Facebook Twitter youtube Tiktok

Nước sạch là mặt hàng kinh doanh… “béo bở”

(HQ Online) - Từ vụ hàng trăm nghìn hộ dân phải sử dụng nước bẩn của Công ty Cổ phần đầu tư nước sạch sông Đà, nhiều chuyên gia cho rằng, cần có Luật về dịch vụ công để bảo vệ quyền lợi người dân.
nuoc sach la mat hang kinh doanh beo bo Xét nghiệm hàm lượng Styren: Không nói lên được chất lượng nước của Nhà máy nước sạch sông Đà
nuoc sach la mat hang kinh doanh beo bo Vụ đổ dầu thải vào nguồn nước sông Đà: Lỗ hổng “chết người”
nuoc sach la mat hang kinh doanh beo bo Kẻ chủ mưu đổ dầu thải vào nguồn nước sông Đà khai được một DN thuê
nuoc sach la mat hang kinh doanh beo bo Khởi tố hình sự vụ án đổ dầu thải xuống đầu nguồn nước sông Đà

Phát biểu tại toạ đàm "Thị trường hoá dịch vụ công nhìn từ khủng hoảng nước sạch sông Đà" được tổ chức chiều 21/10 tại Hà Nội, TS. Nguyễn Sĩ Dũng, chuyên gia quản trị công, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho rằng cần phải có Luật Dịch vụ công, từ đó có những khung pháp lý để bảo vệ người dân.

nuoc sach la mat hang kinh doanh beo bo
Theo ý kiến của chuyên gia, phản ứng của chính quyền Hà Nội trong sự việc này khá chậm.

Theo ông Dũng, sự kiện nước sạch sông Đà vừa qua ảnh hưởng tới hàng triệu người tiêu dùng nhưng chủ thể là Công ty Cổ phần đầu tư nước sạch Sông Đà đã phản ứng quá chậm.

"Sau một thời gian dài người dân uống nước bẩn, DN mới thông báo ngừng sử dụng. Như vậy có thể thấy, phản ứng với sức khoẻ, sinh mệnh người dân là rất chậm", ông Dũng nói.

Cũng theo chuyên gia này, phản ứng của chính quyền Hà Nội trong sự việc này cũng rất chậm.

"Dịch vụ công do các DN tư nhân cung cấp thì chính quyền có trách nhiệm kiểm tra, giám sát, không thể thờ ơ", TS. Dũng nói.

Ông Dũng cho rằng, nước sạch là thị trường béo bở, bởi nếu như cafe có thể nay uống mai không, đi du lịch có thể năm nay đi năm sau không, nhưng nước hay điện thì nhu cầu gần như không thay đổi.

Chuyên gia này cũng một lần nữa đặt hàng loạt câu hỏi, liệu dư luận có băn khoăn chuyện đổ dầu thải vào nguồn lấy nước làm nước sạch Sông Đà là hành vi cố ý hay không? Đối tượng nào có động lực đổ dầu thảo vào gây hại cho hệ thống? Có chuyện cạnh tranh giữa các công ty nước sạch giữa thị trường béo bở này không?

Trả lời câu hỏi này là trách nhiệm của cơ quan chức năng, song chuyên gia này một lần nữa khẳng định, dịch vụ công thực sự cần thiết nhưng hiện khái niệm dịch vụ công vẫn chưa được làm sáng tỏ.

“Muốn bảo vệ được quyền lợi của người dân trong các vụ việc cần phải có Luật Dịch vụ công, từ đó cơ quan quản lý nhà nước sẽ quản lý không chỉ là nước sạch mà còn các loại hình dịch vụ công khác”, ông Dũng nhấn mạnh.

Song trả lời câu hỏi của phóng viên về việc việc hình thành một dự thảo Luật Dịch vụ công có khả thi và bao giờ thì Luật này được manh nha, bàn bạc, thông qua và đi vào thực tế cuộc sống thì chuyên gia này cho rằng, trong suốt quá trình công tác gần 30 năm tại quốc Hội, Luật này chưa bao giờ được nhắc tới và bản thân ông cũng trăn trở không biết khi nào mới ra đời được bộ Luật thực sự cần thiết này.

Có mặt tại buổi tọa đàm, Luật sư Nguyễn Tiến Lập, Văn phòng luật sư NH Quangvà cộng sự cũng đồng tình khi cho rằng, làm đường hay công trình nào đó thì có khung khổ pháp lý, quản trị sẽ rất rõ ràng. Nhưng cung cấp nước sạch, hay điện là dịch vụ công, đây là mặt hàng dường như nhân dân không có quyền lựa chọn, vì vậy chính quyền muốn tư nhân hóa thì cần phải có Luật để quản lý. Từ đó đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng.

Luật sư này cũng cho rằng, khi sự cố xảy ra, điều mà người dân trông đợi nhất chính là bản lĩnh chính trị dám thừa nhận và đối mặt với trách nhiệm của các cấp lãnh đạo.

Theo đó, một khi có sự cố có tính thảm hoạ xảy ra tác động lên hàng ngàn, vạn người, đó không còn là vấn đề kỹ thuật, kinh tế hay xã hội mà trở thành sự kiện chính trị, bởi hơn lúc nào hết quan hệ giữa nhân dân và chính quyền bị đặt vào thử thách. Câu hỏi đặt ra là trong tình huống nan nguy thì người dân có thể dựa vào hay tin tưởng ở chính quyền không ?

Trên thực tế, ý thức tự thu xếp, tự xoay sở hay tự cứu của người dân Việt Nam luôn luôn tiềm tàng hơn là sự trông đợi vào chính quyền. Cái người dân vẫn cần là một thái độ của người có trọng trách, để họ thấy một sự cảm thông, chia sẻ, một niềm tin và hy vọng. Hành động cần làm là một tuyên bố rõ ràng, cụ thể về trách nhiệm và sự cam kết giải quyết vấn đề, ít nhất ở tầm chính trị.

Đối với vụ nhiễm độc nguồn nước sông Đà, theo vị này, chính quyền đã xử lý hậu quả bằng cách huy động xe bồn chở nước đến cho người dân. Tuy nhiên, rất nhiều xe đã không thể mang được nước sạch tới do nó vốn là phương tiện chuyên dùng để tưới cây và rửa đường. Nói cách khác, dù chính quyền có muốn trợ giúp người dân thì cũng làm được vì thiếu nguồn lực và phương tiện.

Tuy nhiên, nếu không có đủ phương tiện xe cộ thì thành phố có nguồn tài chính đặc biệt nào để cứu trợ cho tình huống này không ? Chẳng hạn, chính quyền có thể cấp tiền để người dân tự thu xếp hay huy động các tổ chức, đơn vị khác cùng tham gia khắc phục hậu quả ?

“Việc ra đời một bộ Luật dịch vụ công là hết sức cần thiết để người dân kiếm tìm cho mình một thiết chế bảo vệ khi cần và cũng là để nhà nước có tham chiếu xử lý khi có các vụ việc tương tự ảnh hưởng đến an toàn tính mạng và sức khỏe của người dân”, luât sư Luật nêu quan điểm.

D.Ngân

Tin liên quan

Cần đảm bảo hài hoà lợi ích khi xây dựng, áp dụng bảng giá đất mới

Cần đảm bảo hài hoà lợi ích khi xây dựng, áp dụng bảng giá đất mới

(HQ Online) - Tại Hội thảo: “Áp dụng bảng giá đất theo Luật Đất đai 2024: Những vấn đề đặt ra và giải pháp phát triển bền vững thị trường bất động sản Việt Nam" được tổ chức chiều 10/1, các chuyên gia cho rằng, tại nhiều địa phương, bảng giá đất tăng cao gây ra nhiều khó khăn cho doanh nghiệp, người dân, điều này dẫn tới những trăn trở về hiệu quả và tác động của bảng giá đất mới.
Doanh nghiệp châu Âu kỳ vọng thủ tục hành chính đơn giản hoá nhờ sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Doanh nghiệp châu Âu kỳ vọng thủ tục hành chính đơn giản hoá nhờ sắp xếp, tinh gọn bộ máy

(HQ Online) - Chỉ số Niềm tin kinh doanh (BCI) của Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) đã đạt mức cao nhất trong hơn 2 năm qua khi tăng vọt từ 46,3 trong quý 4/2023 lên 61,8 trong quý 4/2024.
Hải quan cửa khẩu cảng Chân Mây đồng hành cùng doanh nghiệp tăng thu ngân sách nhà nước

Hải quan cửa khẩu cảng Chân Mây đồng hành cùng doanh nghiệp tăng thu ngân sách nhà nước

(HQ Online) - Năm 2024, Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Chân Mây thu nộp ngân sách nhà nước hơn 712 tỷ đồng, đạt 186,09% số thu ngân sách được giao năm 2024. Những kết quả nổi bật trong công tác thu ngân sách nhà nước khẳng định sự đồng hành, hợp tác hiệu quả của cơ quan Hải quan với doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
Khuyến cáo thực hiện nghiêm quy định vệ sinh an toàn thực phẩm của Hàn Quốc

Khuyến cáo thực hiện nghiêm quy định vệ sinh an toàn thực phẩm của Hàn Quốc

(HQ Online) - Thương vụ Việt Nam tại Hàn Quốc khuyến cáo doanh nghiệp xuất khẩu thực hiện nghiêm các quy định của Hàn Quốc về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Năm 2020 CPI Hà Nội tăng 2,67% so năm 2019

Năm 2020 CPI Hà Nội tăng 2,67% so năm 2019

(HQ Online) - Theo Cục Thống kê Hà Nội, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tại Hà Nội tháng 12 giảm 0,02% so tháng trước và giảm 0,31% so cùng kỳ năm trước.
EVFTA “cứu” xuất khẩu cá ngừ không bị giảm sâu

EVFTA “cứu” xuất khẩu cá ngừ không bị giảm sâu

(HQ Online) - Hiệp định Thương mại Tự do giữa Liên minh châu Âu và Việt Nam (EVFTA) tiếp tục tác động tốt tới xuất khẩu (XK) cá ngừ của Việt Nam sang thị trường EU.
Vừa đạt hơn 41 tỷ USD, xuất khẩu nông sản "nhắm" tới 50 tỷ USD

Vừa đạt hơn 41 tỷ USD, xuất khẩu nông sản "nhắm" tới 50 tỷ USD

(HQ Online) - Năm 2020, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản "cán đích" 41,25 tỷ USD. Bộ NN&PTNT đặt mục tiêu đến năm 2025, giá trị xuất khẩu các sản phẩm nông lâm thủy sản của Việt Nam đạt khoảng 50-51 tỷ USD.
Lưu ý mới nhất về thực thi quy tắc xuất xứ trong EVFTA

Lưu ý mới nhất về thực thi quy tắc xuất xứ trong EVFTA

(HQ Online) - Từ 1/1/2021, các cơ quan, tổ chức cấp được Bộ Công Thương ủy quyền sẽ cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) mẫu EUR.1 từ seri AB trở đi cho hàng hóa xuất khẩu sang EU, thay vì C/O mẫu EUR.1 seri AA.
Kiến nghị tiết giảm chi phí tạo đà cho xuất khẩu dệt may đạt 39 tỷ USD

Kiến nghị tiết giảm chi phí tạo đà cho xuất khẩu dệt may đạt 39 tỷ USD

(HQ Online) - Xác định rõ các thách thức của năm 2021, ngành dệt may đặt mục tiêu cao cho năm 2021 là xuất khẩu tổng giá trị 39 tỷ USD, mục tiêu trung bình là 38 tỷ USD.
Khởi động Triển lãm Quốc tế Đổi mới sáng tạo 2021

Khởi động Triển lãm Quốc tế Đổi mới sáng tạo 2021

(HQ Online) - Ngày 29/12, tại Hà Nội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tổ chức họp báo công bố thông tin về Triển lãm quốc tế đổi mới sáng tạo Việt Nam 2021 (VIIE 2021) và khởi công xây dựng Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc sẽ diễn ra ngày 9 và 10/1/2021.
Ngân hàng tiếp tục giảm chỉ tiêu lợi nhuận để giảm lãi suất cho vay

Ngân hàng tiếp tục giảm chỉ tiêu lợi nhuận để giảm lãi suất cho vay

(HQ Online) - Theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Thị Hồng, năm 2021, ngành Ngân hàng sẽ tiếp tục tập trung vào các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng bởi đại dịch, thiên tai.
Ách tắc hàng hoá, xuất khẩu cá tra vào Trung Quốc giảm sâu

Ách tắc hàng hoá, xuất khẩu cá tra vào Trung Quốc giảm sâu

(HQ Online) - Tháng 11/2020, giá trị xuất khẩu (XK) cá tra sang thị trường Trung Quốc – Hồng Kông đã giảm 29,3% so với tháng 10/2020.
Năm 2021 xuất khẩu nông sản đạt 44 tỷ USD ?

Năm 2021 xuất khẩu nông sản đạt 44 tỷ USD ?

(HQ Online) - Thứ trưởng Thường trực Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn nhấn mạnh: "Năng lực sản xuất toàn ngành nông nghiệp không ngại mục tiêu xuất khẩu 44 tỷ USD năm 2021. Với quyết tâm cao và không vướng mắc về thị trường quốc tế thì con số 44 tỷ USD là khả thi".
Năm 2020, Việt Nam có mức tăng trưởng thuộc nhóm cao nhất thế giới

Năm 2020, Việt Nam có mức tăng trưởng thuộc nhóm cao nhất thế giới

(HQ Online) - Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng tiêu cực tới mọi lĩnh vực kinh tế – xã hội thì với mức tăng GDP năm 2020 tăng 2,91% so với năm trước là thành công lớn của Việt Nam. Việt Nam cũng là nước có mức tăng trưởng năm 2020 thuộc nhóm cao nhất thế giới.
Gần 1.200 gian hàng tại Triển lãm Quốc tế VIETBUILD HOME 2020

Gần 1.200 gian hàng tại Triển lãm Quốc tế VIETBUILD HOME 2020

(HQ Online) - Ngày 26/12, tại TPHCM, Triển lãm Quốc tế VIETBUILD HOME 2020 đã chính thức khai mạc với gần 1.200 gian hàng giới thiệu sản phẩm của các doanh nghiệp.
Chưa có lô gạo xuất khẩu nào mang logo thương hiệu gạo Việt Nam

Chưa có lô gạo xuất khẩu nào mang logo thương hiệu gạo Việt Nam

(HQ Online) - Thông tin trên được đưa ra tại hội thảo góp ý báo cáo đánh giá kết quả thực hiện đề án tái cơ cấu ngành lúa gạo và đề xuất các kiến nghị, bổ sung, chỉnh sửa đề án tái cơ cấu ngành lúa gạo đến năm 2025 tầm nhìn đến năm 2030 được tổ chức ngày 25/12.
Xem thêm
peugeot-viet-nam
cty-lien-thai-binh-duong-ippg-1-thang-dien-dan-hq-dn-tu-12-9-2024-den-12-10-2024-kt-300x250

Tin mới

Cần đảm bảo hài hoà lợi ích khi xây dựng, áp dụng bảng giá đất mới

Cần đảm bảo hài hoà lợi ích khi xây dựng, áp dụng bảng giá đất mới

Bảng giá đất mới tăng cao gây nhiều khó khăn cho người dân, doanh nghiệp
Vedan Việt Nam 12 năm vững vàng trong “Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam”

Vedan Việt Nam 12 năm vững vàng trong “Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam”

Vedan Việt Nam một lần nữa khẳng định vị thế vững chắc trên thị trường khi vinh dự góp mặt trong bảng xếp hạng Top 500 Doanh Nghiệp Lớn Nhất Việt Nam (VNR500) năm 2024.
Năm 2024, Ford Việt Nam đạt kỷ lục bán 42.175 xe

Năm 2024, Ford Việt Nam đạt kỷ lục bán 42.175 xe

Thống kê cập nhật mới nhất từ Ford Việt Nam cho thấy năm 2024, hãng đã đạt kỷ lục bán hàng với 42.175 xe bán ra, tăng 10% so với năm 2023.
Trao Huân chương Chiến công cho các tập thể, cá nhân thuộc Cục Hải quan Hải Phòng

Trao Huân chương Chiến công cho các tập thể, cá nhân thuộc Cục Hải quan Hải Phòng

Trao Huân chương Chiến công cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc của Cục Hải quan Hải Phòng.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng dự Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Hải quan Hải Phòng

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng dự Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Hải quan Hải Phòng

Năm 2024, Cục Hải quan Hải Phòng thu ngân sách được 77.455,3 tỷ đồng, vượt 16,5% chỉ tiêu được giao.
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên

(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên

Số thu NSNN từ hoạt động XNK các tỉnh vùng Tây Nguyên 11 tháng đầu năm 2024 đạt 896,84 tỷ đồng, đạt 106,14% dự toán, chiếm 0,23% số thu toàn Ngành.
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam

(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam

Hàn Quốc hiện là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam.
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ

(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ

Tổng cục Hải quan ban hành Quyết định số 2790/QĐ-TCHQ về việc ban hành Chương trình khuyến khích doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan.
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ

(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ

11 tháng đầu năm, số thu NSNN từ hoạt động XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ đạt 54.898,78 tỷ đồng, bằng 122,31% dự toán, chiếm 14,27% số thu toàn Ngành.
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11

(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11

Tháng 11, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt 66,4 tỷ USD.
Phiên bản di động