Phát triển logistics thông suốt để lưu thông hàng hóa
Cảng quốc tế Long An khai trương năm 2019 đã giúp doanh nghiệp giảm chi phí vận chuyển hàng hoá. Ảnh: TH |
Giao thông kém phát triển
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi: Trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội, TP.HCM luôn đánh giá cao mối liên kết với các tỉnh, thành ĐBSCL. Với “địa kinh tế” của khu vực Mê Kông, dồi dào nguồn tài nguyên năng lượng tái tạo, có lợi thế phát triển kinh tế biển, có hệ sinh thái khởi nghiệp mạnh, còn TPHCM là trung tâm thương mại lớn của cả vùng với 80% nguồn cung cho thị trường đến từ ĐBSCL; chúng ta đã có mối liên kết phát triển về hạ tầng giao thông, về nguồn nhân lực, về chuỗi sản xuất kinh doanh, về kinh tế biển, về kết nối năng lượng-du lịch-hàng không, về hệ sinh thái khởi nghiệp, và liên kết công nghiệp hỗ trợ, về bình ổn và phát triển thị trường... Đặc biệt, trong giai đoạn khó khăn nhất của đợt dịch Covid-19 lần thứ tư vừa qua, sự liên kết này lại càng được phát huy chặt chẽ. Chúng ta cùng chia sẻ kinh nghiệm trong công tác phòng, chống dịch, cùng giúp nhau các nguồn lực y tế, nhân lực, thống nhất trong cách ứng xử phòng, chống dịch để nhanh chóng kiểm soát tình hình dịch bệnh, ổn định và phục hồi kinh tế. H.H (ghi) |
Theo chuyên gia kinh tế Phan Chánh Dưỡng, nhìn vào thực trạng ĐBSCL hiện nay cho thấy khu vực này chưa được đầu tư nhiều. Điển hình nhất là giao thông vô cùng kém so với các vùng khác. Một nơi sản xuất ra nhiều sản phẩm nông nghiệp có trọng tải lớn mà đường giao thông lại rất nghèo nàn. “Nội giao thông từ nông thôn đưa ra đến thành thị thôi là chất lượng nông sản đã giảm nhiều lần rồi, giá trị thấp đi. Vai trò giao thông là hết sức to lớn”- ông Phan Chánh Dưỡng phân tích.
Tiếp theo là những yếu kém nằm trong chuỗi logistics và chuỗi giá trị gia tăng. Chuỗi giá trị gia tăng giúp cho một sản phẩm này trở thành nguyên liệu của một sản phẩm khác, mà sản phẩm khác này lại là nguyên liệu cho một sản phẩm khác nữa…, qua nhiều công đoạn mới ra sản phẩm cuối cùng. Mà chuỗi giá trị hiện nay không được liên kết và không được nghiên cứu đầy đủ. Song song với chuỗi giá trị này là chuỗi logistics. “Làm cách nào không ngắt quãng, làm sao xuyên suốt mà không gia tăng chi phí lớn, để đảm bảo chất lượng ngày càng tốt hơn và đi xa hơn” – ông Dưỡng đặt vấn đề.
Là doanh nghiệp chuyên cung cấp dịch vụ logistics, bà Đỗ Thu Hường, Phó Giám đốc Marketing, Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn cho biết, vùng ĐBSCL tập trung nhiều doanh nghiệp XNK thủy sản, nông sản. Để khai thác nguồn hàng này, Tân cảng Sài Gòn đã đầu tư 7 cảng khai thác tại khu vực ĐBSCL. Để kết nối khách hàng qua các hệ thống cảng lớn tại TPHCM và Bà Rịa - Vũng Tàu, đơn vị phát triển cả đường bộ và đường thủy, nhưng gặp không ít khó khăn. Đối với đường bộ, khó khăn nằm ở hạ tầng giao thông do phải đi qua nhiều tỉnh, thành, nhưng chưa đồng bộ, chi phí tăng cao chiếm 20-30% giá thành. Giải pháp đường thủy hỗ trợ đường bộ rất nhiều, theo hướng logistics xanh. Tân cảng Sài Gòn đã đầu tư đội xà lan kết nối các cảng ĐBSCL về TPHCM, nhưng cũng gặp trở ngại về luồng lạch hạn chế.
ĐBSCL tài nguyên trù phú nhưng lại là vùng nghèo nhất cả nước, GDP chỉ bằng 2/3 của TPHCM, phát triển chậm so với cả nước. Là địa phương có sông rạch chằng chịt, nhưng nghịch lý đó là chi phí vận chuyển thủy lại cao hơn chi phí đường bộ; lao động dồi đào nhưng doanh nghiệp lại thiếu lao động. Đây là hệ quả của việc phát triển không đồng bộ.
Với góc độ là nhà quản lý, ông Võ Văn Hoan, Phó Chủ tịch UBND TPHCM thừa nhận việc liên kết phát triển giữa TPHCM và các tỉnh ĐBSCL chưa tương xứng, mới chỉ dừng lại trong việc hợp tác riêng lẻ giữa TPHCM với từng địa phương, hạ tầng giao thông chưa đầu tư đầy đủ... cần có quy hoạch phát triển vùng, trong đó giao thông, nhất là phát triển giao thông thủy, cảng biển, không chỉ trong khuôn khổ các tỉnh: An Giang, Bến tre, Cần Thơ và Đồng Tháp mà phải mở rộng hơn trong toàn vùng gồm 13 tỉnh, thành ĐBSCL.
Vai trò dẫn dắt nền kinh tế
Ông Bùi Tá Hoàng Vũ, Giám đốc Sở Công Thương TPHCM đưa ra dẫn chứng giai đoạn dịch bệnh, hàng hóa dư thừa tại vùng sản xuất ĐBSCL, nhưng khan hiếm tại TPHCM; giá thấp ở vùng sản xuất, nhưng vùng tiêu thụ TPHCM giá lại cao gấp nhiều lần. Từ thực tế này cho thấy việc liên kết logistics vùng để tránh đứt gãy chuỗi cung ứng là rất quan trọng. Logistics nhà nước không đầu tư được mà phải cần sự đầu tư từ các doanh nghiệp, các nhà đầu tư. Vai trò của liên kết thị trường, chính DN là người có vai trò quan trọng. Trong đợt dịch vừa qua, chính những nhà cung ứng, doanh nghiệp logistics đã giúp cho TPHCM khắc phục một cách nhanh chóng, cung ứng hàng hóa kịp thời cho người dân.
Cũng đưa ra kinh nghiệm về liên kết trong thời gian cao điểm chống dịch, ông Nguyễn Đình Tùng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Rau quả Việt Nam chia sẻ, xuất khẩu qua đường hàng không bị khống chế số lượng, 1 tuần chỉ được 10 tấn hàng qua thị trường Mỹ, giá cả vận chuyển thì quá cao. Vận chuyển đường biển cũng không khá hơn, các hãng tàu cũng từ chối vận chuyển, thiếu container... khiến các doanh nghiệp khó xoay xở. Mặc dù dịch bệnh, nhưng doanh nghiệp vẫn xuất khẩu bình thường nhờ sự liên kết trong chuỗi cung ứng. Tuy nhiên, do chuỗi cung ứng, dịch vụ logistics bị đứt gãy, doanh nghiệp chỉ xuất khẩu được 60% đơn hàng, số còn lại phải bán đổ bán tháo cho các đại lý.
Cùng quan điểm này, chuyên gia kinh tế Phan Chánh Dưỡng cho rằng, chống dịch nhưng cần đảm bảo cho kinh tế phát triển, con người dịch chuyển, hàng hóa luân chuyển. Chính sách phải linh hoạt, chống dịch trên nền tảng phát triển logistics. Trong chuỗi logistics không được áp dụng ngăn chặn mà phải hỗ trợ phát triển hoạt động này. Trong điều kiện hiện nay, luồng logistics trong vùng ĐBSCL phải xác định rõ vai trò từng tỉnh, thành phố để tạo ra hệ thống xuyên suốt như hệ thống tự động hóa. Chính quyền có chính sách, cơ chế thu hút đầu tư phát triển logistics tại ĐBSCL là cơ hội tạo ra dịch vụ logistics đem lại giá trị cạnh tranh cho các doanh nghiệp XNK.
Khẳng định logistics rất quan trọng, là xương sống phát triển kinh tế, ông Bùi Tá Hoàng Vũ, Giám đốc Sở Công Thương TPHCM cho biết, sức cạnh tranh của DN logistics TPHCM còn thấp, các DN chủ yếu làm dịch vụ lại cho các DN nước ngoài. TPHCM đã xây dựng đề án phát triển logistics, kêu gọi đầu tư vào 9 trung tâm logistics chuyên nghiệp quy mô lớn; đầu tư công nghệ thông tin tạo dữ liệu lớn đầu vào, liên kết vùng... Không gian kinh tế TPHCM chiếm ưu thế về quy mô, TPHCM phát triển chuỗi hoạt động cảng sông, cảng biển của TPHCM và khu vực miền Đông Nam bộ và ĐBSCL để hỗ trợ lưu thông hàng hóa, tăng năng lực xuất khẩu...
Tin liên quan
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
15:46 | 23/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Gần Tết, ô tô con nhập khẩu ồ ạt về Việt Nam
14:46 | 19/12/2024 Xe - Công nghệ
Hành trình định vị thương hiệu THILOGI
08:10 | 19/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cửa khẩu thông minh - “chìa khóa” để Lạng Sơn cất cánh
08:50 | 24/12/2024 Kinh tế
Cơn khát căn hộ tại lõi trung tâm nội đô tiếp tục tiếp diễn
19:57 | 23/12/2024 Kinh tế
Công bố 10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024
19:19 | 23/12/2024 Kinh tế
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
15:45 | 23/12/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu 2024 có thể lập đỉnh mới hơn 400 tỷ USD
09:38 | 23/12/2024 Xuất nhập khẩu
Đánh thức tiềm năng dược liệu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
08:38 | 23/12/2024 Kinh tế
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
15:28 | 22/12/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
10:54 | 22/12/2024 Infographics
Xuất khẩu dừa bước vào chu kỳ tăng tốc
09:52 | 22/12/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu chính thức đạt gần 750 tỷ USD
18:24 | 20/12/2024 Xuất nhập khẩu
Cơ hội bền vững để hàng Việt Nam thâm nhập thị trường toàn cầu
08:00 | 20/12/2024 Kinh tế
Nắm bắt xu thế chuyển đổi xanh - Cơ hội sống còn của doanh nghiệp Việt Nam
07:53 | 20/12/2024 Kinh tế
Diễn biến nào của lãi suất cho vay trong năm 2025?
21:39 | 19/12/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Cửa khẩu thông minh - “chìa khóa” để Lạng Sơn cất cánh
Cơn khát căn hộ tại lõi trung tâm nội đô tiếp tục tiếp diễn
Công bố 10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 103 phát hành ngày 24/12/2024
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics