Nhiều bệnh viện lớn bị phong tỏa: Phân luồng người đến khám chữa bệnh ra sao?
Do phát hiện ca nhiễm Covid-19, Bệnh viện K thông báo ngừng tiếp nhận bệnh nhân từ ngày 7/5. Ảnh: Văn Công |
Giảm áp lực cho bệnh viện tuyến cuối
Số lượng bệnh nhân đến khám và điều trị của bệnh viện K rất lớn, ước tính khoảng 2.000 lượt người mỗi ngày. Tuy nhiên, khi bệnh viện này thông báo ngừng tiếp nhận bệnh nhân đến khám và điều trị, nhiều bệnh nhân không biết tiếp tục khám và điều trị bệnh ở đâu. Từ thực tế này, TS.BS Phạm Văn Bình, Phó Giám đốc Bệnh Viện K cho biết, đối với những bệnh nhân điều trị ngoại trú, bệnh viện đã chủ động trao đổi với Sở Y tế các tỉnh, thành phố về phương án điều trị. Đồng thời, các bác sỹ điều trị trực tiếp cho bệnh nhân cũng liên hệ hướng dẫn người bệnh và phối hợp cùng cơ sở chuyên khoa ung bướu gần nhất để tiếp tục theo dõi, thực hiện tiếp phác đồ điều trị cho người bệnh trong thời gian này. Đối với người bệnh ngoại trú đến kỳ tái khám, các bác sĩ đã trao đổi và hướng dẫn người bệnh đi khám tại các cơ sở điều trị ung bướu khác. “Chúng tôi thực hiện đảm bảo đúng theo mục tiêu kép “vừa khoanh vùng dập dịch nhanh chóng, vừa đảm bảo hiệu quả điều trị cho tất cả người bệnh”, TS. BS Phạm Văn Bình nhấn mạnh.
Cũng với hàng nghìn lượt bệnh nhân đến khám và điều trị hàng ngày, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương là cơ sở y tế đầu ngành trong điều trị các bệnh truyền nhiễm, là “tuyến đầu” trong phòng chống dịch Covid-19. Khi bệnh viện này phải cách ly y tế thì nhiều bệnh viện khác sẽ gặp khó khăn khi dịch đang diễn biến phức tạp và có thêm nhiều bệnh nhân phải điều trị. Bà Trần Thị Nhị Hà, Giám đốc Sở Y Hà Nội chia sẻ, việc các bệnh viện ở Hà Nội vừa tiếp nhận bệnh nhân bình thường và bệnh nhân mắc Covid-19 là vấn đề khó khăn. Trước tình hình này, Sở Y Hà Nội đã giao cho Bệnh viện Thanh Nhàn tiếp nhận những trường hợp F0 của Hà Nội. Cùng với đó, Hà Nội mở thêm các khu cách ly tập trung tại Bệnh viện dã chiến Mê Linh và khu cách ly F1 tại trường quân sự Sơn Tây. Đồng thời, các quận huyện phải sẵn sàng rà soát, thực hiện 4 tại chỗ và chuẩn bị các cơ sở cách ly trên địa bàn để phục vụ cách ly các F1 thuộc địa bàn. Tất cả các bệnh viện phải kích hoạt hệ thống điều trị, sẵn sàng phương án 4 tại chỗ, giám đốc các bệnh viện chịu trách nhiệm về việc thực hiện này để sẵn sàng phương án tiếp nhận các bệnh nhân mắc Covid-19.
Áp dụng hệ thống khám bệnh từ xa
Thực tế, nguy cơ dịch xâm nhập vào các bệnh viện tuyến Trung ương (tuyến cuối) cao hơn nhiều bệnh viện ở địa phương. Vì các bệnh viện này tiếp nhận bệnh nhân từ nhiều địa phương khác nhau chuyển đến. Nhiều người lo lắng, khi các bệnh viện tuyến Trung ương ngừng tiếp nhận bệnh nhân thì việc khám, điều trị ở tuyến dưới sẽ như thế nào.
Về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, Bộ Y tế đã có các công điện khuyến cáo mạnh mẽ hạn chế người bệnh đến bệnh viện tuyến Trung ương mà chủ yếu nên khám và điều trị ở tuyến cơ sở. Đồng thời, Bộ Y tế đã áp dụng hệ thống khám chữa bệnh từ xa (telehealth) để giúp y tế tuyến cơ sở điều trị những ca bệnh lâu nay thường điều trị ở tuyến trung ương; cùng đó hạn chế tối đa việc thăm bệnh nhân.
Theo Bộ Y tế, với người bệnh mắc bệnh mạn tính, đã điều trị ổn định, các cơ sở y tế thực hiện khám bệnh, kê đơn thuốc điều trị ngoại trú từ 1 đến 3 tháng, đồng thời bảo đảm cung cấp đủ thuốc bảo hiểm y tế cho người bệnh theo đơn thuốc cho đến lịch tái khám dự kiến tiếp theo. Bộ Y tế cũng yêu cầu các cơ sở khám, chữa bệnh hạn chế chuyển tuyến, chỉ chuyển bệnh nhân tới bệnh viện tuyến cuối khi có diễn biến nặng vượt quá năng lực kỹ thuật của bệnh viện; phải thông báo và thống nhất với bệnh viện tuyến cuối việc chuyển người bệnh đến trước khi chuyển tuyến.
Dù Bộ Y tế đã đưa ra các biện pháp để bảo vệ các bệnh viện tuyến cuối, song những bệnh lớn như: Bạch Mai, Việt Đức… cũng cần phải có phương án giữ vững “thành trì” trước đại dịch Covid-19 và để hỗ trợ công tác khám chữa bệnh cho những bệnh viện khác. Tại Bệnh viện Bạch Mai, luôn bố trí các lực lượng làm nhiệm vụ đo thân nhiệt, yêu cầu người nhà và bệnh nhân khai báo y tế, sát khuẩn trước khi vào bệnh viện. Khi phát hiện những người có triệu chứng nghi ngờ nhiễm Covid-19, lực lượng chức năng của bệnh viện sẽ đưa ra khu vực riêng dành để khám sàng lọc. Đây là một trong những biện pháp mà bệnh viện này đang thực hiện để ngăn chặn lây nhiễm Covid-19 trong bệnh viện.
Theo GS.TS Nguyễn Quang Tuấn, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện đã thực hiện giảm số lượng bệnh nhân điều trị nội trú, đảm bảo giãn cách trong phòng bệnh, bệnh viện. Bệnh viện cũng yêu câu nhân viên y tế thay nhau nghỉ ở nhà để đảm bảo lực lượng sẵn sàng trong tình huống xấu khi khoa, phòng nào có ca dương tính với SARS-CoV-2. Khi nhân viên y tế của bệnh viện trở thành F1 phải đi cách ly thì vẫn còn nhân viên y tế dự phòng để tiếp tục duy trì hoạt động. Bên cạnh đó, bệnh viện tích cực kiểm soát sàng lọc sớm các trường hợp để có biện pháp nâng cao phòng chống dịch.
Từ thực tế các bệnh viện và các địa phương, ông Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) chia sẻ: “Trong cuộc chiến chống Covid-19, bệnh viện là nơi có nhiều nguy cơ lây nhiễm và phát tán dịch bệnh. Bệnh viện không chỉ đối phó với dịch bệnh Covid-19 mà còn đối mặt với các dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp khác đang tiềm ẩn trong cộng đồng như: Bệnh cúm, bệnh sởi, bệnh ho gà, bệnh bạch hầu, bệnh não mô cầu… Chính vì vậy, việc ưu tiên đối phó với dịch bệnh Covid-19 trong giai đoạn trước mắt và các dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp khác về mặt lâu dài, góp phần giúp bệnh viện bảo đảm hoạt động an toàn, hiệu quả, chất lượng”.
Tin liên quan
Sớm xử lý dứt điểm vướng mắc tại dự án cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức
19:02 | 09/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tài sản của người nước ngoài đến Việt Nam công tác có được miễn thuế?
19:45 | 03/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Tối ưu hóa chuỗi cung ứng, thúc đẩy giao thương Việt Nam - Trung Quốc
12:39 | 02/11/2024 Kinh tế
Cơ hội đột phá cho giáo dục khi ứng dụng trí tuệ nhân tạo
20:13 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tuân thủ FTA thế hệ mới, cần cách làm mới về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
20:08 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tuyên bố chung giữa Thủ tướng Việt Nam và Tổng thống Cộng hòa Dominicana
09:17 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tuyên bố chung nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam-Malaysia
09:17 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Minh bạch và giảm thiểu rủi ro nhờ ESG
08:25 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cần giới hạn quy mô, diện tích trong thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại
20:24 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét sai phạm của ông Vương Đình Huệ
20:01 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim
20:00 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Việt Nam-Malaysia nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện
19:50 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thông qua Luật Dược sửa đổi: Quản chặt giá thuốc, cho phép bán thuốc online
19:40 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Press cup 2024: Sự kiện thể thao được mong đợi hàng năm của báo giới cả nước
15:40 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng RON95-III về sát 20.500 đồng/lít
15:16 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
GE Vernova Foundation hỗ trợ người dân Việt Nam bị ảnh hưởng bởi bão Yagi
15:14 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kiến nghị thay đổi thời gian áp dụng quy định mới về nhập khẩu vật liệu xây dựng
Cảnh sát biển bắt giữ tàu cá vận chuyển 55.000 lít dầu DO trái phép
Thách thức chuyển đổi số trong chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics