Ông “phó cạo” có duyên nợ văn chương
Không chỉ là ông thợ cắt tóc có tiếng về sự tỉ mỉ, ông Cao Văn Tuế còn được mọi người biết đến với những câu châm ngôn đơn giản, dễ thuộc nhưng cũng rất sâu sắc như: "Nói thật nhưng chớ nói hết "; "Trẻ học nói - Già học nhịn"...
Chúng tôi tìm đến gặp ông Cao Văn Tuế vào một ngày cuối tháng Giêng. Ông đang cắt tóc cho một vị khách quen, thấy chúng tôi mang theo máy ảnh, ông đã đoán ngay ra được: “Các cô là phóng viên à, mời các cô vào đây, ngồi chờ tôi một lát”. Có lẽ ông đã quen với việc được phóng viên đến “hỏi chuyện” như thế này. Tuy nhiên, mỗi một cuộc gặp gỡ của ông đều mới mẻ, bởi với ông, chỉ có những điều mới mẻ mới có thể thu hút được người khác. Giống như một câu châm ngôn ông từng viết: “Luôn thấy cái mới ở nhau thì ít khi chán nhau”.
“Phó cạo” Cao Văn Tuế năm nay đã ngoài 80 tuổi, dáng người thấp nhỏ nhưng cử chỉ nhanh nhẹn. Hàng ngày ông hành nghề cắt tóc ở một quán nhỏ bên đình làng An Thọ, với cái biển hiệu giản đơn “Tô Xuân”. Ông giải thích: “Tô Xuân” là làm trẻ con người, tô đẹp cho tuổi thanh xuân, người thợ cắt tóc là người điểm tô cho sắc đẹp người khác.
Bén duyên với "nghiệp chữ nghĩa"
Ông Tuế quê gốc ở làng Sủi (Phú Thị, Gia Lâm, Hà Nội). Học hết tiểu học, ông nghỉ học để phụ giúp kinh tế gia đình. Năm 15 tuổi, ông học nghề cắt tóc từ một ông thợ trong làng. Như ông nói chính cái nghề “đè đầu vít cổ” thiên hạ, đã đưa ông tới nghiệp văn chương.
Năm 1962, ông có may mắn được nhà văn Nguyễn Công Hoan đến cửa tiệm của mình cắt tóc. Theo lời ông Tuế kể, ông mạnh dạn đưa cho nhà văn xem tập bản thảo "Đôi mắt kính Z.O" của mình nhưng cũng rất lo lắng mình viết không hay. Đọc xong bản thảo, nhà văn Nguyễn Công Hoan đã nhận xét: “Mẩu chuyện anh vừa viết, đó là chuyện khá, anh muốn theo nghề viết, phương pháp học hỏi và cách viết cứ tuần tự như vậy và anh không được bỏ nghề cắt tóc. Nghề cắt tóc là nơi có kho chuyện quý vô tận. Bám riết lấy, chắc rồi sẽ đạt”. Ông Tuế vẫn còn nhớ như in những lời nhận xét tâm huyết đó. Và đến giờ, đã gần 70 năm ông gắn bó với nghề cắt tóc, như một lẽ thường, phải cắt tóc thì ông mới có thể viết văn.
Thông qua những “thượng đế” đến cắt tóc, ông có dịp “hóng hớt" chuyện thiên hạ. Chính cái miệng có duyên đến lạ của ông khiến nhiều người khách dốc ruột, dốc gan kể chuyện đời mình. Câu chuyện có thể từ chuyện vặt vãnh trong gia đình đến quốc gia đại sự, có thể là chuyện đời, chuyện nghề… cộng với vốn sống phong phú của mình, từ đó ông suy ngẫm để biến thành ý chuyện, tứ thơ.
| |
Những lúc rảnh rỗi, ông Tuế lại tranh thủ ghi lại suy nghĩ của mình |
Năm 1995, ông Tuế chọn một số bài thơ và truyện để in thành cuốn sách “Tâm văn”. Có thể dẫn ra bài thơ “Hẹn”:
“Hẹn rồi - Em không đến
Không đến - Anh vẫn chờ
Trách nhau chi! Em hỡi
Cái hẹn lẻn vào mơ.
Em ơi! Cứ hẹn đi
Để rồi: anh được lỡ
Ôi! Cuộc đời đáng sợ
Im ắng…
Lời hẹn hò!”
Gần đây nhất, bài thơ ông viết về “thánh thơ” Cao Bá Quát được chọn khắc in trên tấm bia đá đặt trong Khu di tích lịch sử - văn hóa Danh nhân Cao Bá Quát tại làng Sủi, xã Phú Thị, Gia Lâm, Hà Nội. Bài thơ có những câu ông rất tâm đắc:
“Nay
Người người tưởng nhớ ông
Mở sách
Trông lên trời
Đứng đỉnh núi
Hát vang tài tử đa cùng phú"
Ông bộc bạch: “ Bài thơ này bột phát lóe lên trong đầu, ngủ dậy tôi viết một mạch không phải chỉnh sửa câu nào, hoàn chính đúng sáng sớm ngày Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long Hà Nội nhằm bày tỏ tưởng nhớ, tôn vinh, kính trọng của lớp con cháu hậu duệ đối với bậc tiền nhân Cao Chu Thần Thánh Quát”.
Viết hơn 4.000 câu châm ngôn
Ngoài làm thơ, viết văn, ông Cao Văn Tuế còn sáng tác rất nhiều châm ngôn. Ông đã từng được đánh giá "là một trong những người viết nhiều châm ngôn nhất Việt Nam" với hơn 4.000 câu, trong đó có hơn 1.000 câu được đăng trên các báo, sách, lịch. Chúng đều là những câu nói ngắn gọn, súc tích, dễ nhớ và đúc kết từ cuộc sống, từ những câu chuyện lẽ đời đổi thay, đen bạc. Từ đó, hướng con người tới cuộc sống vị tha, biết nhường nhịn, yêu thương, đối nhân xử thế.
Câu châm ngôn đầu tiên được ông đặt bút viết đêm 29-7-1991: “Người già mọi cái đều co lại, riêng cái mồm lại rộng ra”. Câu châm ngôn này của ông bắt nguồn từ câu chuyện của một người khách cắt tóc chiều hôm ấy. Vị khách này thao thao bất tuyệt cả buổi mà chẳng đi vào vấn đề gì cụ thể, và ông nảy ra câu châm ngôn kia để tự răn mình. Rằng khi về già, da mặt, chân tay, mắt… đều co lại, nhưng lại nói thật nhiều đến mức “mồm rộng ra”.
Những câu châm ngôn viết tay đầu tiên được ông Tuế lưu giữ |
Nhiều câu châm ngôn là dòng tâm thức ngắn gọn: “Chê nhau nhăn mặt, chán nhau quắt gan” và hóm hỉnh: “Bố con đều khôn, khó bàn/ Chủ khách đều khôn, khó nói”.
Có những câu châm ngôn của ông khiến người đi sưu tầm nhầm lẫn. Ông kể có lần thấy trên báo đăng câu châm ngôn “Chê người mà được thưởng là gặp Thánh/ Khen người mà bị phạt là gặp Thần” của mình mà phía dưới lại đề của Khổng Tử. Ông coi đây cũng là sự nhầm lẫn thôi, và nó cũng khá thú vị.
Dù không hề biết viết tí chữ Hán nào nhưng ông “phó cạo” Cao Văn Tuế có thể viết câu đối bằng Hán tự. Ông bảo, đấy là do học lỏm, hay đọc thơ dịch từ chữ Hán sang nôm, rồi nhớ lại để khi nào viết thì… lắp ghép vào. Sau đó, ông sẽ mang tới những người bạn là bậc túc nho để nhờ sửa xem có… sai sót gì không. Trong “kho” câu đối của mình, ông có nhiều câu nói về các bậc danh tướng, người có công với nước như câu về Tướng quân Nguyễn Sơn:
Chí tráng sơn hà lưỡng quốc tạc;
Danh truyền sử sách thiên thư lưu.
(Chí mạnh núi sông hai nước tạc;
Danh truyền sử sách mấy nghìn chương)
Đôi câu đối ấy được trang trọng in trong cuốn sách giới thiệu về vị tướng tài ba này, do Nhà xuất bản Thông tấn ấn hành…
Hai vợ chồng ông Tuế thường xem lại "kho báu" văn chương của mình |
Với hơn 40 năm cầm bút, ông Cao Văn Tuế đã giành được 11 giải thưởng văn, trong đó có nhiều tác phẩm được nhận giải thưởng cao viết về làng Sủi quê ông: “Đường về làng quê không bị lấm giày” (Giải A, báo Hà Nội mới năm 1999), “Nếp làng Sủi” (Giải ba cuộc thi Phóng sự báo Quân đội nhân dân năm 1998), “Hạnh phúc trên tay bà đỡ” (Giải B cuộc thi Sáng tác văn năm 2.000 do Sở Y tế Hà Nội kết hợp với Hội Nhà văn Hà Nội tổ chức),...
Chia tay chúng tôi, ông Tuế đọc hai câu thơ như tóm lại cuộc đời mình, để kết cho một câu chuyện về người cắt tóc có duyên nợ với văn chương:
“Ngày vương tóc vụn,
Tối dốc tâm can
Gieo vần ủ chữ,
Thấm đọng nhân gian...”.
Hồng Lê
Tin liên quan
Cơ hội đột phá cho giáo dục khi ứng dụng trí tuệ nhân tạo
20:13 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tuân thủ FTA thế hệ mới, cần cách làm mới về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
20:08 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tuyên bố chung giữa Thủ tướng Việt Nam và Tổng thống Cộng hòa Dominicana
09:17 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tuyên bố chung nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam-Malaysia
09:17 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Minh bạch và giảm thiểu rủi ro nhờ ESG
08:25 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cần giới hạn quy mô, diện tích trong thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại
20:24 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét sai phạm của ông Vương Đình Huệ
20:01 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim
20:00 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Việt Nam-Malaysia nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện
19:50 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thông qua Luật Dược sửa đổi: Quản chặt giá thuốc, cho phép bán thuốc online
19:40 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Press cup 2024: Sự kiện thể thao được mong đợi hàng năm của báo giới cả nước
15:40 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng RON95-III về sát 20.500 đồng/lít
15:16 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
GE Vernova Foundation hỗ trợ người dân Việt Nam bị ảnh hưởng bởi bão Yagi
15:14 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
Giúp người tiêu dùng “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics