Nỗ lực mở rộng tài khóa, tiền tệ góp phần giúp doanh nghiệp chống chọi với những khó khăn
PGS.TS. Phạm Thế Anh chia sẻ thông tin về tăng trưởng kinh tế. |
Tăng trưởng đang chậm lại và biến động hơn trong ngắn hạn
Theo PGS.TS. Phạm Thế Anh, trưởng khoa Kinh tế học, trường Đại học Kinh tế Quốc dân; Kinh tế trưởng VESS, sau đại dịch Covid-19, kinh tế thế giới tiếp tục gặp khó khăn trên con đường hồi phục. Tăng trưởng kinh tế thế giới đang đang chậm lại trong môi trường lạm phát, lãi suất và rủi ro tài chính cao hơn.
Việt Nam không nằm ngoài ảnh hưởng của sự suy giảm kinh tế trên thế giới. Sự chậm lại các dòng thương mại và đầu tư quốc tế khiến cho cỗ xe kinh tế Việt Nam phải khựng lại ít nhiều, bất chấp những lợi thế từ các hiệp định thương mại tự do và sự dịch chuyển dòng vốn đầu tư toàn cầu đem lại.
Theo đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế 9 tháng đầu năm 2023, dù cải thiện nhẹ qua các quý, nhưng ở dưới xa mức trung bình trước đại dịch; cả ba thành phần tổng cầu đều yếu; các kênh tiếp cận vốn của doanh nghiệp đều gặp khó; lạm phát tổng thể giảm trong nửa đầu năm nhưng lại có xu hướng quay đầu tăng trở lại trong quý 3. Đồng thời, lạm phát cơ bản khá dai dẳng trong khi những rủi ro tăng giá mới lại xuất hiện.
“Những nỗ lực mở rộng tài khóa và tiền tệ của Chính phủ gần đây đã phần nào giúp doanh nghiệp và người dân chống chọi với những khó khăn, nhưng chưa thể đảm bảo sự hồi phục chắc chắn của nền kinh tế”, PGS. TS Phạm Thế Anh nhận định.
Làm rõ hơn bức tranh kinh tế Việt Nam 9 tháng đầu năm 2023, PGS.TS. Phạm Thế Anh cho biết, tăng trưởng của Việt Nam đang chậm lại và biến động hơn trong ngắn hạn. Trong 9 tháng đầu năm tăng trưởng GDP chỉ đạt 4,2%. Sản xuất công nghiệp suy giảm, cụ thể là sản lượng giảm, đơn hàng giảm, chi phí sản xuất tăng.
Theo chuyên gia VESS, tiêu dùng tăng trưởng chậm lại qua các quý. Về cơ bản, sức mua trong nước vẫn yếu do thu nhập thấp, tài sản giảm sút và tâm lý thận trọng.
“Trong 11 tháng đầu năm, một điểm sáng ghi nhận là đầu tư công. Tuy nhiên, đầu tư nhà nước tăng tốc nhưng cũng chỉ đạt 75% kế hoạch năm sau 11 tháng. Nguyên nhân là thiếu động lực, vướng pháp lý và giá nguyên vật liệu tăng cao. Trong khi đó, đầu tư tư nhân tiếp tục trì trệ do lãi suất vay giảm chậm, khó tiếp cận với tín dụng, khó phát hành trái phiếu, cổ phiếu, đặc biệt là đầu ra của DN gặp nhiều khó khăn, niềm tin giảm sút”, PGS.TS Phạm Thế Anh cho biết.
Đánh giá chung về kinh tế năm 2023, chuyên gia Phạm Thế Anh cho biết, tăng trưởng kinh tế phục hồi nhẹ qua các quý nhưng ở mức thấp so với điều kiện bình thường và thấp xa so với mục tiêu: tăng trưởng tiêu dùng trong nước yếu dần, đầu tư công dẫn dắt tổng cầu trong khi đầu tư tư nhân trì trệ.
Nhận định về triển vọng của nền kinh tế, chuyên gia Phạm Thế Anh cho rằng, sự phục hồi của kinh tế trong nước gắn chặt với kinh tế thế giới. Trong thời gian tới, nhu cầu tín dụng cho sản xuất thấp cho tới khi xuất khẩu khởi sắc trở lại, tín dụng hiện tại chủ yếu phục vụ đảo nợ trong lĩnh vực BĐS; kinh tế khó khăn, thị trường BĐS đóng băng, nợ xấu tăng nhanh.
Trong dài hạn, nền kinh tế tiếp tục phụ thuộc vào kênh tín dụng, do thị trường trái phiếu mất nhiều thời gian để hồi phục. Trong khi đó, lãi suất huy động đang ở vùng đáy, khó giảm thêm.
Cần tăng mạnh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá
Tại buổi chia sẻ, về chính sách thuế, PGS.TS Vũ Sỹ Cường, chuyên gia Tài chính công, Học viện Tài chính đề xuất nhiều nhóm giải pháp cần triển khai để cải cách hệ thống thuế để phù hợp với thông lệ Quốc tế.
Cụ thể như về thuế GTGT cần tiến tới cơ bản áp dụng một mức thuế suất; xây dựng lộ trình điều chỉnh tăng thuế đối với một số mặt hàng như rượu, bia, thuốc lá; tăng mức thu điều tiết đối với đất và bổ sung thu thuế đối với nhà; mở rộng đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường đối với hàng hóa gây ô nhiễm môi trường...
Đối với nhóm giải pháp về thực thi chính sách, chuyên gia Vũ Sỹ Cường nhấn mạnh các giải pháp cải cách thủ tục hành chính thuế, mở rộng áp dụng công nghệ số với ngành thuế.
Cũng tại buổi chia sẻ, đại diện HealthBridge Canada tại Việt Nam cho biết, mặc dù đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận trong việc giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá ở thanh thiếu niên, tuy nhiên, công tác phòng chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam vẫn còn gặp rất nhiều thách thức.
Một trong những nguyên nhân chủ yếu của việc tỷ lệ hút thuốc lá còn cao và giảm chậm ở Việt Nam là do giá thuốc lá của Việt Nam vẫn rất rẻ, thậm chí đang ngày càng rẻ đi nếu so với thu nhập.
Bên cạnh đó, tỷ lệ thuế trên giá bán lẻ thuốc lá ở Việt Nam đang ở mức thấp, chỉ chiếm 38,8% (2020), thấp hơn so với trung bình của các quốc gia có thu nhập trung bình (59%), thấp hơn đa số các quốc gia trong khu vực ASEAN, và còn cách xa khuyến cáo của WHO là 70% giá bán lẻ (WHO 2020).
Cùng với đó, thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng là những sản phẩm độc hại, có xu hướng nhắm chủ yếu tới đối tượng là giới trẻ, nguy cơ tác động đến cả một thế hệ trẻ. Trong khi đó, hiện vẫn chưa có quy định pháp luật cụ thể để ngăn ngừa các sản phẩm này.
Để giảm số người sử dụng thuốc lá, một trong những khuyến chính sách được đại diện HealthBridge Canada tại Việt Nam đề cập tới là cần tăng mạnh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá để ngăn chặn sự gia tăng sức mua thuốc lá, hạn chế thanh niên tiếp cận với thuốc lá giá rẻ.
Tin liên quan
Hải quan Quảng Trị phát hiện nhiều vụ hàng cấm trong đợt cao điểm
11:28 | 21/01/2025 An ninh XNK
Khó khăn, thách thức có thể trở thành “áp lực tích cực” để cải cách kinh tế
07:47 | 15/01/2025 Kinh tế
(PHOTO): Hải quan Quảng Trị chủ trì bắt lô rượu, thuốc lá ngoại trị giá nửa tỷ đồng
07:14 | 12/01/2025 Photos
Dự kiến phát hành 500.000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ trong năm 2025
16:55 | 15/01/2025 Thuế - Kho bạc
TPHCM: Phấn đấu giải ngân vốn đầu tư công đạt trên 81%
13:58 | 15/01/2025 Tài chính
5 hình thức sắp xếp lại, xử lý nhà đất
07:42 | 15/01/2025 Tài chính
Nhiều bộ, ngành, địa phương có khối lượng đối tượng kiểm kê lớn
20:28 | 14/01/2025 Tài chính
Cải cách hành chính, hiện đại hóa góp phần nâng cao năng lực quản lý của KBNN
09:44 | 14/01/2025 Thuế - Kho bạc
TPHCM: Giải ngân gần 700.000 tỷ vốn cho sản xuất
10:38 | 13/01/2025 Tài chính
Vì sao lạm phát ở Việt Nam ở mức thấp trong 10 năm qua?
20:49 | 09/01/2025 Tài chính
Ngành Tài chính thi đua hoàn thành thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ năm 2025
19:16 | 08/01/2025 Tài chính
Bộ trưởng Tài chính: Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, chuyển đổi số
19:15 | 08/01/2025 Tài chính
Ngưỡng nợ thuế bị cấm xuất cảnh đang được đề xuất là phù hợp
21:32 | 07/01/2025 Thuế - Kho bạc
Báo chí: Nguồn thông tin quan trọng giúp người dân, doanh nghiệp nắm bắt kịp thời chính sách tài chính
21:31 | 07/01/2025 Tài chính
10 sự kiện nổi bật của ngành Thuế năm 2024
20:42 | 03/01/2025 Thuế - Kho bạc
Kỳ vọng thị trường chứng khoán năm 2025 sẽ phát triển đột phá cả về quy mô, chất lượng
16:44 | 02/01/2025 Chứng khoán
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
Khách hàng cá nhân hưởng lãi vay ưu đãi từ BAC A BANK dịp đầu năm 2025
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics