Nội lực nền kinh tế Việt Nam có tiềm năng phát triển mạnh
Tiềm năng và cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam năm 2021 | |
Tiếp tục phát huy nội lực của nền kinh tế trong năm 2021 | |
Đẩy mạnh an ninh kinh tế, đặt con người là mục tiêu và động lực phát triển |
TS. Nguyễn Đình Cung, chuyên gia kinh tế, Thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM) |
Ông đánh giá như thế nào về những chỉ tiêu về phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn 2021-2025?
Những kết quả mà Việt Nam đạt được trong năm 2020 sẽ là cơ sở để kỳ vọng trong năm 2021. Việt Nam có thể đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn mục tiêu đề ra nếu tiếp tục cải cách mạnh mẽ và có kế hoạch phục hồi kinh tế tốt. Nhưng nếu những thứ cải cách hết sức căn bản vẫn không thay đổi thì đạt được mức tăng trưởng 5%-6% cũng khó.
Chúng ta đang kỳ vọng GDP/đầu người giai đoạn 2021-2025 sẽ đạt 4.700-5.000 USD một năm, đến năm 2030 đạt 7.500 USD một năm. Để mục tiêu trở thành nước phát triển thu nhập cao, thì từ năm 2030, Việt Nam phải xác định ở top đầu các nước thu nhập trung bình cao, GDP bình quân đầu người là 10.000-12.000 USD một năm. Như vậy, ở các năm tiếp theo mới có thể tiến đến ngưỡng 15.000-18.000 USD. Việt Nam hoàn toàn có thể đạt được ngưỡng vọng này, bởi bản thân nội lực nền kinh tế Việt Nam vẫn có tiềm năng phát triển mạnh. Quan trọng là cần phải biết cách phát huy thế mạnh, huy động tổng thể các nguồn lực và nhanh nhạy chớp thời cơ
Để đạt mục tiêu đã đề ra, giải pháp được đặt ra là tiếp tục hoàn thiện thể chế, tạo thuận lợi cho việc chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và quá trình chuyển đổi số. Xây dựng nhà nước kiến tạo, chính phủ liêm chính, hành động, phục vụ; nền hành chính hiện đại, chuyên nghiệp, kỷ cương, công khai, minh bạch. Tăng cường năng lực dự báo và khả năng phản ứng chính sách trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Tiếp tục cắt giảm thực chất thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh, danh mục sản phẩm, hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành.
Việc Chính phủ tiếp tục ban hành Nghị quyết số 02/2021/NQ-CP, duy trì tính liên tục của các mục tiêu, giải pháp trong các Nghị quyết 19 trước đây và Nghị quyết 02 sau này là rất quan trọng, cần thiết để tiếp nối những thành quả cải cách đạt được những năm qua. Tại Nghị quyết số 02/2021/NQ-CP lần này, Chính phủ yêu cầu tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp chuyển đổi số theo Quyết định số 749. Điều này là rất phù hợp trong bối cảnh dịch bệnh xảy ra đã làm tăng sức ép cũng như tạo cơ hội thúc đẩy chuyển đổi số, số hoá của cả Chính phủ và doanh nghiệp.
Theo ông, chúng ta cần cải thiện môi trường kinh doanh, cắt giảm kiểm tra chuyên ngành theo hướng nào trong thời gian tới và thách thức là gì?
Từ quá trình cải thiện môi trường kinh doanh giai đoạn 2014 – 2020, chúng ta có nhiều kinh nghiệm và bài học giúp việc đề xuất các chính sách, giải pháp có hiệu quả hơn, định hướng của Chính phủ về việc cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh được xác định rõ.
Việc triển khai cải thiện môi trường kinh doanh thời gian tới có một số thách thức như các vấn đề và lĩnh vực cải cách khó khăn, phức tạp hơn, dư địa để cải cách ngay hạn hẹp. Trong khi đó, chúng ta còn thiếu đơn vị tiên phong “giữ lửa”, thúc đẩy cải cách, thiếu nguồn lực và hỗ trợ cần thiết từ các nhà tài trợ, thiếu các nghiên cứu có chất lượng bổ trợ cho các đề xuất giải pháp cải cách.
Các giải pháp cải thiện, nâng cao môi trường kinh doanh 2021 - 2025 và định hướng 2030 phải làm những gì chưa làm được, kế thừa, tiếp tục phát triển và mở rộng phạm vi nội dung của các Nghị quyết trước đó như Nghị quyết 19/2018, Nghị quyết 02/2019...
Theo đó, phải đổi mới tư duy và cách thức làm luật, vai trò của luật pháp. Văn bản quy phạm pháp luật cần linh hoạt, đáp ứng yêu cầu phát triển, không nhất thiết phải đầy đủ và toàn diện, không nhất thiết phải có hàng chục, hàng trăm điều khoản mà chỉ cần đủ để giải quyết một hoặc một số vấn đề đang cản trở quá trình phát triển xã hội.
Thời gian tới, cần tiếp tục mở rộng quyền tự do kinh doanh, gia cố an toàn trong đầu tư kinh doanh. Tháo bỏ mọi rào cản dưới mọi hình thức hạn chế, làm thui chột tự do kinh doanh phát hiện. Xem xét, sửa đổi căn bản chế độ thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp nhất là chế độ thanh tra chấp hành pháp luật theo kế hoạch; bãi bỏ chế độ kiểm tra doanh nghiệp.
Ông có thể cho biết động lực để nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng trong thời gian tới?
Để nền kinh tế có động lực tăng trưởng Việt Nam cần có cơ chế, tài chính khuyến khích các doanh nghiệp tham gia nghiên cứu phát triển và đổi mới công nghệ. Cụ thể, Việt Nam cần hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia, hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, lấy doanh nghiệp làm trung tâm. Để trở thành miền đất hứa, Việt Nam cần tăng cường công tác bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ, đây là yếu tố đặc biệt quan trọng để bảo vệ sự sáng tạo.
Đặc biệt, trong thời gian tới phải xoá bỏ mọi rào cản, định kiến, tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế tư nhân; hỗ trợ kinh tế tư nhân đổi mới sáng tạo, hiện đại hoá công nghệ và phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng suất lao động. Khuyến khích hình thành, phát triển những tập đoàn kinh tế tư nhân lớn, tiềm lực mạnh, có khả năng cạnh tranh khu vực, quốc tế. Phấn đấu đến năm 2030, có ít nhất 2 triệu doanh nghiệp với tỉ trọng đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân vào GDP đạt 60 - 65%.
Xin cảm ơn ông!
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Từ khóa cho giai đoạn 2021-2025: Hạ tầng giao thông Chúng ta cần quán triệt những quan điểm phát triển trong thời gian tới đó là phát triển nhanh và bền vững dựa chủ yếu vào khoa học công nghệ (KH&CN), đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Phải chủ động nắm bắt kịp thời, tận dụng hiệu quả các cơ hội của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư gắn với quá trình hội nhập quốc tế để cơ cấu lại nền kinh tế, phát triển kinh tế số, xã hội số, coi đây là nhân tố quyết định nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế. Cùng với đó, phát huy tối đa lợi thế của các vùng, miền; phát triển hài hòa giữa kinh tế với văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu; phát triển cân bằng, hài hòa giữa các vùng miền, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo trong xã hội; quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng chính sách, người có công, người nghèo, người yếu thế, đồng bào dân tộc thiểu số. Đồng thời, phát triển nhanh, hài hòa các khu vực kinh tế, các loại hình doanh nghiệp; phát triển kinh tế tư nhân thực sự là một động lực quan trọng của nền kinh tế. Phát huy tối đa nhân tố con người, coi con người là trung tâm, chủ thể, nguồn lực chủ yếu và mục tiêu của sự phát triển; mọi chính sách của Đảng, Nhà nước đều phải hướng vào nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, hạnh phúc của nhân dân. Đặc biệt, xây dựng nền kinh tế tự chủ phải trên cơ sở làm chủ công nghệ, chủ động, tích cực hội nhập, đa dạng hóa thị trường, nâng cao khả năng thích ứng của nền kinh tế. Phải hình thành năng lực sản xuất quốc gia mới có tính tự chủ, tham gia hiệu quả, cải thiện vị trí trong chuỗi giá trị toàn cầu, khả năng chống chịu hiệu quả trước các tác động lớn, bất thường từ bên ngoài... Bên cạnh đó, việc bố trí nguồn vốn đầu tư công trong giai đoạn 2021-2025 tiếp tục được đổi mới mạnh mẽ, bảo đảm sự gắn kết chặt chẽ giữa kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội với kế hoạch và đầu tư công. Nguồn vốn đầu tư công được tập trung chủ yếu đầu tư các dự án quan trọng quốc gia, dự án lớn, trọng điểm, có tính kết nối, tác động lan tỏa tới phát triển liên vùng, vùng và địa phương; tập trung vào những dự án mang tính chất “quả đấm thép” trong tăng trưởng, tạo ra động lực mới, không gian mới cho phát triển kinh tế, khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Nếu để nói một từ khóa cho giai đoạn 2021-2025, tôi chọn cụm từ, đó là “hạ tầng giao thông”. Chúng ta phải phát triển hạ tầng giao thông. X.T (ghi) |
Tin liên quan
Thủ tướng chỉ đạo phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP năm 2025 đạt trên 8%
15:53 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Ngân hàng Thế giới: Kinh tế toàn cầu ổn định, Việt Nam tăng trưởng vượt trội
09:06 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thích ứng và đổi mới trong môi trường toàn cầu luôn biến động
07:45 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
10:54 | 22/12/2024 Infographics
Xuất khẩu dừa bước vào chu kỳ tăng tốc
09:52 | 22/12/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu chính thức đạt gần 750 tỷ USD
18:24 | 20/12/2024 Xuất nhập khẩu
Cơ hội bền vững để hàng Việt Nam thâm nhập thị trường toàn cầu
08:00 | 20/12/2024 Kinh tế
Nắm bắt xu thế chuyển đổi xanh - Cơ hội sống còn của doanh nghiệp Việt Nam
07:53 | 20/12/2024 Kinh tế
Diễn biến nào của lãi suất cho vay trong năm 2025?
21:39 | 19/12/2024 Kinh tế
Nhập khẩu từ Trung Quốc cao kỷ lục đạt hơn 130 tỷ USD
14:40 | 19/12/2024 Xuất nhập khẩu
TP Hồ Chí Minh: Đa dạng hình thức hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa
07:46 | 19/12/2024 Kinh tế
Phòng vệ thương mại bảo vệ các ngành sản xuất trong nước
16:40 | 18/12/2024 Kinh tế
Thị trường xuất khẩu đầu tiên cán mốc 100 tỷ USD
16:38 | 18/12/2024 Xuất nhập khẩu
Hồng Kông: Cầu nối cho doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường khu vực Vịnh Lớn
09:11 | 18/12/2024 Kinh tế
Chuyển đổi số thúc đẩy kinh tế tuần hoàn và tiêu dùng bền vững trong bán lẻ
21:18 | 17/12/2024 Kinh tế
Không tạo cơ chế xin cho trong cấp tín dụng, tiếp tục giảm lãi suất cho vay
17:17 | 17/12/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
Phát hành trái phiếu chính phủ đã đáp ứng vốn ngân sách với chi phí hợp lý
Ngụy trang ma túy trong bình đựng măng ớt
Ban Chỉ đạo 389 quốc gia đánh giá cao kết quả chống buôn lậu của Hải quan sân bay Tân Sơn Nhất
Xuất khẩu dừa bước vào chu kỳ tăng tốc
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics