Nhiều thị trường mới mở cửa với lao động chất lượng cao
Năm 2024, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đặt mục tiêu đưa 125.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài, tập trung vào các thị trường ổn định, có thu nhập cao như Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc, Đức... Ảnh minh họa: ST |
Thêm cơ hội cho lao động chất lượng cao sang Nhật
Theo báo cáo của Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội), trong 6 tháng đầu năm 2024, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 78.640 lao động đạt 62,91% kế hoạch năm 2024. Nhật Bản là thị trường tiếp nhận nhiều lao động Việt Nam nhất trong 6 tháng đầu năm với 40.596 lao động, tiếp đến là Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc, Trung Quốc... Đến nay, cả nước có hơn 600.000 lao động đang làm việc tại 50 quốc gia và vùng lãnh thổ, mỗi năm chuyển về khoảng 4 tỷ USD ngoại tệ theo đường chính ngạch, chưa kể các kênh khác.
Hiện nay, lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài trong nhiều loại hình, ngành nghề, công việc như: sản xuất chế tạo (cơ khí, dệt may, giày da, lắp ráp điện tử...), xây dựng, nông nghiệp, ngư nghiệp (đánh bắt và nuôi trồng thủy sản) và dịch vụ (chăm sóc người cao tuổi, người bệnh, giúp việc trong gia đình). Điều kiện làm việc và sinh hoạt tốt, chế độ phúc lợi bảo đảm. Thu nhập của người lao động khá cao và ổn định, dao động từ 1.200-1.600 USD/tháng tại thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc; từ 800-1.200 USD/tháng tại Đài Loan (Trung Quốc) và các nước châu Âu; từ 700-1.000 USD/tháng đối với lao động có tay nghề, và từ 500-600 USD/tháng đối với lao động phổ thông ở thị trường Trung Đông, châu Phi... |
Đánh giá về tình hình đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong nửa đầu năm 2024, ông Phạm Viết Hương, Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước cho biết, ngoài các thị trường đang tiếp nhận nhiều lao động Việt Nam hiện nay như Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc thì một số thị trường mới cũng đang có nhu cầu đối với lao động Việt Nam, chẳng hạn như các nước thuộc Đông Âu: Romania, Hungary, Ba Lan, Slovakia, Serbia...
Đặc biệt, thị trường lao động ở các nước Trung Đông, châu Phi sau thời gian trầm lắng nay có chiều hướng sôi động trở lại. Cơ quan chức năng của các nước này đang đặt vấn đề với Việt Nam nhằm thúc đẩy việc đưa và tiếp nhận trở lại lao động Việt Nam với việc đề nghị tổ chức các cuộc gặp gỡ, trao đổi trực tuyến, trực tiếp, đàm phán ký kết các thỏa thuận hợp tác lao động.
Theo ông Tống Hải Nam, Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước, qua khảo sát, phía Ả rập Xê út, Các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE) mong muốn nhận lao động trong các lĩnh vực ngành nghề cơ khí, xây dựng, sản xuất chế tạo, dịch vụ nhà hàng, khách sạn, làm đẹp... với mức lương từ 600 USD/tháng. Đối với lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật, chứng chỉ tay nghề và khả năng ngoại ngữ, mức lương có thể đạt 1.000 - 1.500 USD/tháng. Cùng với đó, các thị trường lao động có thu nhập cao như Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia hay một số nước châu Âu đang đối mặt với tình trạng thiếu lao động trầm trọng do dân số già hóa và lực lượng lao động sụt giảm. Đây là cơ hội cho lao động Việt Nam và cho thấy còn dư địa rất lớn để tiếp tục phát triển những thị trường lao động ngoài nước có thu nhập cao.
Tập trung mở rộng thị trường châu Âu
Trong những năm gần đây Nhật Bản liên tiếp là thị trường dẫn đầu về tiếp nhận lao động Việt Nam đi làm việc trong nhiều lĩnh vực. Đáng chú ý, ngày 12/6/2024, Việt Nam và Nhật Bản đã ký Hợp đồng cung ứng thực tập sinh kỹ năng nghề hộ lý đi làm việc tại Nhật theo hình thức phi lợi nhuận với mục tiêu tăng số điều dưỡng đi làm việc trong 5 năm tới, dự kiến 500 người.
Theo ông Đặng Huy Hồng, Giám đốc Trung tâm Lao động ngoài nước (Colab), Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, dự kiến năm nay sẽ tuyển chọn 40 thực tập sinh ngành điều dưỡng để đưa đi Nhật. Đáng chú ý, nếu như trước đây, chương trình chỉ tuyển chọn lao động tốt nghiệp ngành điều dưỡng thì nay đã mở rộng nhóm tuyển dụng lẫn điều kiện đưa đi bởi phía Nhật muốn tăng số lượng làm việc trong các bệnh viện lớn. Theo đó, ngành nghề được mở rộng ra y tế cộng đồng, lĩnh vực đào tạo điều dưỡng đều được tiếp nhận. Ứng viên tốt nghiệp THPT sẽ được đặt hàng để các trường nghề đào tạo chuyên ngành điều dưỡng trong một năm nhằm hoàn thiện tay nghề cùng tiếng Nhật rồi mới đưa đi.
Còn tại thị trường Hàn Quốc, Chương trình EPS đưa lao động đi Hàn Quốc năm nay cũng thu hút rất đông lao động Việt Nam đăng ký, số người đăng ký đạt kỷ lục với gần 45.000 người, gấp ba lần chỉ tiêu tiếp nhận và đông nhất trong 20 năm triển khai. Kỳ thi đánh giá năng lực tiếng Hàn đã được tổ chức tại 4 tỉnh thành là Hà Nội, Thanh Hóa, Đà Nẵng và TPHCM từ tháng 3/2024 đến hết tháng 6/2024.
Theo ông Phạm Viết Hương, thời gian tới Cục Quản lý lao động ngoài nước sẽ tìm kiếm thêm thị trường mới, mở rộng sang châu Âu vì điều kiện làm việc, thu nhập tốt. Hiện nay, nhiều nước tại khu vực này đang có nhu cầu tiếp nhận lao động Việt Nam, nhất là ngành nông nghiệp. Trong năm 2024, nâng cao chất lượng lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được xác định là nhiệm vụ trọng tâm.
Cùng với ổn định, duy trì các thị trường hiện có, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội sẽ phát triển, mở rộng thị trường có thu nhập cao, phù hợp với trình độ, kỹ năng của người lao động Việt Nam. Đồng thời, tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn các doanh nghiệp chủ động chuẩn bị nguồn lao động, thực hiện tốt công tác bồi dưỡng kỹ năng nghề, ngoại ngữ cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài.
Tin liên quan
Mỗi đối tượng lao động đều cần những chính sách hỗ trợ phù hợp
14:34 | 15/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Mở rộng thị trường xuất khẩu lao động thu nhập cao
09:00 | 19/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Góp ý Luật BHXH (sửa đổi): Phải hài hòa giữa chính sách, quyền lợi với khả năng thu chi
10:57 | 28/05/2024 Sự kiện - Vấn đề
Báo động tai nạn tự chế pháo nổ
13:51 | 22/12/2024 Người quan sát
Đột phá cho chuyển đổi số
06:51 | 22/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng chỉ đạo phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP năm 2025 đạt trên 8%
15:53 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chuyển đổi số - xu hướng tất yếu trong hoạt động giáo dục và đào tạo
10:41 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Ngân hàng Thế giới: Kinh tế toàn cầu ổn định, Việt Nam tăng trưởng vượt trội
09:06 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thích ứng và đổi mới trong môi trường toàn cầu luôn biến động
07:45 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổ chức trưng bày các thành tựu xây dựng Lực lượng vũ trang nhân dân
16:31 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng dầu đồng loạt tăng, xăng RON95-III ở mức hơn 21.000 đồng/lít
15:16 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
“Cán bộ có ô tô thuê nhà ở xã hội”
09:15 | 19/12/2024 Người quan sát
Hợp tác kết nối thị trường
07:48 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cafe Giảng
07:45 | 19/12/2024 Người quan sát
Tạp chí Hải quan đứng đầu về mức độ chuyển đổi số trong khối tạp chí Trung ương và địa phương
08:49 | 17/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Động lực từ xuất khẩu, đầu tư, công nghệ số... cho tăng trưởng kinh tế 2025
08:25 | 17/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
Báo động tai nạn tự chế pháo nổ
Đảm bảo năng lực tài chính của các tổ chức phát hành trái phiếu ra công chúng
Bấp bênh “núi nợ” của các nền kinh tế đang phát triển
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics