Nhật ký thời chiến hé lộ vẻ đẹp con người Việt Nam
Đỉnh cao của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 | |
Kỷ niệm ngày thống nhất đất nước, nhớ lời Di chúc của Người |
Bộ sách Nhật ký thời chiến. |
Hầu hết công chúng không xa lạ với thể loại nhật ký chiến tranh. Bởi lẽ, trước đây có hai tác phẩm từng xôn xao độc giả khắp nơi là “Mãi mãi tuổi hai mươi” và “Nhật ký Đặng Thùy Trâm”. Thế nhưng, nhận thấy vẫn còn hàng vạn tác phẩm khác vẫn chìm khuất ở đâu đó trong từng ngõ nhỏ, trong từng xóm nghèo đang ẩn giấu bao điều muốn kể lại, nhà văn Đặng Vương Hưng và các đồng nghiệp đã cất công sưu tầm. Kết quả, hơn hai chục nhật ký khác được tìm thấy trong di vật những người lính năm xưa mà thân nhân của họ luôn nâng niu cất giữ. Bây giờ, với bộ sách “Nhật ký thời chiến Việt Nam”, độc giả được biết thêm những tác phẩm ấn tượng như “Gửi lại mai sau” của Nguyễn Hải Trường, “Nhật ký vượt Trường Sơn” của Phạm Quang Nghị, “Những ngày trong vòng vây” của Trần Mai Hạnh, “Nhật ký chiến trường” của Dương Thị Xuân Quý, “Bê trọc” của Phạm Việt Long, “Nhật ký đi B” của Triệu Bôn, “Trở về trong giấc mơ” của Trần Minh Tiến hoặc “Tài hoa ra trận” của chàng họa sĩ Hoàng Thượng Lân, “Trời xanh không biên giới” của Đặng Sỹ Ngọc, “Bão lửa cầu vồng” của Nguyễn Văn Thân…
Điều độc đáo của bộ sách “Nhật ký thời chiến Việt Nam” mà ai cũng có thể nhận ra, đó là cuộc sống đa dạng của các tác giả. Có người là chiến sĩ công binh, có người là chiến sĩ đặc công, có người là chiến sĩ phòng không, có người là cán bộ khoa giáo chi viện cho chiến trường miền Nam… “Nhật ký Hoàng Công Sơn” đại diện cho binh chủng Đặc công; nhật ký “Tây tiến viễn chinh” đại diện cho thế hệ các chiến sĩ làm nhiệm vụ quốc tế tại Campuchia thập niên 80 của thế kỷ trước.
Bản thảo Nhật ký chiến trường. |
Hầu hết tác phẩm xuất hiện trong “Nhật ký thời chiến Việt Nam” đều có tuổi đời hơn 45 năm. Tức là được viết trước khi lá cờ chiến thắng được cắm trên nóc Dinh Độc Lập vào ngày 30/4/1975. Thế nhưng, thú vị hơn là ở lực lượng tham gia nghĩa vụ quốc tế trên chiến trường Campuchia, cũng có nhật ký “Tây tiến viễn chinh” của Trần Duy Chiến viết những năm đầu thập niên 80 ở thế kỷ trước. Tác giả Trần Duy Chiến đã viết rất nhiều về những “thói hư tật xấu” trong sinh hoạt của người Tiểu đội trưởng và những đồng đội trong đơn vị. Kết thúc chiến tranh, hầu hết các nhân vật nhiều “thói hư tật xấu” đó và kể cả tác giả, đều hi sinh. Khi thân nhân gia đình các anh đi tìm mộ ở nghĩa trang liệt sĩ Sông Bé, thì có một điều kỳ lạ, rất khó giải thích: Mộ của các anh được quy tập thành hàng, Tiểu đội trưởng “đứng” đầu tiên, như là khi còn sống, họ vẫn trong một hàng quân, cùng đội ngũ…
Đại diện những người biên soạn “Nhật ký thời chiến Việt Nam”, nhà văn Đặng Vương Hưng chia sẻ: Dù sự xuất hiện của các tác giả có khác nhau về tuổi tác, trình độ văn hóa và những trang ghi chép khác nhau về chiến trường, về thời gian…, nhưng các trang nhật ký trong bộ sách này đều giống nhau ở một điểm chung: Đó là những tâm sự của những người con đã hiến dâng tuổi thanh xuân, hiến dâng cả cuộc đời mình cho tương lai đất nước - qua những trang nhật ký, những lời tâm tình gan ruột của những người anh, người cha, người chồng, người vợ, người con, người thầy, người bạn với những người thân yêu của mình, trong phút dừng chân trên chặng đường hành quân ra trận, trong khoảnh khắc yên lặng giữa hai trận đánh… Công việc viết văn đã giúp tôi “ngộ” ra một điều: Đôi khi, chính những trang nhật ký, ghi chép sổ tay... tưởng chừng rất đỗi riêng tư, xưa cũ, lại mang đến cho chúng ta những thông tin và tư liệu cực kỳ quý báu; chúng có thể gợi mở biết bao điều về đời sống tinh thần, vật chất và cả văn hóa của xã hội trong quá khứ; góp phần lý giải những bí mật của lịch sử, làm cho cuộc sống hiện tại và tương lai của chúng ta tốt đẹp hơn! Những trang nhật ký mà chúng tôi sưu tầm được nhờ sự nhiệt tình của đồng nghiệp và bạn đọc, đều được viết trong thời gian đất nước có chiến tranh. Bản gốc của chúng hầu hết là những trang giấy đã bạc màu, nét mực đã nhòe, mờ vì thời gian, mưa nắng, vì cả mồ hôi và nước mắt, hầu hết đã được lưu giữ trong các bảo tàng có uy tín ở Việt Nam và cả ở nước ngoài”.
Thanh niên xung phong không quản gian khổ, hy sinh mở đường, bắc cầu cho xe trên đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh huyền thoại. Nguồn: Vietnamplus |
Nhật ký giống như người bạn tri kỷ của những chiến sĩ giữa lằn ranh sinh tử. Mặt khác, nhật ký cũng giống như một vũ khí để họ đối diện với sự khắc nghiệt của khói lửa. Tác giả Nguyễn Văn Thạc, ngày 18/4/1972, đã lý giải vì sao nhật ký “Mãi mãi tuổi hai mươi” ra đời: “Nếu như người viết nhật ký là viết cho mình, cho riêng mình đọc thì cuốn nhật ký đó sẽ chân thực nhất, sẽ bề bộn và sầm uất nhất. Người ta sẽ mạnh dạn ghi cả vào đấy những suy nghĩ tồi tệ nhất mà sự thực họ có. Nhưng nếu nhật ký mà có thể có người xem nữa thì nó sẽ khác và khác nhiều. Họ không dám nói thật, nói đúng bản chất sự kiện xảy ra trong ngày, không dám nói hết và đúng những suy nghĩ đã nảy nở và thai nghén trong lòng họ. Mà đó chính là điều tối kỵ khi viết nhật ký - Nó sẽ dạy cho người viết tự lừa dối ngòi bút của mình, tự lừa dối lương tâm của mình - Tóm lại, tạo ra 2 con người. Người ta viết nhật ký có rất nhiều phương pháp. Và mỗi người tuỳ theo ý thích và sự quen thuộc của mình mà ghi chép. Có người chỉ thích viết ý nghĩ, có người hoàn toàn ghi những sự kiện nhỏ nhặt hàng ngày. Còn mình, mình không biết thế nào, có lẽ vừa ghi những sự kiện, vừa ghi những suy nghĩ. Nhiều lúc cũng khó mà phân biệt đâu là suy nghĩ, đâu là sự kiện. Và sự trộn lẫn ấy là một điều rất quý”.
Tương tự, tác giả Đặng Thùy Trâm ngày 15/6/1968, đã tâm sự: “Nhật ký ơi! Đừng trách Thuỳ nghe, nếu như Thùy cứ ghi vào nhật ký những dòng tâm sự nặng trĩu đau buồn. Tiếng súng chiến thắng đang nổ dòn khắp chiến trường Nam Bắc. Thắng lợi đã đến gần chúng ta rồi… Nhưng trên mảnh đất Đức Phổ này vẫn còn nặng những đau thương, ngày từng ngày máu vẫn rơi xương vẫn đổ. Điều đáng buồn nhất là trong những hy sinh gian khổ ấy Th. chưa thấy được sự công bằng, sự trung thực. Chưa có một sự đấu tranh để thắng được những cái ty tiện đớn hèn cứ xảy ra làm sứt mẻ danh dự của hai chữ Đảng viên và làm mòn mỏi niềm vui say công tác của mọi người trong bệnh xá. Thùy ơi! Th. chịu thua sao? Khi mà anh em quần chúng, đảng viên, thanh niên đều ủng hộ Th. mà vẫn không thắng được một vài cá nhân đang hoành hành trong đội ngũ cán bộ của bệnh xá. Cả mùa khô ác liệt không một lúc nào mình thấy bi quan, mình luôn cười trong gian khổ vậy mà bây giờ mình đau khổ quá đi. Kẻ thù phi nghĩa không sợ mà sợ những nọc độc của kẻ thù còn rớt lại trong đồng chí của mình”.
Những trang nhật ký chiến tranh không chỉ có giá trị tư liệu, mà còn hiển lộ tầm vóc của tác phẩm văn học thực sự. Vì sao, vì không ít nhà thơ, nhà báo đã cầm súng bảo vệ non sông bằng ngọn lửa thiêng liêng từ trái tim mình. Nhật ký của họ để lại, giúp người Việt Nam hôm nay được thêm thấu hiểu và thêm tự hào về một thời gian nan. Ví dụ, nhật ký của Chu Cẩm Phong không chỉ nói về cá nhân, mà còn khắc họa chân dung những người dân bình thường từng đối mặt với cam go một cách hiên ngang và đẹp đẽ. Ngày 7/5/1968, Chu Cẩm Phong viết về một người phụ nữ can trường ở vùng đất Quảng Nam: “Anh đi tập kết lúc chị có mang hai tháng. Ở lại quê, chị vừa sinh được một tháng thì chúng bắt hai mẹ con ra phơi nắng buộc chị ly dị chồng... Chị bồng con ngồi giữa nắng tháng sáu, chiếc áo bà ba đen nóng rẫy như một miếng sắt nung đỏ áp vào lưng. Chị ôm chặt con vào lòng, cúi gập xuống, cố lấy thân mình che nắng cho con, chị xổ mái tóc dày của chị làm tấm rèm che nắng cho con, đứa bé đỏ hỏn vẫn nhắm nghiền cặp mắt khóc thét đến tắt cả tiếng. Chị không khóc mà nước mắt cứ trào ra vì căm giận kẻ ác và xót thương hòn máu của chồng để lại. Nước mắt chị nhỏ xuống mặt con, chị không lau chùi, mong nước mắt mình, nước mắt của người mẹ sẽ làm dịu bớt cơn nóng thiêu đốt”.
Tin liên quan
Tài sản của người nước ngoài đến Việt Nam công tác có được miễn thuế?
19:45 | 03/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Tối ưu hóa chuỗi cung ứng, thúc đẩy giao thương Việt Nam - Trung Quốc
12:39 | 02/11/2024 Kinh tế
359 sản phẩm được công nhận đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024
15:29 | 28/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Đại biểu Quốc hội đề nghị gỡ khó cho điều nhập khẩu, cải thiện hạ tầng cho xuất khẩu
16:23 | 04/11/2024 Kinh tế
Thủ tướng sẽ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng
09:51 | 04/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hậu “ly hôn” nghìn tỷ
10:32 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chuyến công du Trung Đông của Thủ tướng: Ngày mai bắt đầu từ ngày hôm nay
08:48 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Việt Nam đoàn kết, kêu gọi gỡ bỏ các biện pháp bao vây, cấm vận với Cuba
08:48 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vốn của “sếu đầu đàn”
07:29 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Mua bán thuốc online
19:30 | 02/11/2024 Người quan sát
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
19:27 | 02/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
19:23 | 02/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thông cáo chung giữa Việt Nam và Qatar
20:49 | 01/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Kẻ đáng gờm 2 tuổi
09:08 | 01/11/2024 Người quan sát
Đề xuất giữ nguyên phạm vi hưởng như lộ trình thông tuyến khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế
23:17 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giải ngân vốn đầu tư công tại TP Hồ Chí Minh mới đạt gần 22%
20:43 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 89 phát hành ngày 5/11/2024
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
Cuộc đua sít sao chưa từng có
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK