Những hiệp sĩ trong lũ dữ
Ngư dân vùng biển Hải Ninh, Ngư Thủy đi vào các rốn lũ cứu người mắc kẹt. |
Từ hiệp sĩ kẻ biển...
Vùng lũ Quảng Bình giờ đây nước đã rút, công tác khắc phục sau lũ đã bắt đầu, song mọi thứ vẫn ngổn ngang... Đi qua vùng lũ Lệ Thủy, Quảng Ninh, những ngôi nhà bị lũ đánh sập, từng mái nhà xác xơ, từng ruộng vườn tơi tả… Tất cả tiêu điều!
Bà Mót ở Thôn Tân Hòa kể: “Trận lũ này còn hơn tàn phá của bom đạn”. Người dân vùng lũ giờ đây ai cũng mệt mỏi, bơ phờ, nhếch nhác…, nhưng họ vẫn phải tranh thủ cơn nắng ráng trong ngày để phơi vội tấm chăn, hong khô bồ lúa ngập nước đã nhú mầm. Và xót xa thay, họ lại phải đón cơn bão số 9, cả dấu hiệu bão số 10 liên tiếp! Dù bận rộn như vậy, nhưng người dân vùng Lệ Thủy, Quảng Ninh không thể không nhắc tấm chân tình của người dân vùng biển dành cho mình.
Có mặt ngay sau đêm lũ tràn về tại bến đò Kiến Giang, tôi được chứng kiến từng gương mặt của ngư dân sau một đêm chạy lũ cùng dân. Những khuôn mặt mệt phờ, bạc thếch, đói lả… Ăn vội miếng cơm nắm trên tay, họ tiếp tục chở những con em vùng Lệ Thủy như Xuân Bồ, An Thủy vào tiếp tế lương thực, đồ dùng thiết yếu. Họ làm tất cả vì nghĩa đồng bào, vì dân mình cần được cứu!
Ông Võ Văn Bình bên chiếc đò vỡ. |
Dân vùng biển, theo tiếng địa phương còn được gọi là dân kẻ biển. Dân làm ruộng như Lệ Thủy hay Quảng Ninh thì gọi là dân kẻ ruộng, họ sống chân chất, thật thà lắm. Có sao bảo vậy. Trong trận đại hồng thủy đêm 18/10, nghe lời kêu cứu của dân vùng Lệ Thủy, Quảng Ninh, họ đã không ngại khổ, ngại về quy ước về điều lệ của ngư thuyền để đưa thuyền đi cứu dân Lệ Thủy, Quảng Ninh. Trong quy ước về thuyền đi biển, những người dân miền biển không cho phép phụ nữ lên thuyền vì họ sợ điều không may xảy ra, thế nhưng những người anh em vùng kẻ biển Ngư Thủy, Hải Ninh đã không quản ngại, họ đi thuyền trong đêm đến để cứu bà con. Vì vậy, trong đợt lũ kinh hoàng vừa qua, Quảng Bình ít tổn thất về người.
Họ là là ngư dân cha, ngư dân con đã làm hết mình vì bà con Lệ Thủy, Quảng Ninh. Trong đêm, họ gọi nhau dậy và di chuyển về vùng ngập lụt cần được cứu. Rồi ngư dân mẹ, ngư dân chị, ngư dân em ở nhà huy động tiền, góp gạo, mua nước mắm, cá khô nấu hàng chục ngàn suất ăn gửi về đồng bào vùng lũ. Gặp một chị vùng biển Hải Ninh đưa cơm, tiếp tế lương thực cho bà con, chị nói: “Cả mấy ngày nay dân trong này khổ lắm, lạnh lắm, mình vì bà con một chút có sao đâu”.
Anh Quý ở Đại Phong -Lệ Thủy nói: “Nếu không có họ - những ngư dân vùng biển, đến cứu chúng tôi kịp thời, thì không biết chúng tôi sẽ như thế nào. Họ đến tiếp tế lương thực, họ đến để di chuyển người sang nơi cao hơn. Chúng tôi nhớ ơn những người anh em Hải Ninh, Ngư Thủy, Ngư Thủy Bắc đã cứu dân làng”.
Người miền biển vốn dĩ khó khăn, ngư dân bãi ngang càng khó khăn gấp bội. Nhưng vì nghĩa đồng bào họ đã cống hiến sức lực, tài sản, kể cả bơ nan là tài sản giá trị nhất của họ. Xong việc, họ kéo thuyền về lại làng biển. Có người cảm kích, tặng họ tiền, họ nói đi cứu người không nhận. Nếu nhận là đi làm thuê rồi. Thế đó! Họ là những con người chất phác, giờ họ về với làng biển, với nghề biển. Biển động ở nhà, họ cũng đã hết tiền, cạn lương thực, nhưng vẫn không kêu than, vì tính họ vậy. Họ hào hiệp, trượng nghĩa, thật thà… Hiểu được tấm chân tình và bù đắp một phần khó khăn trong mưa lũ, Ủy ban nhân dân huyện Lệ Thủy đã ủng hộ bà con Hải Ninh và Ngư Thủy, Ngư Thủy Bắc 30 tấn gạo với tấm lòng biết ơn và một ít tiền, với sự ghi nhận công lao to lớn.
... Đến người lái đò, cán bộ thôn
Người ta gọi ông Võ Văn Bình ở đội 1 thôn Đồng Tư, Hiền Ninh, Quảng Ninh, Quảng Bình là người hùng, vì đã có công cứu 100 người dân trong lũ dữ. Trong đêm mưa lớn lũ dâng, ông Bình đã lao đò máy cole của cá nhân đi đến những gia đình đang kêu cứu trong đội và cứu được 100 người di chuyển đến nơi an toàn. Ông cho biết: “Tôi hành nghề lái đò ngang, chở người, chờ hàng qua sông Long Đại đoạn qua Hiền Ninh để giúp bà con thôn Đồng Tư. Mưa lũ quá lớn, tiếng kêu cứu thất thanh, tôi lòng dạ như thiêu đốt nên liều mình chạy đò giữa mưa lũ chảy xiết cứu người. Khi xung quanh không còn tiếng kêu cứu, trong đêm tối, tôi về nhà với chiếc thuyền không thì bỗng thuyền bị vỡ. Tôi chỉ kịp bơi vào bờ, may mắn thoát chết”. Sau lũ, ông Bình đã tìm thấy chiếc đò vỏ nhôm rách nát, chiếc máy nổ không còn chạy được. Cảm kích trước tấm lòng nghĩa hiệp của ông, ông Bình đã được nhà hảo tâm tài trợ chiếc thuyền khác, cùng 10 triệu đồng để mưu sinh.
Cũng trong những ngày lũ về, nhiều dân làng các vùng ghi nhận tấm lòng của các bác trưởng thôn, các tình nguyện viên trong bão lũ. Hôm chúng tôi đến làng xã Tân Thủy, Lệ Thủy Quảng Bình, cả làng quê ngập trong dòng nước lũ, nhiều người cả 2 ngày chỉ ăn một gói mì tôm, nhờ có đội tự nguyện của thôn, các anh đã đi thuyền lên Chợ Mai kêu mọi người hỗ trợ dân… Các anh chèo thuyền, lội giữa dòng nước bạc để đưa hàng đến với những người dân trong thôn xóm. Hỏi một anh trong đội tự nguyện, anh nói rằng: “Bà con chòm xóm mình cả đấy. Mình trẻ khỏe, mình phải làm thôi”. Rồi cũng có cán bộ thôn điện thoại, chèo đò xin từng hộp cơm cho dân của mình. Cũng trong đợt lũ, một cán bộ mặt trận thôn qua đời vì kiệt sức. Ông tên là Hoàng Ái Nhân ở Đồng Tư, Hiền Ninh, Quảng Ninh, năm nay ông 61 tuổi. Trong những ngày mưa lũ, ông lo cho dân và điều phối hàng cứu trợ, rồi dọn dẹp bùn đất quá sức dẫn đến qua đời… Còn nhiều lắm những con người vì nghĩa đồng bào đã ngày đêm giúp dân vùng lũ Quảng Bình vượt qua khó khăn hoạn nạn…
Trên quê hương vùng lũ Quảng Bình, cảnh vật tiêu điều xác xơ, ô nhiễm nặng nề sau lũ. Để khắc phục tình trạng ô nhiễm và dọn dẹp, Tỉnh đoàn Quảng Bình đã thành lập hơn 180 đội thanh niên tình nguyện với gần 3.000 đoàn viên, thanh niên khẩn trương triển khai các hoạt động hỗ trợ nhân dân, khắc phục hậu quả thiên tai. Tại các nơi công cộng, nhất là trường học, trạm y tế, các đoàn viên thanh niên đã sắp xếp lại bàn ghế, rửa bùn đất, quét dọn sân trường, các phòng chức năng để trả lại khuôn viên sạch sẽ cho các đơn vị; hỗ trợ các gia đình chính sách, hộ nghèo, neo đơn dọn dẹp, vệ sinh nhà cửa, cảnh quan môi trường... Các anh Bộ đội cụ Hồ cũng về giúp, chung tay cùng dân dọn dẹp lại cảnh quan môi trường.
Lũ đã đi qua, những khó khăn vẫn còn, nhưng tình người và sự sẻ chia mãi được ghi trong lòng người dân vùng lũ Quảng Bình.
Tin liên quan
Quảng Bình: Lũ lên mức đỉnh lịch sử, Lệ Thủy bị chia cắt nghiêm trọng
11:16 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Không nên điều chỉnh giá hàng hóa, dịch vụ sau bão lũ
10:47 | 25/09/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Những việc cần làm ngay khi xảy ra lũ, lụt để tránh các nguy cơ, rủi ro
07:51 | 12/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng giảm hơn 400 đồng/lít
15:29 | 26/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đổi mới phương thức xúc tiến thương mại cho các sản phẩm đặc sản địa phương
16:20 | 25/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2025 có gì mới?
15:01 | 25/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Nâng cao chất lượng lao động xuất khẩu đáp ứng nhu cầu mới
09:00 | 25/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phấn đấu GDP vượt 8%
08:20 | 25/12/2024 Người quan sát
TP Hồ Chí Minh tìm giải pháp phát triển nguồn nhân lực AI
16:29 | 24/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
15:46 | 23/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Báo động tai nạn tự chế pháo nổ
13:51 | 22/12/2024 Người quan sát
Đột phá cho chuyển đổi số
06:51 | 22/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng chỉ đạo phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP năm 2025 đạt trên 8%
15:53 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chuyển đổi số - xu hướng tất yếu trong hoạt động giáo dục và đào tạo
10:41 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Ngân hàng Thế giới: Kinh tế toàn cầu ổn định, Việt Nam tăng trưởng vượt trội
09:06 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thích ứng và đổi mới trong môi trường toàn cầu luôn biến động
07:45 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Tổng cục Hải quan và Hải quan Tây Ninh hưởng ứng chương trình “xóa nhà tạm, nhà dột nát”
Tiếp tục cải cách, hiện đại hoá công tác tài chính doanh nghiệp
Hồi phục "sức khoẻ" doanh nghiệp nhà nước sau 6 năm về "siêu Ủy ban"
Hải quan Đồng Nai đề xuất được thí điểm sắp xếp lại bộ máy theo mô hình mới
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 104 phát hành ngày 27/12/2024
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics