Phát triển hàng không: Điểm nghẽn mang tên “hạ tầng”
Tăng trưởng ấn tượng nhưng không ngạc nhiên
Phát biểu tại tọa đàm, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), TS Vũ Tiến Lộc khẳng định, vận tải hàng không đang tăng trưởng mạnh mẽ trên toàn cầu, trong đó tăng trưởng mạnh nhất là các nước đang phát triển. Việt Nam nằm trong những quốc gia có mức tăng trưởng nhanh nhất khu vực.
Theo thống kê quốc tế, hàng không giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cứ 1% tăng trưởng của hàng không sẽ đồng hành tương ứng với sự tăng trưởng từ 0,4 - 0,5% GDP. Ở Việt Nam, trong những năm gần đây ngành hàng không đều tăng trưởng bình quân 14 -15%, tương ứng với mức tăng GDP từ 6,8 -7%/năm.
Theo dự báo của Hiệp hội Vận tải Hàng không quốc tế (IATA), Việt Nam sẽ trở thành thị trường hàng không phát triển nhanh thứ 5 thế giới, đạt 150 triệu lượt hành khách vận chuyển vào năm 2035. Còn ở trong nước, tỉ lệ người dân đi máy bay của Việt Nam đang tăng nhanh. Với dân số gần 100 triệu người, hàng không nội địa Việt Nam được IATA dự báo sẽ tăng trung bình 15%/năm trong thời gian tới. Mặt khác, hiện nay Việt Nam đang chuyển dần nền kinh tế sản xuất công nghiệp sang sản xuất hàng hóa công nghệ cao, đó là những sản phẩm có nhu cầu vận chuyển hàng không rất lớn.
Cũng theo ông Lộc, những năm gần đây, tăng trưởng hàng không khá nóng nhưng phải đối mặt với nhiều thách thức như quá tải về hạ tầng sân bay bến đỗ, an ninh trên các chuyến bay trong đó sự gia nhập của các hãng hàng không quy mô mới có thể tạo ra sự cạnh tranh “phi quy luật” từ đó đặt ra nhiều thách thức.
“Việt Nam là thành viên của cộng đồng kinh tế chung ASEAN, các quốc gia trong khu vực sẽ trở thành thị trường chung, hàng hóa vận chuyển tự do và hội nhập toàn cầu. Đây là cơ hội cho một bầu trời mở. Nhưng thử thách của Việt Nam là thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ vận tải hàng không và cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được nhu cầu”, TS Vũ Tiến Lộc nhấn mạnh.
Chia sẻ về những khó khăn mà ngành hàng không đang gặp phải, ông Phạm Ngọc Minh, Chủ tịch Hội đồng quản trị Vietnam Airlines cho rằng thị trường vận tải hàng không sẽ bùng nổ, tuy nhiên không bất ngờ. Tốc độ tăng trưởng của giai đoạn nửa cuối năm 2018 là 9% và quý I/2019 xấp xỉ 7%. Với mức tăng trưởng này, chúng ta cần đặt câu hỏi, sự tăng trưởng này do đâu? Do hạ tầng giao thông quá tải hay do sự bùng nổ tất yếu của giai đoạn phát triển khách đường bộ chuyển sang máy bay?
Theo TS Vũ Tiến Lộc, thử thách của Việt Nam là thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ vận tải hàng không và cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được nhu cầu. |
Doanh nghiệp mong bình đẳng
Phân tích kĩ hơn về vấn đề này, ông Hồ Quốc Cường, Trưởng phòng vận tải Hàng không (Cục hàng không Việt Nam) cho biết, trong giai đoạn 5 năm trở lại đây (2014-2018) thị trường hàng không chứng kiến sự tăng trưởng cao về số lượng hành khách và hàng hoá. Và Việt Nam là một trong những thị trường hàng không phát triển nhất toàn cầu trong một thập kỉ trở lại đây với sự tăng trưởng doanh thu trung bình là 17,4%, cao hơn 2 lần so với mức 7,9% của toàn châu Á. Điều này thể hiện nhu cầu của vận tải hàng không rất cao của thị trường nội địa Việt Nam cũng như nhu cầu từ thị trường quốc tế đến Việt Nam.
Bàn về những điều kiện quan trọng nhất để Việt Nam phát triển hàng không, PGS TS Nguyễn Thị Phương, Giảng viên Đại học Giao thông vận tải khẳng định, điều kiện quan trọng nhất chính là cơ sở vật chất, bao gồm hệ thống cảng, hệ thống tàu bay và kiểm soát không lưu. Trong đó, sân bay trung chuyển là yếu tố quan trọng để mở rộng vị thế ngành vận tải hàng không của Việt Nam. Nếu có những chính sách phát triển đầu tư các sân bay có tầm cỡ để trở thành sân bay trung chuyển cho hàng không của khu vực thì ngành hàng không Việt Nam sẽ phát triển mạnh mẽ hơn nữa.
Nói rõ hơn về việc hạ tầng đang không theo kịp sự phát triển của hàng không, ông Minh nhấn mạnh, chính việc hạ tầng không phát triển đủ nhanh đang lấy đi những cơ hội cạnh tranh quốc tế của hàng không Việt Nam. Và trong mắt những người trong ngành hàng không trong khu vực, Việt Nam chỉ là điểm dừng gom khách cho Singapore.
Chia sẻ về những khó khăn, “điểm nghẽn” của doanh nghiệp, đứng ở góc độ doanh nghiệp ông Đặng Tất Thắng, Phó Tổng giám đốc thường trực Bamboo Airways cho biết, Bamboo Airways đã trải qua quá trình hình thành có lẽ kéo dài nhất từ trước đến nay. Theo đó, để thành lập, chúng tôi phải theo cả Luật Đầu tư 2014 và theo Nghị định 92 của Thủ tướng về ngành hàng không, như vậy số lượng thủ tục là gấp đôi. Đó là sự khác biệt hoàn toàn trong quá trình hình thành. Từ 10 máy bay ban đầu, chúng tôi muốn nâng số máy bay lên lại phải ‘chạy một vòng’ từ Thủ tướng, Bộ Giao thông vận tải, Cục Hàng không làm thủ tục điều chỉnh như từ đầu. Đây là rào cản với doanh nghiệp, do đó, doanh nghiệp mong muốn sự bình đẳng thống nhất thể chế với các doanh nghiệp.
Đánh giá về vấn đề này, ông Nguyễn Đình Cung nhận định, quá trình gia nhập thị trường của các hãng hàng không vẫn rất khó khăn, thậm chí phi lý. Nói hạn chế về đường băng mà hạn chế doanh nghiệp không được mở rộng là cách nói không hợp lý, kìm hãm sự phát triển. Thay vì phải tìm cách giải quyết vấn đề tồn tại thì các cơ quan quản lý lại không cho phép doanh nghiệp làm, tìm cách hạn chế. Tư duy và cách làm này là kìm hãm sự phát triển.
Tin liên quan
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều
22:33 | 20/11/2024 Kinh tế
Nghệ An dành hơn 96.000 tỷ đồng xây dựng hạ tầng Khu kinh tế Đông Nam
10:34 | 16/11/2024 Kinh tế
Nhu cầu máy bay mới tăng cao, cơ hội cho công nghiệp hỗ trợ trong nước
15:53 | 14/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11 có chiều hướng giảm
16:06 | 23/11/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
08:16 | 23/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
15:46 | 22/11/2024 Infographics
“Thời khắc vàng” để các thương hiệu Việt vươn tầm thế giới
15:27 | 22/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
11:02 | 22/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do xu hướng phục hồi mạnh mẽ
08:17 | 22/11/2024 Kinh tế
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023
15:50 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh
14:49 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
“Thủ phủ” xuất khẩu đồ gỗ trước nhiều cơ hội bứt phá
13:30 | 20/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Mạnh tới 398 mã lực Range Rover Velar 2024 có giá từ 3,7 tỷ đồng
Quan hệ Việt Nam-Malaysia phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn mới
36 tỷ USD kinh tế internet
Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 7 sẽ vinh danh 58 bộ sách, cuốn sách
Quốc hội yêu cầu sớm quy định về mức thuế cao với người nhiều nhà đất
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics