Phó Thống đốc NHNN: Tín dụng tăng trưởng rất cao, cần kéo dài Nghị quyết 42
Ngân hàng kỳ vọng tình hình kinh doanh cải thiện hơn trong quý 2 | |
Cầu tín dụng tăng mạnh, loạt ngân hàng nâng lãi suất tiền gửi | |
Tín dụng bật tăng mạnh, ngân hàng "siết" cho vay bất động sản |
Tín dụng đến đầu tháng 4 đã tăng hơn 5%. Ảnh: ST |
Theo đó, Phó Thống đốc cho biết, năm 2022, NHNN đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng 14% nhưng có điều chỉnh tùy theo tình hình kinh tế. Đến thời điểm cuối tháng 3, đầu tháng 4 hiện nay, tín dụng đã tăng khá tích cực, đã lên tới 5,04%, trong khi cùng kỳ năm trước chỉ tăng 2,06%, nghĩa là đã tăng hơn 2,3 lần.
“Mức tăng trưởng tín dụng này cho thấy nền kinh tế đang phục hồi rất tích cực, các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 của Chính phủ đang rất hiệu quả, giúp đời sống sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tốt hơn”, Phó Thống đốc Đào Minh Tú nhấn mạnh.
Tuy nhiên, theo đại diện lãnh đạo NHNN, mức tăng trưởng tín dụng năm nay so với các năm trước là rất cao. Vì thế, đối với từng quý và cuối năm, NHNN sẽ tiếp tục theo dõi và điều chỉnh để phù hợp với mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ, kinh tế vĩ mô và lạm phát.
Trước đó, theo báo cáo của NHNN, tính đến ngày 23/3/2022, tín dụng toàn nền kinh tế tăng 4,21%, nghĩa là chỉ trong khoảng 10 ngày, tín dụng đã tăng 0,82%.
Cũng tại buổi họp báo, trả lời câu hỏi của báo chí liên quan đến việc kéo dài thời hạn Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21/6/2017 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng (Nghị quyết 42), Phó Thống đốc NHNN cho hay, từ năm 2017 đến nay, Nghị quyết 42 đã mang lại nhiều tác động tích cực, số nợ xấu đã xử lý được nhờ Nghị quyết này là khoảng 380.000 tỷ đồng – đây là khối lượng vốn rất lớn được giải phóng và quay vòng ra nền kinh tế, giải quyết nhiều vấn đề tiêu cực liên quan đến nợ xấu trong xã hội.
“Nghị quyết 42 đã mang lại giá trị tích cực không chỉ với xã hội mà với cả hệ thống ngân hàng và nền kinh tế”, Phó Thống đốc nêu rõ.
Tuy nhiên, sau 5 năm, vào tháng 8 tới đây, Nghị quyết 42 sẽ hết hiệu lực trong khi theo Phó Thống đốc Đào Minh Tú, nhu cầu phát triển kinh tế xã hội nói chung vẫn cần cơ sở pháp lý để xử lý nợ xấu. Vì thế, NHNN đã báo cáo Bộ Chính trị, Quốc hội và Chính phủ về việc ban hành đạo luật về xử lý nợ xấu.
Nhưng theo ông Tú, việc xây dựng luật cần thời gian nghiên cứu, đánh giá tác động, nên nếu không kéo dài Nghị quyết 42 của Quốc hội sẽ gây khó khăn cho những khoản nợ đang thuộc đối tượng được xử lý theo Nghị quyết 42. Hơn nữa, dịch Covid-19 tác động mạnh đến hoạt động doanh nghiệp, nên sẽ làm nợ xấu mới xuất hiện. Việc kéo dài Nghị quyết 42 sẽ tạo cơ sở pháp lý cho xử lý nợ xấu, tạo cơ sở tích cực cho hoạt động ngân hàng.
Mới đây, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã ký ban hành Nghị quyết 45/NQ-CP về việc thông qua đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về việc kéo dài thời hạn áp dụng Nghị quyết 42. Hiện dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc kéo dài thời hạn áp dụng Nghị quyết 42 được NHNN xây dựng và lấy ý kiến theo hướng kéo dài thời hạn áp dụng đến ngày 15/8/2025 thay vì hạn cuối là 15/8/2022
Tin liên quan
Ngân hàng vẫn “loay hoay” tìm công cụ xử lý nợ xấu
09:52 | 22/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nền tảng ngân hàng tương tác của Backbase hỗ trợ kế hoạch tăng trưởng
15:52 | 19/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Diễn biến nào của lãi suất cho vay trong năm 2025?
21:39 | 19/12/2024 Kinh tế
Cửa khẩu thông minh: Nền tảng kết nối thương mại hiện đại
09:10 | 24/12/2024 Kinh tế
Cửa khẩu thông minh - “chìa khóa” để Lạng Sơn cất cánh
08:50 | 24/12/2024 Kinh tế
Cơn khát căn hộ tại lõi trung tâm nội đô tiếp tục tiếp diễn
19:57 | 23/12/2024 Kinh tế
Công bố 10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024
19:19 | 23/12/2024 Kinh tế
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
15:45 | 23/12/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu 2024 có thể lập đỉnh mới hơn 400 tỷ USD
09:38 | 23/12/2024 Xuất nhập khẩu
Đánh thức tiềm năng dược liệu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
08:38 | 23/12/2024 Kinh tế
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
15:28 | 22/12/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
10:54 | 22/12/2024 Infographics
Xuất khẩu dừa bước vào chu kỳ tăng tốc
09:52 | 22/12/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu chính thức đạt gần 750 tỷ USD
18:24 | 20/12/2024 Xuất nhập khẩu
Cơ hội bền vững để hàng Việt Nam thâm nhập thị trường toàn cầu
08:00 | 20/12/2024 Kinh tế
Nắm bắt xu thế chuyển đổi xanh - Cơ hội sống còn của doanh nghiệp Việt Nam
07:53 | 20/12/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Cửa khẩu thông minh: Nền tảng kết nối thương mại hiện đại
Triển khai dịch vụ xác thực điện tử qua VNeID trên ứng dụng Agribank Plus
Đối đầu EU-Nga định hình an ninh toàn cầu năm 2025
Xuất nhập khẩu xác lập kỷ lục mới
Cửa khẩu thông minh - “chìa khóa” để Lạng Sơn cất cánh
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics