Nợ công an toàn, tăng dư địa cho chính sách tài khóa
Nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ năm 2020 khoảng 24,1% thu ngân sách nhà nước. Ảnh: ST |
Dư nợ công còn 55,8%
Theo đánh giá của ông Võ Hữu Hiển - Phó Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại, Bộ Tài chính, căn cứ vào quy định của Luật Quản lý nợ công năm 2017, tất cả các khâu của quy trình quản lý nợ công đã được kiểm soát chặt chẽ, từ việc huy động, sử dụng vốn vay, trả nợ, xử lý rủi ro và thực hiện các nghiệp vụ quản lý nợ công, tạo chuyển biến tích cực, góp phần giảm dư nợ công từ mức đỉnh 63,7% GDP năm 2016 xuống còn 55,8% GDP cuối 2020; nợ chính phủ khoảng 49,6% GDP. Đồng thời, tốc độ tăng quy mô nợ công được kiểm soát, giảm từ mức bình quân 18,1%/năm giai đoạn 2011 - 2015 xuống còn khoảng 6,6%/năm năm 2020, khoảng 24,1% /năm giai đoạn 2016 - 2020; nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ đạt 22,4% so với thu ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2020, đảm bảo duy trì trong giới hạn nợ được Quốc hội cho phép và đảm bảo an ninh tài chính quốc gia.
Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà: Đánh giá tổng thể việc huy động và sử dụng vốn vay nước ngoài Những kết quả về nợ công đạt được trong năm 2020 cũng như trong cả giai đoạn 5 năm (2016 - 2020) đã tạo ra dư địa cho chính sách tài khóa có nguồn lực tài chính đảm bảo cho các cân đối lớn. Các công cụ quản lý nợ cũng được triển khai theo đúng tinh thần của Luật Quản lý nợ công, chương trình quản lý nợ trung hạn, kế hoạch vay và trả nợ của năm 2020, hạn mức bảo lãnh,… Công tác giải ngân vốn đầu tư công nguồn vay nước ngoài được thúc đẩy tích cực song song với kiểm soát các khoản vay về cho vay lại. Tới đây, việc cần làm là đẩy mạnh triển khai Kế hoạch vay và trả nợ 5 năm (giai đoạn 2021 - 2025) ngay những tháng đầu năm 2021; đồng thời có định hướng và đánh giá tổng thể việc huy động và sử dụng nguồn vốn ODA và vay ưu đãi nước ngoài trong giai đoạn tới; theo dõi sát sao việc vay về cho vay lại, bảo lãnh Chính phủ,... |
Đáng chú ý, việc trả nợ các khoản vay của Chính phủ trong những năm qua thực hiện chặt chẽ trong phạm vi dự toán được giao, đảm bảo đúng hạn, không để xảy ra tình trạng nợ quá hạn làm ảnh hưởng tới cam kết quốc tế, góp phần tăng cường hệ số tín nhiệm quốc gia. Chỉ tiêu nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ so với thu NSNN năm 2016 là 15,8%; năm 2017 là 19,7%; năm 2018 là 16,1% và năm 2019 là 17,4%, (giới hạn quy định không quá 25%).
Thời gian qua, Bộ Tài chính cũng đã kiên trì quyết liệt trong công tác huy động vốn, giải ngân vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài. Đơn cử trong năm 2020, đơn vị đã chủ trì đàm phán 34 hiệp định (5 hiệp định khung và 29 hiệp định vay cụ thể), đã ký kết 18 hiệp định (trong đó 5 hiệp định khung,13 hiệp định vay) với tổng trị giá gần 1 tỷ 222,7 triệu USD. Trong năm 2020, vốn vay ODA và vay ưu đãi nước ngoài rút ra ước đạt 2 tỷ 150 triệu USD (tương đương khoảng 49.775 tỷ đồng), trong đó cấp phát khoảng 1 tỷ 256 triệu USD, vốn vay về cho vay lại khoảng 894 triệu USD.
Vấn đề quản lý cho vay lại, kiểm soát bảo lãnh chính phủ được tăng cường thông qua việc thực hiện ký 41 hợp đồng cho vay lại, 19 hiệp định vay phụ với người vay lại, 3 phụ lục sửa đổi, bổ sung hợp đồng cho vay lại; đã hoàn thành và chuẩn bị ký tiếp 12 hợp đồng cho vay lại. Đặc biệt, đã hoàn thành đối chiếu với 11 cơ quan cho vay lại và ký biên bản xác nhận lịch trả nợ theo từng dự án nhằm đảm bảo sự chuẩn xác của hệ thống số liệu, làm tiền đề cho nhiệm vụ xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về nợ công.
Vẫn còn tâm lý ỷ lại
Bên cạnh những kết quả đạt được, nhiệm vụ quản lý nợ công còn đối mặt với các khó khăn, thách thức và hạn chế như danh mục nợ vẫn tiềm ẩn rủi ro; các khoản vay ưu đãi bắt đầu áp dụng điều khoản trả nợ nhanh, vay ODA giảm dần, tiến đến kết thúc, dẫn đến thiếu hụt nguồn vốn ưu đãi cho đầu tư phát triển; nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ có xu hướng tăng; kỳ hạn trái phiếu Chính phủ chưa đa dạng; công tác quản lý nợ của chính quyền địa phương còn hạn chế; quản lý nợ nước ngoài của quốc gia còn khó khăn. Đó là chưa kể trách nhiệm của một số bộ, ngành, địa phương, chủ dự án trong xử lý công việc chung chưa cao, chưa chặt chẽ, đồng bộ, còn chậm trễ và vướng mắc, tập trung trong các khâu như chuẩn bị dự án, giải phóng mặt bằng, vốn đối ứng, giao và phân bổ dự toán, hoàn thiện hồ sơ giải ngân dẫn đến giải ngân chậm…
Tồn tại hạn chế trên ngoài nguyên nhân khách quan, còn có nguyên nhân chủ quan như thể chế, chính sách đã có sự thay đổi, chức năng về quản lý nợ công còn chưa thống nhất; tổ chức bộ máy quản lý nợ chưa thống nhất từ trung ương tới địa phương; việc sử dụng nguồn vốn vay còn tâm lý ỷ lại vào Nhà nước. Tổ chức bộ máy một số bộ, cơ quan liên quan quản lý nhà nước về nợ công, viện trợ còn chồng chéo.
Năm 2021 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, năm đầu tiên thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2021-2025 và Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2021-2030. Theo ông Hiển, để công tác quản lý nợ công tiếp tục đạt mục tiêu đề ra, Bộ Tài chính sẽ rà soát, hoàn thiện các cơ chế, chính sách, quy trình, thủ tục và quy định gây cản trở phát triển để thu hút có hiệu quả nguồn lực (vốn vay, viện trợ) cho phát triển, đảm bảo an toàn nợ công.
Bên cạnh đó, sẽ tiếp tục hoàn thiện, trình cấp có thẩm quyền các công cụ quản lý nợ công như Chiến lược nợ công 10 năm giai đoạn 2021-2030; Kế hoạch vay, trả nợ công 5 năm giai đoạn 2021-2025; chương trình quản lý nợ công 3 năm và kế hoạch, hạn mức vay, trả nợ công hàng năm theo quy định của pháp luật về quản lý nợ công song song với triển khai nhiệm vụ huy động vốn vay theo Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ và kế hoạch, hạn mức vay, trả nợ công đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Tập trung tháo gỡ vướng mắc nhằm đẩy mạnh giải ngân nguồn vốn vay/viện trợ.
Tin liên quan
Chính sách tài khóa mở rộng ngăn chặn đà suy giảm, thúc đẩy tổng cầu
13:30 | 03/12/2024 Kinh tế
Hỗ trợ tổng cầu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
13:20 | 03/12/2024 Kinh tế
Khai mạc Diễn đàn "Chính sách tài khoá thúc đẩy tổng cầu, hỗ trợ phát triển nền kinh tế"
12:28 | 29/11/2024 Tài chính
Dự kiến phát hành 500.000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ trong năm 2025
16:55 | 15/01/2025 Thuế - Kho bạc
TPHCM: Phấn đấu giải ngân vốn đầu tư công đạt trên 81%
13:58 | 15/01/2025 Tài chính
5 hình thức sắp xếp lại, xử lý nhà đất
07:42 | 15/01/2025 Tài chính
Nhiều bộ, ngành, địa phương có khối lượng đối tượng kiểm kê lớn
20:28 | 14/01/2025 Tài chính
Cải cách hành chính, hiện đại hóa góp phần nâng cao năng lực quản lý của KBNN
09:44 | 14/01/2025 Thuế - Kho bạc
TPHCM: Giải ngân gần 700.000 tỷ vốn cho sản xuất
10:38 | 13/01/2025 Tài chính
Vì sao lạm phát ở Việt Nam ở mức thấp trong 10 năm qua?
20:49 | 09/01/2025 Tài chính
Ngành Tài chính thi đua hoàn thành thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ năm 2025
19:16 | 08/01/2025 Tài chính
Bộ trưởng Tài chính: Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, chuyển đổi số
19:15 | 08/01/2025 Tài chính
Ngưỡng nợ thuế bị cấm xuất cảnh đang được đề xuất là phù hợp
21:32 | 07/01/2025 Thuế - Kho bạc
Báo chí: Nguồn thông tin quan trọng giúp người dân, doanh nghiệp nắm bắt kịp thời chính sách tài chính
21:31 | 07/01/2025 Tài chính
10 sự kiện nổi bật của ngành Thuế năm 2024
20:42 | 03/01/2025 Thuế - Kho bạc
Kỳ vọng thị trường chứng khoán năm 2025 sẽ phát triển đột phá cả về quy mô, chất lượng
16:44 | 02/01/2025 Chứng khoán
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
Khách hàng cá nhân hưởng lãi vay ưu đãi từ BAC A BANK dịp đầu năm 2025
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics