Nhiều điều kiện thuận lợi để TP Hồ Chí Minh tiên phong trong phát triển kinh tế xanh
Phê duyệt đề án Phát triển kinh tế đô thị TP Hà Nội TP Hồ Chí Minh bắt tay ĐBSCL phát triển toàn diện 5 lĩnh vực |
Nhiều doanh nghiệp TP Hồ Chí Minh đã tích cực áp dụng tiêu chí xanh trong sản xuất. Ảnh minh họa: ST |
Hướng đi bền vững
TPHCM đã triển khai các bước đi đầu trong Nghị quyết số 98/2023/QH15 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố. Xét về các yếu tố cho sự phát triển của kinh tế xanh, TPHCM có nhiều điều kiện thuận lợi so với các địa phương khác về thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao từ khắp nơi trên cả nước cũng như nước ngoài.
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái: TPHCM là nơi thử nghiệm tốt nhất các chính sách thúc đẩy kinh tế xanh
Tăng trưởng xanh được hiểu như một mô hình phát triển nhằm đảm bảo hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với bền vững về môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu, sử dụng hiệu quả tài nguyên, cân đối mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính phù hợp với quy mô của nền kinh tế, nhằm phát huy tính năng động sáng tạo của doanh nghiệp, gắn kết người dân và cộng đồng vào những hành động chung, hướng tới mục tiêu chất lượng cuộc sống ngày càng tốt hơn. Việt Nam ủng hộ và luôn đồng hành cùng Liên hợp quốc trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững; tại COP 26 Thủ tướng Chính phủ đã cam kết mạnh mẽ Việt Nam sẽ đạt phát thải ròng bằng không vào năm 2050. Chiến lược quốc gia và Kế hoạch hành động về Tăng trưởng xanh đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành với mục tiêu giảm phát thải, xanh hóa các lĩnh vực kinh tế và phát triển có tính bao trùm. Đề án phát triển kinh tế tuần hoàn cũng đã được phê duyệt. Tuy nhiên, để thực hiện được các cam kết quốc tế cũng như triển khai hiệu quả các chủ trương lớn về phát triển bền vững, chỉ có nỗ lực hay quyết tâm chính trị vẫn chưa đủ, mà cần sự thấu hiểu, ủng hộ và chung tay rộng rãi của người dân, sự sáng tạo và tham gia mạnh mẽ của cộng đồng doanh nghiệp và địa phương, tính đồng bộ và hiệu quả của chính sách, đồng thời còn cần huy động một nguồn lực to lớn từ xã hội và các nhà đầu tư, các tổ chức tài chính trong và ngoài nước. Với đặc thù về đô thị, dân số, tính năng động, TPHCM sẽ là nơi thử nghiệm rất tốt các chính sách thúc đẩy kinh tế xanh, tuần hoàn, đặc biệt trong bối cảnh TPHCM có Nghị quyết 98 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế chính sách đặc thù. Theo đó, TPHCM và các địa phương cần tham khảo để xây dựng định hướng hay chiến lược phát triển kinh tế xanh phù hợp; xác định rõ lợi thế và các ngành/lĩnh vực, sản phẩm ưu tiên, nguồn lực và huy động các doanh nghiệp, người dân cùng triển khai. Các doanh nghiệp cũng cần xem đây là cơ hội tốt nhất để nhận thức các cơ hội kinh doanh mới, mạnh dạn liên kết hợp tác và huy động nguồn lực để từng bước chuyển đổi mô hình kinh doanh và hướng đến hiệu quả về lâu dài. Sự chậm trễ chuyển đổi sẽ khiến doanh nghiệp tụt hậu xa hơn trong việc đáp ứng nhu cầu khác nhau về tăng trưởng xanh đã, đang ngày càng phổ biến trên thế giới và ngay tại thị trường nội địa. (lược ghi ý kiến phát biểu của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái tại Diễn đàn Kinh tế TPHCM năm 2023 diễn ra ngày 15/9/2023) |
Theo ông Phạm Bình An, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TPHCM, những năm gần đây, kinh tế TPHCM có xu hướng chậm lại nên cần tìm kiếm động lực tăng trưởng mới, trong đó có kinh tế xanh và kinh tế số. Theo đó, TPHCM đang khẩn trương hoàn thiện khung chiến lược phát triển xanh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, nhằm xây dựng TPHCM trở thành đô thị văn minh, hiện đại nghĩa tình, là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư, du khách. Khung chiến lược xác định người dân là trung tâm của chuyển đổi số, thúc đẩy liên kết vùng và hợp tác quốc tế nhằm thực hiện 4 trụ cột. Đó là phát triển nguồn lực xanh, xây dựng hạ tầng xanh, phát triển hành vi xanh, xác định ngành và lĩnh vực tiên phong. TPHCM cũng đang triển khai các giải pháp thúc đẩy đổi mới, sáng tạo và phát triển, tạo môi trường và cơ hội thuận lợi để cộng đồng doanh nghiệp cùng chung tay hành trình tăng trưởng xanh, hướng tới giảm phát thải ròng bằng 0.
Theo các chuyên gia, TPHCM là địa phương có quy mô kinh tế lớn nhất cả nước, đóng góp khoảng 1/5 GDP, hơn 1/4 thu ngân sách quốc gia, dẫn đầu cả nước về thu hút FDI và xuất nhập khẩu, số doanh nghiệp đang hoạt động chiếm gần 30% cả nước. Tuy vậy, TPHCM cũng là địa phương có tổng lượng phát thải khí nhà kính lớn nhất (57,6 triệu tấn, chiếm 23,3% cả nước). Về cơ bản nền kinh tế của TPHCM chủ yếu vẫn phát triển theo hướng kinh tế tuyến tính và chưa được xanh hóa; công tác bảo vệ môi trường có nhiều tiến bộ song còn nhiều vấn đề đặt ra, nhiều việc phải làm tích cực hơn.
Ông Phạm Bình An cho rằng, bên cạnh những cơ hội để phát triển kinh tế xanh, TPHCM hiện đang đứng trước những thách thức đó là nguồn lực tài chính để thực hiện tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn rất lớn nhưng nguồn ngân sách TPHCM còn hạn hẹp. Phát triển kinh tế xanh cũng đòi hỏi ứng dụng khoa học công nghệ, trong khi năng lực phát triển công nghệ của doanh nghiệp TPHCM và năng suất lao động còn hạn chế. Ngoài ra, các chính sách phát triển kinh tế xanh hiện nay còn thiếu hoặc chưa đồng bộ, nhiều doanh nghiệp muốn đầu tư năng lượng sạch nhưng biểu giá điện từ năng lượng tái tạo chưa đủ hấp dẫn, vốn đầu tư lớn trong khi thời gian thu hồi vốn dài…
Bài toán thị trường tài chính xanh
Chia sẻ tại Diễn đàn Kinh tế TPHCM năm 2023 với chủ đề “Tăng trưởng xanh – Hành trình hướng tới giảm phát thải ròng bằng không” diễn ra cuối tuần qua, Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Đức Hiển cho rằng, với vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng, quy mô lớn, TPHCM lựa chọn tiên phong trong phát triển kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, tăng trưởng xanh là hướng đi đúng, phù hợp với định hướng của Đảng và xu thế mới của thế giới, tạo ra động lực và không gian mới trong phát triển kinh tế - xã hội.
Theo đó, ông Nguyễn Đức Hiển khuyến nghị, để thành phố sớm triển khai thành công chiến lược phát triển kinh tế xanh, hướng tới giảm phát thải ròng bằng 0, việc triển khai phát triển kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, tăng trưởng xanh TPHCM không thể làm theo phong trào mà cần bài bản, chuyên nghiệp, có trọng tâm, trọng điểm. Trong khung chiến lược về tăng trưởng xanh, TPHCM cần tiên phong trong phát triển một số ngành công nghiệp như công nghiệp công nghệ số, công nghiệp sinh học, công nghiệp công nghệ cao.
Đáng chú ý, theo các chuyên gia, khi phát triển trở thành trung tâm tài chính của khu vực và quốc tế, TPHCM sẽ tiên phong trong thu hút các nguồn lực tài chính xanh cho tăng trưởng, bao gồm cả phát hành trái phiếu xanh. Ông Nguyễn Minh Vũ, trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao cho rằng, với mục tiêu hình thành trung tâm tài chính quốc tế, thành phố đang có điều kiện rất thuận lợi để trở thành “cực thu hút” các nguồn tài chính xanh đang có xu hướng gia tăng. Trung tâm tài chính của TPHCM phải là trung tâm tài chính quốc tế thế hệ mới, với tài chính khí hậu, tài chính xanh, tài chính công nghệ đóng vai trò trung tâm.
Theo đó, TPHCM cần sớm ban hành chính sách hoặc cho thử nghiệm có kiểm soát đối với một số công cụ tài chính mới như phát hành trái phiếu xanh, xây dựng sàn giao dịch carbon theo tiêu chuẩn quốc tế, tiến tới kết nối với các nước ASEAN để trở thành trung tâm giao dịch tín chỉ carbon của khu vực với tầm nhìn toàn cầu, ông Nguyễn Minh Vũ đề xuất.
TS. Trần Du Lịch đề xuất, TPHCM sẽ phải tận dụng Nghị quyết 98/2023/QH15 của Quốc hội để chuyển đổi xanh. Trên cơ sở xây dựng khung chiến lược về chuyển đổi, TPHCM có thể tận dụng ngay để xử lý vấn đề năng lượng tái tạo, năng lượng mặt trời, năng lượng gió ngoài khơi. TPHCM cần tận dụng Nghị quyết 98 để khuyến khích doanh nghiệp chuyển đổi sang sản xuất xanh, sản phẩm xanh, nhất là các doanh nghiệp ở các khu công nghiệp, khu chế xuất.
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành cho rằng, để triển khai hiệu quả mục tiêu giảm phát thải ròng bằng 0, TPHCM cần tập trung vào một số nội dung cụ thể. Về phía doanh nghiệp, cần tham gia tiên phong trong chuyển đổi năng lượng, tận dụng được các nguồn vốn mới nổi, các dòng tài chính xanh. Bên cạnh đó, TPHCM cần giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; phát triển đô thị gắn với phát triển hạ tầng kỹ thuật về bảo vệ môi trường, cần đẩy mạnh tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của mỗi người dân về lối sống bền vững, hài hòa với thiên nhiên…
Ông Võ Văn Hoan, Phó Chủ tịch UBND TPHCM: Tăng trưởng xanh cần phải thực hiện một cách đồng bộ
TPHCM nhận thức việc thực hiện chuyển đổi xanh không phải là tham vọng đến mức độ bất khả thi. Việt Nam nói chung và TPHCM nói riêng có đủ điều kiện để sử dụng năng lượng tái tạo thay thế. TPHCM và Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) đã ký bản thỏa thuận hợp tác để hình thành nên Trung tâm Công nghiệp 4.0. Trung tâm này dưới sự hỗ trợ của Ngân hàng thế giới (World Bank) sẽ giúp TPHCM có không gian nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính sách về những phần việc liên quan đến xu thế phát triển, đặc biệt là tăng trưởng xanh. Để chuyển đổi xanh thúc đẩy phát triển kinh tế xanh, TPHCM cần phải có sự hành động một cách đồng bộ, lần lượt từ nhỏ tới lớn, từ thấp tới cao, từ cơ sở đến thành phố. Theo đó, dưới góc độ là cơ quan quản lý, các cơ quan Nhà nước của TPHCM phải tiên phong trên hành động. Chẳng hạn như điện mặt trời trên mái nhà, lãnh đạo thành phố ưu tiên sử dụng ô tô điện, ưu tiên sử dụng mua sắm tiêu dùng đạt tiêu chí xanh. Bên cạnh đó, người dân cần tiêu dùng có trách nhiệm, tiêu dùng đủ, tiết kiệm và tiêu dùng xanh. Đồng thời, các cá nhân cũng cần tham gia tích cực vào việc tái tạo lại môi trường, tham gia vệ sinh môi trường, tham gia xử lý rác. Đối với doanh nghiệp, các đơn vị về mặt nhận thức cần xác định lợi nhuận phải đến từ cải tiến khoa học công nghệ, sử dụng năng lượng một cách hợp lý, tránh lãng phí. Người dân cần tiêu dùng có trách nhiệm, tiêu dùng đủ, tiết kiệm và tiêu dùng xanh. Đồng thời, các cá nhân cũng cần tham gia tích cực vào việc tái tạo lại môi trường, tham gia vệ sinh môi trường, tham gia xử lý rác. T.D (lược ghi) Ông Jeremy Jurgens, Giám đốc điều hành kiêm Giám đốc Trung tâm Cách mạng công nghiệp lần thứ tư của WEF: Sẵn sàng hợp tác, cùng TPHCM bước đi vững chắc trên hành trình xanh hóa
Thế giới ngày nay đang đối mặt với rất nhiều thách thức. Bên cạnh những xung đột, thiên tai xuất hiện ngày một nhiều, cùng với đó là những thành tựu, công nghệ đột phá, làm thay đổi những phương thức vận hành, kinh doanh truyền thống. Tuy nhiên, những công nghệ, thành tựu này cần được áp dụng một cách có trách nhiệm để tạo ra sự phát triển bền vững. Vai trò của các thành phố, gọi các thành phố là “trung tâm phát thải” với hơn 50% dân số thế giới đang sống ở các thành phố và lượng phát thải chiếm 70%. Những con số này sẽ còn tăng lên trong tương lai. Do vậy cần phải có giải pháp giảm tác động tiêu cực từ việc này. Một số sáng kiến mà Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) đang áp dụng trong mạng lưới của mình. Đó là các sáng kiến về Thành phố Net-zero (Net-zero carbon cities) – nơi mà Chính phủ và doanh nghiệp hợp tác hướng đến tương lai xanh hơn. Đó cũng là sáng kiến về Nông nghiệp chính xác (Precision Agriculture), giúp nông dân tiếp tục canh tác bền vững, góp phần xanh hóa kinh tế, với những số liệu ấn tượng về lượng phát thải giảm, tiết kiệm nước sạch 5-10% trong khi năng suất tăng 10%. Bên cạnh đó là sáng kiến Sản xuất tiên tiến (Advanced Manufacturing) – sáng kiến rất quan trọng bởi ngành công nghiệp đang tham gia 30% vào phát thải CO2. Mạng lưới của chúng tôi sẽ giúp các quốc gia học tập lẫn nhau để áp dụng công nghệ chuyển đổi một cách có trách nhiệm, để đối mặt với những thách thức về kinh tế. WEF sẵn sàng hợp tác với TPHCM để mở rộng mạng lưới, cùng TPHCM bước đi vững chắc trên hành trình xanh hóa. T.D (lược ghi) Ông Han Sang Deog, Phó Tổng giám đốc điều hành Samsung Engineering Co,Ltd: Samsung đề xuất “Tổ hợp môi trường tích hợp” cho các dự án môi trường Việt Nam
Thời gian qua Việt Nam đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế vượt trội và cần tiếp tục duy trì sự phát triển này trong tương lai. Tuy nhiên, sự phát triển của công nghiệp dẫn đến một vấn đề không thể tránh khỏi đó là ô nhiễm môi trường. Cùng với đó, Việt Nam cần phải nỗ lực để hiện thực hóa cam kết đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Vì vậy, để giải quyết các thách thức này, Samsung Engineering đang đề xuất một chiến lược tên là “Tổ hợp môi trường tích hợp” cho các dự án môi trường tại Việt Nam. Đây là khu phức hợp môi trường kinh tế tuần hoàn, tích hợp xử lý nước thải, xử lý chất thải và khí sinh học sử dụng năng lượng tự sản xuất mà không cần sử dụng đến nguồn năng lượng từ bên ngoài. Bên cạnh đó, Samsung Engineering từ lâu đã quan tâm và xem xét đầu tư vào lĩnh vực xử lý nước thải và đốt rác phát điện giải quyết vấn đề môi trường tại TPHCM. Samsung Engineering sẽ hợp tác với UBND TPHCM đầu tư vào các dự án môi trường có thể cải thiện môi trường sống của người dân thành phố. Tuy nhiên, sự hợp tác chặt chẽ giữa Chính phủ và Samsung Engineering là điều cần thiết để phát triển thành công các dự án môi trường. Từ giai đoạn lập kế hoạch ban đầu, các cơ quan liên quan và Samsung Engineering cần làm việc cùng nhau để tìm ra giải pháp tốt nhất. T.D (thực hiện) |
Tin liên quan
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
20:20 | 22/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
QUATEST 3 đủ điều kiện thực hiện quan trắc môi trường lao động
15:33 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
20:18 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
15:46 | 22/11/2024 Infographics
“Thời khắc vàng” để các thương hiệu Việt vươn tầm thế giới
15:27 | 22/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
11:02 | 22/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do xu hướng phục hồi mạnh mẽ
08:17 | 22/11/2024 Kinh tế
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều
22:33 | 20/11/2024 Kinh tế
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023
15:50 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh
14:49 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
“Thủ phủ” xuất khẩu đồ gỗ trước nhiều cơ hội bứt phá
13:30 | 20/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) 70 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 10/2024
10:33 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
Giúp người tiêu dùng “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics