Nông sản xuất khẩu có thể ảnh hưởng nếu không có bản quyền giống
Cơ quan Hải quan luôn ưu tiên tạo thuận lợi cho hàng xuất khẩu, đặc biệt là nông sản | |
Thênh thang cơ hội xuất khẩu nông sản hữu cơ | |
Xuất khẩu nông sản: Trung Quốc không còn là thị trường "dễ tính" |
GS.TS Nguyễn Hồng Sơn, Giám đốc Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam. |
Xin ông chia sẻ một số thông tin về tình hình thương mại các giống cây trồng của VAAS thời gian qua?
Theo thống kê, trong giai đoạn 2011-2020, các đơn vị thành viên của VAAS đã thực hiện 227 nhiệm vụ nghiên cứu liên quan đến chọn, tạo giống cây trồng. Từ kết quả của các nhiệm vụ khoa học công nghệ này đã có 390 giống cây trồng được công nhận lưu hành tại Việt Nam.
Mặc dù số lượng giống được công nhận khá lớn, nhưng số lượng giống có khả năng thương mại hóa và hợp tác khai thác bản quyền với các DN khá thấp. Trong 10 năm qua, có 79 giống được thương mại và đang đàm phán thương mại, chiếm 20,25% tổng số giống được công nhận, trong đó có 6 giống cây ăn quả, 35 giống lúa và 38 giống ngô.
Trong số 79 giống được thương mại, có 67 giống được chuyển giao cho các DN, 3 giống trong giai đoạn đàm phán, 8 giống được chuyển giao cho các đơn vị sự nghiệp có thu của nhà nước và 1 giống được chuyển giao cho nước bạn Lào. Như vậy, có thể thấy rằng, đối tượng tiếp nhận chuyển giao giống chủ yếu là các DN sản xuất, kinh doanh giống cây trồng hoặc sản phẩm từ giống cây trồng, không bán trực tiếp cho nông dân. Do đó, việc các DN phải có nghĩa vụ đóng góp bản quyền tác giả cho các cơ quan nghiên cứu giống là phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành.
Việc thực hiện chuyển giao bản quyền giống có ý nghĩa như thế nào đối với công tác nghiên cứu, lai tạo giống tại Việt Nam?
Theo kinh nghiệm của các Viện nghiên cứu trong nước và các nước trong khu vực, để tạo được một giống lúa chất lượng cao, từ khi lai tạo đến khi được công nhận lưu hành cần 10 năm nghiên cứu liên tục với kinh phí từ 16 - 20 tỷ đồng. Đối với cây ăn quả dài ngày, để tạo được một giống tốt, cần thời gian liên tục tối thiểu 15 năm.
Như vậy, để có được một giống tốt, có khả năng thương mại hoá và ứng dụng rộng rãi trong sản xuất đòi hỏi phải có quá trình nghiên cứu tạo giống đủ dài, liên tục với lượng kinh phí đủ lớn và ổn định. Thực tế cho thấy một số giống tốt được tạo ra và được thương mại hóa trong giai đoạn vừa qua là những sản phẩm không chỉ được kết tinh từ nguồn kinh phí được cấp để thực hiện các đề tài, dự án mà phải có sự kế thừa của các giai đoạn nghiên cứu trước, đồng thời có sự đóng góp công sức của đơn vị chủ trì, cá nhân chủ nhiệm và lòng say mê của cán bộ nghiên cứu.
Việc giao quyền đăng ký bảo hộ và thực thi quyền của chủ sở hữu bằng bảo hộ đối với các giống cây trồng được tạo ra từ nguồn ngân sách nhà nước cho các tổ chức, cá nhân chủ trì đề tài, dự án là cần thiết, phù hợp với các quy định của pháp luật Việt Nam về sở hữu trí tuệ. Nó có ý nghĩa quan trọng để giúp các tổ chức khoa học công nghệ công lập phát triển các giống cây trồng có chất lượng tốt. Đồng thời, tạo động lực để thu hút đầu tư nguồn vốn ngoài ngân sách cho công tác lai tạo giống cây trồng theo đúng chủ trương xã hội hoá công tác nghiên cứu khoa học.
Bên cạnh đó, hiện nguồn ngân sách cấp để chi trả lương và hoạt động bộ máy của VAAS chỉ đáp ứng 54,3% so với nhu cầu thực tế. Do đó, việc chuyển giao này cũng tạo nguồn thu cho các tổ chức khoa học công lập để từng bước thực hiện cơ chế tự chủ; tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước để tái đầu tư cho công tác nghiên cứu thông qua khoản thuế trích nộp từ thương mại giống cây trồng. Điều này cũng sẽ tạo động lực khuyến khích các tổ chức, cá nhân đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ngoài lãnh thổ Việt Nam theo đúng Luật Sở hữu trí tuệ của Việt Nam và các công ước quốc tế, từ đó tạo động lực để phát triển nền kinh tế trí thức.
Sự việc tranh chấp xung quanh giống thanh long ruột đỏ LĐ1 thời gian qua đã cho thấy bài học như thế nào và cần những giải pháp gì để không lặp lại sự việc tương tự trong tương lai, thưa ông?
Các DN Việt Nam đang cùng dắt tay nông dân bước ra biển lớn. Ở đó, các thông lệ quốc tế, hàng rào kỹ thuật là thách thức lớn đối với hàng hoá nông sản của chúng ta, đặc biệt trong bối cảnh chúng ta đang phải đối mặt với nền sản xuất nhỏ, manh mún, có nhiều hộ nông dân tham gia. Cùng với hàng loạt quy định như kiểm dịch thực vật, chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm thì thực thi bản quyền tác giả, các quy định của nước xuất khẩu và nhập khẩu đối với giống cây trồng cũng là một hàng rào kỹ thuật nằm trong quy định của nhiều nước nhập khẩu. Nó phải được thể hiện đầy đủ trong hồ sơ truy xuất nguồn gốc.
Ở nước ta, bản quyền giống cây trồng được điều chỉnh bởi hai hệ thống Luật, trong đó Luật Trồng trọt điều chỉnh hành vi sản xuất, buôn bán giống cây trồng. Theo đó chỉ có những tổ chức, cá nhân đăng ký công nhận lưu hành hoặc tự công bố lưu hành giống cây trồng, hoặc người được uỷ quyền, mới được sản xuất, buôn bán hạt giống, cây giống của giống cây trồng đó. Luật Sở hữu trí tuệ điều chỉnh rộng hơn quyền của chủ bằng bảo hộ, theo đó tổ chức, cá nhân là chủ bằng bảo hộ không chỉ có quyền sản xuất, buôn bán giống cây trồng mà còn có quyền đối với cả sản phẩm từ giống cây trồng đó.
Bên cạnh thực thi các quy định của Việt Nam, chúng ta cũng cần tìm hiểu và thực thi đầy đủ quy định của nước nhập khẩu; quy định của các nước là chủ sở hữu của giống cây trồng. Nếu không tuân thủ đầy đủ các quy định về bản quyền, chúng ta không chỉ bị các chủ sở hữu phạt khi sử dụng giống cây trồng của họ mà chưa được phép, các lô hàng của Việt Nam cũng có thể bị từ chối xuất khẩu.
Các quy định này cũng có thể thay đổi trong từng thời kỳ, do đó nông dân cần chuẩn bị sẵn sàng tâm thế đối với các thông lệ quốc tế mà nhiều nước đã từng áp dụng, tránh bị động như đối với giống thanh long LĐ1. Chúng ta không lạ gì nhiều nông dân trồng hoa ở Lâm Đồng đã sử dụng các giống hoa của Nhật để trồng và bán trong nước nhưng không thể xuất khẩu được sang Nhật vì không có bản quyền giống.
Từ những yêu cầu đó, trước khi trồng một loại cây trồng, nông dân luôn phải tìm đối tác để ký kết hợp đồng tiêu thụ, tìm hiểu rõ nguồn gốc xuất xứ của giống cây trồng và quy định của các nước nhập khẩu mặt hàng đó. Tốt nhất khi mua giống cây trồng cần tìm hiểu rõ xem cơ sở sản xuất, buôn bán cây giống có phải là chủ sở hữu của giống hay được uỷ quyền của chủ sở hữu không, giống cây đó đã được công nhận lưu hành hợp pháp ở Việt Nam hoặc đã được bảo hộ chưa. Đồng thời, nông dân cũng cần lưu giữ hoá đơn bán hàng, thậm chí ký kết hợp đồng và ràng buộc trách nhiệm để khẳng định mình được sử dụng cây giống, sản phẩm sản xuất ra từ cây giống một cách hợp pháp.
Thông qua sự việc này, các cơ quan quản lý, các Viện nghiên cứu, Hiệp hội, Hội cũng cần tổ chức nhiều hơn nữa diễn đàn để nâng cao nhận thức cho nông dân, DN, đặc biệt là DN nhỏ về các thông lệ quốc tế khi tham gia xuất khẩu nông sản trong đó có bản quyền giống cây trồng.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Xuất nhập khẩu chính thức đạt gần 750 tỷ USD
18:24 | 20/12/2024 Xuất nhập khẩu
Thị trường xuất khẩu đầu tiên cán mốc 100 tỷ USD
16:38 | 18/12/2024 Xuất nhập khẩu
Cơ hội bền vững để hàng Việt Nam thâm nhập thị trường toàn cầu
08:00 | 20/12/2024 Kinh tế
Nắm bắt xu thế chuyển đổi xanh - Cơ hội sống còn của doanh nghiệp Việt Nam
07:53 | 20/12/2024 Kinh tế
Diễn biến nào của lãi suất cho vay trong năm 2025?
21:39 | 19/12/2024 Kinh tế
Nhập khẩu từ Trung Quốc cao kỷ lục đạt hơn 130 tỷ USD
14:40 | 19/12/2024 Xuất nhập khẩu
TP Hồ Chí Minh: Đa dạng hình thức hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa
07:46 | 19/12/2024 Kinh tế
Phòng vệ thương mại bảo vệ các ngành sản xuất trong nước
16:40 | 18/12/2024 Kinh tế
Hồng Kông: Cầu nối cho doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường khu vực Vịnh Lớn
09:11 | 18/12/2024 Kinh tế
Chuyển đổi số thúc đẩy kinh tế tuần hoàn và tiêu dùng bền vững trong bán lẻ
21:18 | 17/12/2024 Kinh tế
Không tạo cơ chế xin cho trong cấp tín dụng, tiếp tục giảm lãi suất cho vay
17:17 | 17/12/2024 Kinh tế
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 8,8%
09:47 | 17/12/2024 Kinh tế
Xuất khẩu nông sản năm 2024 vượt 60 tỷ USD?
08:33 | 17/12/2024 Kinh tế
Yêu cầu thực hiện tốt công tác thanh toán, phối hợp thu dịp "cao điểm" cuối năm
17:17 | 16/12/2024 Kinh tế
Xuất siêu nông, lâm, thủy sản tăng trưởng hơn 50%
16:50 | 16/12/2024 Xuất nhập khẩu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Bóc thủ đoạn giấu ma túy, hàng cấm qua cửa khẩu quốc tế Cha Lo
Đột phá cho chuyển đổi số
Tăng doanh thu từ xây dựng chuỗi cung ứng bền vững
Ô tô nhập khẩu có chiều hướng giảm
Thủ tướng chỉ đạo phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP năm 2025 đạt trên 8%
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics