Những yếu tố bất ổn trên đà phục hồi kinh tế
Chương trình hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2022-2023 phải tính đến tập trung bơm vốn cho những doanh nghiệp, những chương trình dự án có thể triển khai nhanh, kéo lao động về tốt hơn Ảnh: ST |
Hai vấn đề lớn
PGS.TS Trần Đình Thiên - nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam: Chúng ta cần xác định được tọa độ ưu tiên để phục hồi và từ đó bứt phá, chứ không phải tính bình quân, rải đều. Chẳng hạn, Chương trình hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2022-2023 phải tính đến tập trung bơm vốn cho những doanh nghiệp, những chương trình dự án có thể triển khai nhanh, kéo lao động về tốt hơn, chứ không phải chia nhỏ cho mỗi doanh nghiệp một ít. Khi đã xác định được mục tiêu phát triển trong tương lai phải tập trung nguồn lực vào đó, tránh chủ nghĩa chia đều. Bởi chính trong chương trình này, chúng ta đã xác định phục hồi phải đi liền phát triển, phải xác định tọa độ ưu tiên để tạo nền tảng cho bứt phá tương lai. Đây là lúc nền kinh tế cần được “thay máu”. Mặc dù xác định thời gian thực hiện trong hai năm, chương trình này cũng không là một chương trình sẽ đóng lại sau hai năm. Khi nền kinh tế đã vào đà phục hồi, không có nghĩa tinh thần phục hồi và phát triển sẽ đóng lại, mà có thể mở ra dưới dạng chương trình khác, bổ sung, nối tiếp vào. Trong quá trình thực hiện, chắc chắn dễ có sai sót, rủi ro vì đây là chương trình chưa có tiền lệ, lại phải làm nhanh. Do đó, phải xác định có những rủi ro, tổn thất, hao phí là không tránh khỏi. Tuy nhiên không vì thế bỏ qua cơ chế giám sát, kiểm tra. Song hành với triển khai các giải pháp, Chính phủ và Quốc hội nên thiết kế chương trình giám sát liên tục để giảm thiểu rủi ro. X.T (ghi) |
Đánh giá về những khó khăn, bất ổn trong phục hồi nền kinh tế, TS. Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược thương hiệu và cạnh tranh cho rằng, trong 2 năm (2020-2021), Việt Nam đã chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19, khiến nền kinh tế đạt mức tăng trưởng thấp. Nhưng kể từ khi Chính phủ ban hành Nghị quyết 128/NQ-CP nhằm thích ứng an toàn với dịch Covid-19 vào tháng 10/2021, nền kinh tế đã bắt đầu bước vào giai đoạn phục hồi. Tăng trưởng GDP quý 4/2021 đạt 5,22%, dự báo quý 1/2022, đà phục hồi kinh tế trong nước vẫn được tiếp tục duy trì.
Tuy nhiên, đà phục hồi kinh tế của Việt Nam đang “vấp” phải 2 vấn đề. Thứ nhất, phục hồi và tăng trưởng kinh tế thế giới đang chững lại. Cụ thể, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) trước đó dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm 2022 đạt 4,9%, nhưng tháng 1/2022 IMF đưa ra con số dự báo là 4,4% và sẽ tiếp tục dự báo giảm vào tháng 4/2022. Mức giảm này được dự báo trước khi xảy ra xung đột giữa Nga và Ukraine. Nguyên nhân là do phục hồi kinh tế thế giới năm 2021 tăng trưởng cao, ngoài ra nhiều nước phát triển như Hoa Kỳ điều chỉnh lại chính sách tiền tệ và gói hỗ trợ đã “co” lại, điều đó làm ảnh hưởng đến tiến trình phục hồi kinh tế thế giới. Trong khi đó, xung đột Nga- Ukraine không chỉ tác động nặng nề đến kinh tế của 2 quốc gia này mà còn ảnh hưởng đến kinh tế thế giới. Theo đó, sẽ dẫn đến sự đứt gãy, gián đoạn của chuỗi cung ứng, khiến giá cả tăng mạnh, áp lực lớn lạm phát.
Thứ hai đó là rủi ro về bất ổn kinh tế vĩ mô, nhất là lạm phát, điều này đã bắt đầu xuất hiện vào năm 2021. So với thời điểm Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2022-2023 theo Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/1/2022 của Chính phủ và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ (sau đây gọi tắt là Chương trình) được ban hành, nhiều biến số mới của nền kinh tế đã xuất hiện như: cuộc xung đột Nga - Ukraine, giá xăng dầu, giá nhiên liệu, các đòn trừng phạt qua lại giữa Nga và phương Tây... Chương trình hỗ trợ và phục hồi kinh tế ngoài hỗ trợ về y tế, an sinh xã hội, việc làm, doanh nghiệp, lao động, hợp tác xã, hộ gia đình… thì cũng có thể mang lại những rủi ro như: lạm phát, thâm hụt ngân sách, nợ công hoặc doanh nghiệp có thể chuyển tiền hỗ trợ vào các kênh đầu tư tài chính...
Theo nhận định của TS. Võ Trí Thành, ngay cả khi chúng ta thực hiện Chương trình thật tốt, thì tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2022 vẫn có thể giảm so với tính toán vào thời điểm đầu năm nay, đồng thời lạm phát cũng rất khó để kiểm soát dưới 4% theo yêu cầu đặt ra.
Tăng tốc hỗ trợ cho doanh nghiệp
Trong bối cảnh trên, các chuyên gia kinh tế cho rằng, vấn đề thực thi Chương trình càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết và cần thực hiện tốt các giải pháp hài hòa chính sách tiền tệ. Đặc biệt, việc thực hiện Chương trình nhanh, triển khai các gói hỗ trợ kịp thời cũng tạo cho doanh nghiệp tiếp cận với các chính sách hỗ trợ thuận lợi, đúng thời điểm.
Theo ông Lê Mạnh Hùng, Cục trưởng Cục Phát triển Doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong câu chuyện chính sách thì việc thực thi là rất quan trọng, bởi khi chính sách đã trúng và đúng nhưng thực thi mà không tốt thì đối tượng được hưởng lợi trực tiếp sẽ thiệt thòi và không có sự lan toả cho nền kinh tế.
“Trong quá trình triển khai vừa qua, các cơ quan đã số hoá được một phần điều này sẽ giúp tăng tốc cho việc thực hiện chính sách, bên cạnh đó một số chính sách đã bỏ khâu tiền kiểm tức là bỏ những điều kiện đầu vào, cứ đúng đối tượng là được hưởng, sau đó sẽ thực hiện việc hậu kiểm sau. Đây là những điều mà chúng tôi nghĩ là giai đoạn tới cần phải làm. Ngoài ra cũng cần sự vào cuộc tích cực của chính quyền địa phương”, Cục trưởng Cục Phát triển Doanh nghiệp nhấn mạnh.
Còn theo ông Võ Trí Thành, để Chương trình đạt được hiệu quả cao nhất, cần xây dựng chính sách tăng được hiệu lực, hiệu quả và vấn đề quan trọng hiện nay là phải đẩy mạnh thêm tốc độ làm chính sách. Theo đó, quy trình xây dựng chính sách trong bối cảnh hiện nay cần quy trình bất thường trước bối cảnh bất thường.
"Vừa qua, Quốc hội đã đồng hành vào cuộc mạnh mẽ nhanh chóng với Chính phủ - đây đều là những điều chưa từng có trong tiền lệ. Sau khi Chính phủ có Nghị quyết, các bộ, ngành từ Ngân hàng Nhà nước, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,... cũng xây dựng khung khổ pháp lý như các nghị định để trong tháng 3 này phải xong và triển khai ngay. Thế nhưng, có lẽ quy trình vẫn theo cách truyền thống và cần phải đẩy nhanh tốc độ hơn nữa. Đặc biệt, chính sách thiết kế phải đơn giản, rõ ràng, để dễ thực thi và đỡ bị lạm dụng", ông Thành kiến nghị.
Cũng cho ý kiến để triển khai Chương trình thành công, TS Cấn Văn Lực cho rằng, cần tiếp tục nâng cao hiệu quả phối hợp chính sách; nhất là giữa chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ và các chính sách vĩ mô khác, từ đó, trung hòa cung tiền, kiểm soát mặt bằng lãi suất, kiểm soát lạm phát, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô.
Ông Cấn Văn Lực cũng kỳ vọng năm 2022, nền kinh tế thế giới và Việt Nam sẽ có sự phục hồi khả quan với mức tăng trưởng của thế giới ước đạt từ 4,5-5% và Việt Nam có thể khoảng từ 6,5-7%.
Tin liên quan
Không thể "tịnh tiến từ từ" khi nền kinh tế bước vào kỷ nguyên vươn mình
15:56 | 27/12/2024 Kinh tế
Hải quan Quảng Ngãi: Giải đáp nhiều vướng mắc đặc thù cho doanh nghiệp chế xuất
08:55 | 27/12/2024 Hải quan
Hải quan Quảng Ninh: Nỗ lực giúp doanh nghiệp nâng cao mức độ tuân thủ
08:50 | 30/12/2024 Hải quan
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
16:04 | 22/01/2025 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
16:22 | 21/01/2025 Xuất nhập khẩu
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
13:43 | 21/01/2025 Kinh tế
Nét nổi bật về xuất nhập khẩu năm 2024
17:14 | 20/01/2025 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Kỷ lục hơn 205 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
10:52 | 15/01/2025 Infographics
Khó khăn, thách thức có thể trở thành “áp lực tích cực” để cải cách kinh tế
07:47 | 15/01/2025 Kinh tế
Thương mại với Trung Quốc đạt kỷ lục 200 tỷ USD, thâm hụt của Việt Nam ngày càng lớn
15:49 | 14/01/2025 Xuất nhập khẩu
Kim ngạch tăng đột biến, tạo cơ hội lớn xuất khẩu cá tra sang Mỹ
14:56 | 14/01/2025 Kinh tế
TPHCM: Đảm bảo nguồn cung và chất lượng hàng hóa phục vụ Tết Ất Tỵ 2025
14:23 | 14/01/2025 Kinh tế
Cần đảm bảo hài hoà lợi ích khi xây dựng, áp dụng bảng giá đất mới
21:16 | 10/01/2025 Kinh tế
Chính sách mới của Hoa Kỳ tác động thế nào đến thương mại và đầu tư
14:24 | 08/01/2025 Kinh tế
Tín dụng cả năm 2024 tăng hơn 15%, nỗ lực hơn nữa để giảm lãi suất cho vay
17:23 | 07/01/2025 Kinh tế
TPHCM đột phá xúc tiến thương mại, thúc đẩy xuất khẩu tăng trưởng 2 con số
08:04 | 07/01/2025 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Thủ tướng: ASEAN bước vào kỷ nguyên thông minh với tâm thế sẵn sàng “nghĩ sâu làm lớn”
Quan chức ngoại giao Nga thấy "cơ hội nhỏ" đàm phán với chính quyền mới ở Mỹ
Cuộc bứt phá trên thị trường châu Âu của thương hiệu ôtô Trung Quốc
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics