Nhân rộng mô hình khám chữa bệnh từ xa
Mô hình khám chữa bệnh từ xa là công cụ xoá nhoà khoảng cách giữa các cơ sở y tế tuyến trên và tuyến dưới. |
Sức lan toả
Hình dung về khám chữa bệnh từ xa khiến chúng ta liên tưởng đến sự việc thay vì phải di chuyển đến Hà Nội, một bé gái 13 tháng tuổi (ở phường Nông Trang, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ) bị teo thực quản bẩm sinh đã được phẫu thuật tạo hình thực quản ngay tại quê nhà, nhờ hệ thống hỗ trợ tư vấn khám, chữa bệnh từ xa giữa Bệnh viện Nhi Trung ương và Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ.
Chia sẻ thêm về mô hình khám chữa bệnh từ xa, ông Trần Bình Giang, Giám đốc Bệnh viện Việt Đức cho rằng, lần đầu tiên, rất nhiều bà con ở vùng sâu vùng xa, thậm chí bà con ở miền núi nhận được sự tư vấn, chẩn đoán và hướng dẫn điều trị của các giáo sư, chuyên gia mà bà con chưa bao giờ biết hoặc chỉ biết qua màn ảnh truyền hình.
Cũng theo ông Giang, ca đầu tiên bệnh viện thực hiện tư vấn phẫu thuật từ xa là vào năm 2006. Từ năm 2013 đến 2019 có gần 600 cuộc hội chẩn, đào tạo chuyển giao kỹ thuật từ xa được thực hiện thường xuyên hàng tuần tại Bệnh viện Việt Đức với 23 điểm cầu. Hiện Bệnh viện đã đưa con số các điểm cầu từ 23 lên tới hơn 100 điểm cầu. Có cả các bệnh viện tuyến huyện, các bệnh viện công và bệnh viện tư đăng ký trở thành điểm cầu vệ tinh của Bệnh viện Việt Đức.
Chẳng hạn, ngày 4/9/2020, thay bằng bệnh nhân phải lặn lội từ Quảng Ninh lên Hà Nội thì chỉ cần ở tại tỉnh, bệnh nhân cũng được các bác sỹ Bệnh viện Việt Đức tư vấn phẫu thuật từ xa cho một bệnh nhân 60 tuổi được chẩn đoán viêm túi mật do sỏi mật/ người bệnh có hẹp đường mật chưa rõ nguyên nhân tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh.
Bên cạnh đó, trong dịch Covid, theo Giám đốc Bệnh viện Việt Đức, lợi ích của khám chữa bệnh từ xa rất lớn. Sở dĩ như vậy là do khi dịch hoành hành, ngay tại các cơ sở y tế cũng không thể tập trung đông người vì nguy cơ lây lan rất cao. Các thầy thuốc ở các địa phương cần được đào tạo chuyển giao kỹ thuật cũng không thể về Bệnh viện Việt Đức. Do vậy các hoạt động đào tạo trực tiếp đều phải dừng lại.
Tuy nhiên, theo ông Trần Bình Giang, trong thời điểm đó, Bệnh viện vẫn thực hiện các buổi hội chẩn, trao đổi về các trường hợp bệnh nhân khó thường quy vào thứ Sáu hàng tuần và các buổi tập huấn cho các điều dưỡng về vấn đề chăm sóc người bệnh, kỹ thuật phòng chống dịch vào thứ Ba hàng tuần… tất cả đều được chia sẻ qua hệ thống đào tạo trực tuyến.
Một lợi ích nữa là nền tảng trực tuyến có thể giúp ngành Y tế xoá nhoà khoảng cách ngay cả với thế giới. Cụ thể, Bệnh viện Việt Đức đã nhiều lần thực hiện các chương trình hội nghị, hội thảo và truyền hình những ca mổ để rút kinh nghiệm với các bạn đồng nghiệp quốc tế, qua đó giới thiệu với bạn bè quốc tế về trình độ, năng lực các thầy thuốc của chúng ta, được bạn bè quốc tế đánh giá rất cao.
Với Bệnh viện K, mô hình khám chữa bệnh từ xa đã mang lại những hiệu quả tích cực. Theo đó, trong quá trình triển khai đào tạo, chuyển giao kỹ thuật, đặc biệt trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, Bệnh viện K đã thường xuyên gắn kết với việc tư vấn khám, chữa bệnh từ xa với các bác sỹ tuyến dưới bằng nhiều hình thức như telemedicine, qua điện thoại, zalo, viber…, tổ chức chương trình tư vấn trực tuyến hàng tuần qua kênh youtube, fanpage của bệnh viện cho người bệnh, người nhà người bệnh, người dân về các phương pháp điều trị, dự phòng, khám tầm soát các bệnh ung thư đã thu hút hàng triệu lượt người dân theo dõi.
Ông Lê Văn Quảng, Giám đốc Bệnh viện K cho biết, cơ sở đã tiến hành hội chẩn một số ca bệnh khó, phức tạp đang điều trị tại Bệnh viện ung bướu Nghệ An, Bệnh viện đa khoa tỉnh Điện Biên, Bệnh viện đa khoa Hùng Vương, Phú Thọ.
Với mỗi ca bệnh, đại diện cơ sở y tế mà người bệnh đang điều trị sẽ trình bày tóm tắt bệnh án, tình hình sức khoẻ, phim chụp CT, MRI, XQ, Nội soi, Giải phẫu bệnh (nếu có), quá trình đã điều trị... sau đó tại điểm cầu Bệnh viện K các chuyên gia sẽ cùng trao đổi thêm thông tin, thảo luận và đưa ra phương án điều trị tốt nhất cho người bệnh. “Về công tác đào tạo, các bác sỹ trẻ cũng có thể nắm bắt và thực hiện kỹ thuật nhanh chóng, rút ngắn kỹ thuật đào tạo, rất nhiều lợi ích”, Giám đốc Bệnh viện K nêu.
Giải bài toán bảo hiểm y tế
Với khám chữa bệnh từ xa, Bộ Y tế cũng đặt mục tiêu, với một số nhóm bệnh mạn tính ở người cao tuổi, như tăng huyết áp, đái tháo đường… có thể được thăm khám từ xa, hạn chế người bệnh đến tái khám. Bác sỹ Khổng Tiến Bình, Trưởng khoa Nội, can thiệp tim mạch- hô hấp, Bệnh viện Việt Đức cho hay, với những bệnh này, về mặt chuyên môn, thông qua các chỉ số mà bệnh nhân cung cấp, bác sỹ có thể đánh giá và chỉ định thuốc. Song, không phải người dân nào cũng được trang bị các thiết bị y tế và biết cách đo huyết áp, đo đường máu chính xác tại nhà.
Với lo lắng của các cơ sở y tế về việc thanh toán BHYT cho mô hình khám chữa bệnh từ xa, đại diện vụ BHYT, Bộ Y tế cho biết sẽ chủ trì, phối hợp với Bảo hiểm Xã hội Việt Nam và các đơn vị liên quan xây dựng các quy định về chi trả bảo hiểm đối với các dịch vụ y tế khám chữa bệnh từ xa tại các bệnh viện tuyến dưới, tuyến trên.
Theo đó xác định khám chữa bệnh, tư vấn khám chữa bệnh từ xa là một loại dịch vụ y tế được quỹ BHYT chi trả (tương tự như hội chẩn trực tiếp đối với từng trường hợp bệnh nhân cụ thể). Mức hưởng BHYT là 100%- 95%- 80% chi phí một lần tư vấn theo giá đã xác định. Các dịch vụ phát sinh trong quá trình tư vấn, hội chẩn (như điện tim, siêu âm, X quang… được thực hiện trong quá trình tư vấn, hội chẩn- dữ liệu theo thời gian thực) được quỹ BHYT thanh toán theo quy định.
Ngoài BHYT, để mô hình khám chữa bệnh từ xa đạt hiệu quả, theo một số chuyên gia y tế, các phần mềm, ứng dụng chỉ là một phần, chúng ta vẫn cần những thiết bị y tế phục vụ thăm khám, đo chỉ số cá nhân tại gia đình với chất liệu và giá thành rẻ có thể chấp nhận được. Khi giải quyết được ba vấn đề này thì người dân có thể ngồi tại nhà, thông qua các thiết bị trong khả năng chi trả để tương tác, chuyển thông tin sức khoẻ đến bệnh viện.
Yếu tố cuối cùng cần tháo gỡ để hệ thống khám chữa bệnh từ xa phát triển đó là thay đổi thói quen của người bệnh. Theo nhiều chuyên gia, đây là "bài toán" quan trọng và khó khăn nhất. Thói quen của người Việt Nam trong việc khám chữa bệnh vẫn là "chọn mặt gửi vàng", do đó có tình trạng các bệnh viện tuyến trung ương luôn quá tải, phải nằm ghép, trong khi bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện thì không có bệnh nhân để điều trị, bởi vậy, việc tuyên truyền để người dân hiểu và tin tưởng sử dụng hệ thống khám chữa bệnh từ xa đòi hỏi sự kết hợp của nhiều nguồn lực.
Tin liên quan
Không để người dân không được khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe sau bão, lũ
10:39 | 11/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Quỹ Bảo hiểm y tế - Nguồn tài chính quan trọng chăm sóc sức khỏe nhân dân
11:05 | 14/07/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cả nước chung tay vì mục tiêu BHYT toàn dân
16:06 | 01/07/2024 Sự kiện - Vấn đề
TP Hồ Chí Minh tìm giải pháp phát triển nguồn nhân lực AI
16:29 | 24/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tuân thủ quy định của từng thị trường để xuất khẩu rau quả thuận lợi
10:20 | 24/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
15:46 | 23/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Báo động tai nạn tự chế pháo nổ
13:51 | 22/12/2024 Người quan sát
Đột phá cho chuyển đổi số
06:51 | 22/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng chỉ đạo phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP năm 2025 đạt trên 8%
15:53 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chuyển đổi số - xu hướng tất yếu trong hoạt động giáo dục và đào tạo
10:41 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Ngân hàng Thế giới: Kinh tế toàn cầu ổn định, Việt Nam tăng trưởng vượt trội
09:06 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thích ứng và đổi mới trong môi trường toàn cầu luôn biến động
07:45 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổ chức trưng bày các thành tựu xây dựng Lực lượng vũ trang nhân dân
16:31 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng dầu đồng loạt tăng, xăng RON95-III ở mức hơn 21.000 đồng/lít
15:16 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
“Cán bộ có ô tô thuê nhà ở xã hội”
09:15 | 19/12/2024 Người quan sát
Hợp tác kết nối thị trường
07:48 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Năm 2025, mục tiêu sản xuất công nghiệp tăng khoảng 9-10%
TP Hồ Chí Minh tìm giải pháp phát triển nguồn nhân lực AI
Hải quan Hà Nội: 92% hồ sơ kiểm tra sau thông quan phát hiện vi phạm
Nguy cơ người nước ngoài câu kết sản xuất ma túy ở nước ta rất cao
Đảng bộ cơ quan Tổng cục Hải quan hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ chính trị
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics