Ông Nguyễn Đức Kiên- Tổ trưởng Tổ tư vấn Thủ tướng: Cần thay đổi tư duy làm Khu Kinh tế cửa khẩu
Ông Nguyễn Đức Kiên |
Thưa ông sau gần 30 năm phát triển chỉ có một vài Khu KTCK hoạt động tốt, số còn lại đã phần rơi vào cảnh đùi hiu, hoang vắng. Phải chăng mô hình Khu KTCK đã đến lúc cần phải thay đổi?
Giai đoạn những năm 90 của thế kỷ trước, Việt Nam trong bối cảnh nền kinh tế chưa ra khỏi khủng hoảng và lạm phát, một số nước trên thế giới tiếp tục cấm vận và bao vây kinh tế; Liên Xô tan rã, các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu sụp đổ; các khoản viện trợ quốc tế cũng như thị trường xuất khẩu và nhập khẩu bị thu hẹp đáng kể.
Con đường duy nhất để phát triển là phải nhanh chóng mở cửa, giao thương với các nước. Mô hình Khu KTCK được thành lập với mục tiêu quan trọng là “mở cửa giao thương”, “giữ vững biên cương” với nước láng giềng có chung đường biên giới đất liền.
Có thể thấy giai đoạn đó việc thành lập các Khu KTCK là để phá vỡ thế bị cấm vận, là một bước đệm để tạo sự bình thường hóa quan hệ giữa Việt Nam với Trung Quốc
Và chúng ta thấy mục tiêu đó của các Khu KTCK đã được hoàn thành xuất sắc. Bây giờ mục tiêu mới của Khu KTCK hy vọng đó là vùng đất để “làm giàu”, làm giàu cho cả người dân, làm giàu cho cả đất nước.
Vấn đề đặt ra là với vai trò là người “cầm cương”, Nhà nước cần thay đổi tư duy và quan niệm đối với các Khu KTCK.
Nhìn sang các khu kinh tế bên kia của Trung Quốc chúng ta sẽ thấy là Trung quốc có 2 quan điểm phát triển mà Việt Nam cần phải học. Một là phát triển có mũi nhọn. Mở cặp cửa khẩu nào là do chính quyền Trung ương quyết định và Trung ương tập trung kinh tế, chính sách… hỗ trợ địa bàn đó. Sau khi khu vực cửa khẩu đó phát triển xong rồi thì đóng cặp cửa khẩu đó lại hoặc là hạ mức ưu tiên đầu tư cửa khẩu đó xuống để chuyển sang cặp cửa khẩu khác.
Hai là Nhà nước “mồi”, bỏ tiền đầu tư hạ tầng để cho nơi ấy phát triển.
Cách làm đó, chúng ta chưa làm được. Chúng ta không có nhiều tiền để đầu tư, nhưng chúng ta vẫn cứ rải mành mành mỗi nơi một ít, không thấm vào đâu, không tạo thế bật lên, bức phá lên được.
Chúng ta cần phải lựa chọn và chấp nhận quan điểm có nơi giàu trước, có nơi giàu sau.
26 (theo quy hoạch là 30) Khu KTCK, không chỉ mở cửa làm ăn với Trung Quốc chúng ta mở với Lào, Campuchia; không chỉ một mà có tỉnh còn có tới 2 Khu KTCK, cùng với đó còn có Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu kinh tế biển…, quá nhiều chăng, thưa ông?
Chúng ta muốn làm ăn giao thương với Trung Quốc cũng giống như Lào, Campuchia muốn làm ăn với Việt Nam. Mở Khu KTCK, cặp cửa khẩu, thông thương buôn bán là nhu cầu của hai phía. Chưa nói đến mục tiêu phát triển quan hệ giữa hai nước có cửa khẩu biên giới.
Tôi cho rằng, căn bệnh chung của chúng ta là dàn trải, trong mọi lĩnh vực, tập trung nguồn lực đầu tư là điều ai cũng biết, nhưng lựa chọn để tập trung cho trúng cho đúng lại không phải là điều dễ, đòi hỏi có cái nhìn thực tế từ địa phương.
Nhiều hay ít phải căn cứ vào nhu cầu thực tế của từng địa phương, địa phương phải tự quyết định. Khu KTCK đó, địa phương có thấy cần không, có phải làm và làm thế nào để phát triển. Nhà nước lựa chọn cửa khẩu quốc tế, địa phương lựa chọn cửa khẩu quốc gia, lối mòn cửa khẩu. Và không nên trông chờ hoàn toàn vào ngân sách nhà nước. Tự mỗi địa phương thấy mô hình kinh tế nào phù hợp để tập trung mũi nhọn phát triển.
Quan trọng hơn là cách làm. Cùng mô hình, cùng địa bàn, chính sách ưu đãi đó, phía bên Phòng Thành (Trung Quốc) họ làm ra sao, phát triển thế nào so với Móng Cái (Việt Nam)? Đó là thực tế cần được nhìn thẳng.
Như ông đã nói bối cảnh kinh tế đã thay đổi, mục tiêu, giải pháp cũng thay đổi thích ứng, theo ông giải pháp căn bản cho phát triển Khu KTCK giai đoạn tới là gì?
Mục tiêu thành lập Khu KTCK theo tôi không bao giờ thay đổi. Khu KTCK là công cụ phổ biến để chính quyền các nước thúc đẩy tăng trưởng kinh tế gắn với việc xây dựng và phát triển quan hệ đối ngoại. Tất cả các nước trên thế giới đều có các đặc khu kinh tế, cơ chế ưu đãi cho KTCK để đẩy mạnh giao lưu thông thương, tận dụng được hàng hóa rẻ, công nghệ phát triển của láng giềng.
Đương nhiên bối cảnh mới thì cách làm cũng phải thay đổi. Khi các hiệp định thương mại được ký kết nhiều hơn, mô hình Khu KTCK truyền thống khó có thể duy trì được sự phát triển nếu không có sự thay đổi.
Mô hình Khu KTCK hiện nay đòi hỏi phải có kế hoạch phát triển đô thị, kinh tế-xã hội, cơ chế quản trị và thực thi chính sách hiệu quả, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến lực lượng lao động, liên kết kinh tế, an sinh xã hội và bảo vệ môi trường.
Có như vậy mới tận dụng được lợi thế Khu KTCK, đồng thời góp phần tăng trưởng, phát triển kinh tế, bảo đảm an ninh- quốc phòng.
Khu KTCK không đơn thuần chỉ là nơi trung chuyển, buôn bán mà phải gắn với sản xuất; là “hậu cứ” với khu dân, cơ sở sản xuất, chuỗi sinh thái sản xuất hàng hóa cung ứng cho nước láng giềng; Gắn với sản xuất là phải gắn với nơi ở, an sinh xã hội… cho người lao động, chuỗi logistics.
Theo tôi có 9 nhóm định hướng phát triển Khu KTCK trong thời gian tới: Khu KTCK kiểu mới là khu tích hợp đa mục tiêu gồm kinh tế, an ninh-quốc phòng và ngoại giao; Có chính sách đột phá về quản lý nhà nước trên các lĩnh vực; Tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi; Phát triển hài hòa không gian sản xuất, đô thị và văn hóa; ưu tiên phát triển theo chiều dọc trước; Phát triển hạ tầng đồng bộ; Áp dụng công nghệ cao; hài hòa quyền lợi doanh nghiệp, người lao động, coi người lao động là đối tượng ưu tiên đầu tư; chú trọng bảo vệ môi trường.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Chuyển Trường Đại học Kinh tế Quốc dân thành Đại học Kinh tế Quốc dân
20:38 | 15/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đề nghị nới thời gian hoàn thành Giai đoạn 1 sân bay Long Thành sang cuối năm 2026
19:48 | 12/11/2024 Kinh tế
Chống lãng phí - “xử lý một vụ, cảnh tỉnh cả vùng, cả lĩnh vực”
23:50 | 12/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vĩnh Phúc gỡ rào cản để xanh hóa nền kinh tế
20:14 | 24/11/2024 Kinh tế
Dệt may, da giày cần trợ lực để xanh hóa chuỗi cung ứng
08:11 | 24/11/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11 có chiều hướng giảm
16:06 | 23/11/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
08:16 | 23/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
15:46 | 22/11/2024 Infographics
“Thời khắc vàng” để các thương hiệu Việt vươn tầm thế giới
15:27 | 22/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
11:02 | 22/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do xu hướng phục hồi mạnh mẽ
08:17 | 22/11/2024 Kinh tế
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều
22:33 | 20/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Tây Ninh: Xử phạt 2 doanh nghiệp đầu tư nước ngoài kê khai sai thuế
Nâng cao năng lực ngăn chặn rác thải nhựa và nguy hại xuyên biên giới
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 4 tháng 11/2024 (từ ngày 18/11 đến 24/11/2024)
Fed: Nợ công của Mỹ là rủi ro ổn định tài chính lớn nhất
Kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc dự báo đạt mức cao kỷ lục trong năm nay
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics