điều tra chống bán phá giá với rượu mạnh của châu Âu
Nga tuyên bố sẽ hoàn thành mọi mục tiêu ở Ukraine trong năm 2025
Hải quan Quảng Ngãi: Giải đáp nhiều vướng mắc đặc thù cho doanh nghiệp chế xuất
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics