Nông nghiệp Việt tiếp tục "trầy da tróc vảy" vì Covid-19
Xuất khẩu nông sản tỷ USD "lao dốc" vì Covid-19 | |
“Giải cứu” sản phẩm thượng lưu thời covid-19 | |
Nông sản sang Trung Quốc cực chậm, hàng chờ xuất vọt tăng |
Toàn cảnh hội nghị |
Chất chồng thách thức
Theo Bộ NN&PTNT: 2 tháng đầu năm, do chịu tác động khá mạnh bởi dịch Covid-19, kim ngạch xuất khẩu của ngành đạt 5,34 tỷ USD, giảm 2,8% so với cùng kỳ năm 2019. Kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản ước khoảng 4,3 tỷ USD, giảm 6,7% so với cùng kỳ năm 2019. Thặng dư thương mại 2 tháng đạt 1,02 tỷ USD, tăng 18,4% so với cùng kỳ năm trước.
Phát biểu tại Hội nghị trực tuyến thúc đẩy sản xuất nông nghiệp trong điều kiện dịch bệnh Covid-19 diễn ra chiều nay 12/3, ông Nguyễn Văn Việt, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch (Bộ NN&PTNT) phân tích: Sự bùng phát của dịch Covid-19 diễn biến nghiêm trọng, phức tạp, chưa dự báo được thời điểm kết thúc gây ảnh hưởng tiêu cực tới tăng trưởng kinh tế thế giới.
Bên cạnh đó, căng thẳng thương mại Mỹ - Trung Quốc có “hạ nhiệt” nhưng còn phức tạp. Gia tăng căng thẳng thương mại và rủi ro, suy thoái kinh tế trên diện rộng ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động thương mại toàn cầu nói chung, thương mại nông sản nói riêng.
Ở trong nước, ngành nông nghiệp bên cạnh những thuận lợi, cơ hội cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Đó là, tác động biến đổi khí hậu xuất hiện ngay từ đầu năm gây ra tình hình hạn hán, xâm nhập mặn tại ĐBSCL ảnh hưởng tới ngành trồng trọt và nuôi trồng thủy sản.
Ngoài ra dịch tả lợn châu Phi tuy có giảm mạnh nhưng chưa được khống chế hoàn toàn nên vẫn gây khó khăn cho công tác tái đàn; cúm gia cầm có nguy cơ bùng phát tại Việt Nam khi tổng đàn gia cầm hiện nay đang rất lớn.
“Đáng chú ý, thị trường nhiều mặt hàng nông sản vẫn có xu hướng giảm và chịu tác động từ chiến tranh thương mại giữa các nước lớn. Cùng với đó, “thẻ vàng” xuất khẩu thủy sản khai thác biển do Ủy ban châu Âu (EC) đưa ra chưa được gỡ bỏ. Dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, gây ảnh hưởng trực tiếp tới sản xuất và hoạt động xuất nhập khẩu, tiêu thụ nông sản hàng hóa của Việt Nam”, ông Việt nhấn mạnh.
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường đánh giá: Dịch Covid-19 đã thành đại dịch, hết sức nguy hiểm, gây ra 2 vấn đề bao trùm là đe dọa sức khỏe, tính mạng người dân trên toàn cầu và làm rối loạn nên kinh tế thế giới. Dịch này tác động đến hầu hết các quốc gia.
Hiện nay, ngoài đối mặt với dịch Covid-19, ngành nông nghiệp còn hứng chịu cả tính cực đoan của thời tiết như mưa đá trên diện rộng, hạn hán, dịch tả lợn châu Phi, dịch cúm A/H5N1...
Đảm bảo lương thực, gia tăng xuất khẩu
Những tháng còn lại của năm 2020, toàn ngành nông nghiệp xác định phải tập trung triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp để đẩy mạnh sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản nhằm đảm bảo an ninh lương thực trong nước, tăng cường xuất khẩu, đạt được mục tiêu cao nhất mà Chính phủ giao.
Ông Nguyễn Văn Việt nêu rõ, với lĩnh vực trồng trọt, Bộ NN&PTNT sẽ rà soát xây dựng, phát triển các vùng sản xuất đối với sản phẩm xuất khẩu chủ lực, có tín hiệu thị trường thuận lợi (gạo, cây ăn quả (thanh long, sầu riêng, chanh leo,… ); xây dựng vùng sản xuất tập trung, đầu tư phát triển ngành hàng theo chuỗi giá trị, gắn với thị trường, chế biến, các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng và phát triển nông thôn mới trên địa bàn.
Ngành lâm sản sẽ nỗ lực đảm bảo cung cấp phần lớn gỗ nguyên liệu cho công nghiệp chế biến gỗ. Ảnh: Nguyễn Thanh |
Với lâm sản, điểm nhấn là nâng cao năng suất, chất lượng và phát huy giá trị của từng loại rừng; đảm bảo cung cấp phần lớn gỗ nguyên liệu cho công nghiệp chế biến gỗ, sản xuất giấy, ván nhân tạo, nhu cầu gỗ, củi và các lâm đặc sản khác cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu; triển khai thực hiện hiệu quả, đồng bộ Hiệp định VPA/PLEGT đã được phê duyệt, tạo điều kiện đẩy mạnh xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang EU...
Ở lĩnh vực thủy sản, lãnh đạo Vụ Kế hoạch nhấn mạnh: Bộ NN&PTNT sẽ nghiên cứu đề xuất xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình tổng thể đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản; xây dựng quy trình đầy đủ về công tác xác nhận và chứng nhận thủy sản khai thác trước khi xuất khẩu; hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện quy trình kiểm tra, kiểm soát tàu cá, sản lượng bốc dỡ qua cảng theo yêu cầu của EC…
“Ngoài ra, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu nông, lâm, thủy sản, từng bước giảm dần mức độ phụ thuộc vào một thị trường, đáp ứng tiêu chuẩn hàng hóa cao về xuất xứ hàng hóa, chỉ dẫn địa lý; thúc đẩy công nghiệp chế biến nông sản; tăng cường triển khai công tác xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ các mặt hàng nông sản, tiếp cận các hệ thống bán lẻ, chuỗi siêu thị tại nước ngoài cũng là giải pháp quan trọng được thúc đẩy”, ông Việt nói.
Vị “tư lệnh” ngành nông nghiệp- Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường khẳng định: Ngành nông nghiệp cần hạn chế thách thức để đảm bảo tăng trưởng, tạo ra khối lương thực, thực phẩm đủ đáp ứng nhu cầu cả trong nước lẫn xuất khẩu. Khi bị dịch bệnh, người dân bị cách ly cũng vẫn phải ăn. Nếu sức sản xuất không tốt, cắt đứt nguồn cung thì sẽ bị mất thị trường.
“Sau dịch bệnh bao giờ cũng có nhu cầu lương thực, thực phẩm lớn, có thể nói là nhu cầu bùng nổ, nếu không chuẩn bị thì lấy gì mà bán? Không để giá thực phẩm leo thang để khi dịch bệnh đi xuống có đà thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu”, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nói.
Năm 2020, mục tiêu kim ngạch xuất khẩu hàng hóa nông, lâm, thủy sản đạt 42 tỷ USD. Trong đó, hàng nông sản khoảng 20 tỷ USD; lâm sản và đồ gỗ khoảng 11,5 tỷ USD; các mặt hàng thủy sản khoảng 10 tỷ USD; các mặt hàng chăn nuôi khoảng 0,8 tỷ USD. |
Tin liên quan
Xuất siêu nông, lâm, thủy sản tăng trưởng hơn 50%
16:50 | 16/12/2024 Xuất nhập khẩu
Quản chặt mã số vùng trồng để bảo đảm phát triển bền vững ngành dừa
15:56 | 13/12/2024 Kinh tế
Hà Nội: Hỗ trợ tối đa để liên kết sản xuất, tiêu dùng bền vững nông sản
14:33 | 15/12/2024 Kinh tế
Khuyến cáo thực hiện nghiêm quy định vệ sinh an toàn thực phẩm của Hàn Quốc
19:22 | 31/12/2020 Nhịp độ phát triển
Năm 2020 CPI Hà Nội tăng 2,67% so năm 2019
10:53 | 31/12/2020 Nhịp độ phát triển
EVFTA “cứu” xuất khẩu cá ngừ không bị giảm sâu
15:33 | 30/12/2020 Nhịp độ phát triển
Vừa đạt hơn 41 tỷ USD, xuất khẩu nông sản "nhắm" tới 50 tỷ USD
15:33 | 30/12/2020 Nhịp độ phát triển
Lưu ý mới nhất về thực thi quy tắc xuất xứ trong EVFTA
14:19 | 30/12/2020 Nhịp độ phát triển
Kiến nghị tiết giảm chi phí tạo đà cho xuất khẩu dệt may đạt 39 tỷ USD
15:25 | 29/12/2020 Nhịp độ phát triển
Khởi động Triển lãm Quốc tế Đổi mới sáng tạo 2021
15:10 | 29/12/2020 Nhịp độ phát triển
Ngân hàng tiếp tục giảm chỉ tiêu lợi nhuận để giảm lãi suất cho vay
11:03 | 29/12/2020 Nhịp độ phát triển
Ách tắc hàng hoá, xuất khẩu cá tra vào Trung Quốc giảm sâu
18:24 | 28/12/2020 Nhịp độ phát triển
Năm 2021 xuất khẩu nông sản đạt 44 tỷ USD ?
15:35 | 28/12/2020 Nhịp độ phát triển
Năm 2020, Việt Nam có mức tăng trưởng thuộc nhóm cao nhất thế giới
08:58 | 28/12/2020 Nhịp độ phát triển
Gần 1.200 gian hàng tại Triển lãm Quốc tế VIETBUILD HOME 2020
19:46 | 26/12/2020 Nhịp độ phát triển
Chưa có lô gạo xuất khẩu nào mang logo thương hiệu gạo Việt Nam
18:42 | 25/12/2020 Nhịp độ phát triển
Tin mới
Cơn khát căn hộ tại lõi trung tâm nội đô tiếp tục tiếp diễn
Công bố 10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 103 phát hành ngày 24/12/2024
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics