Nhà đầu tư nên xem xét các nhóm ngành vẫn còn dư địa tăng trưởng để giải ngân
Vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt 6.470 nghìn tỷ đồng | |
VN-Index có thể quay lại vùng 1.420 điểm trong tháng 8 | |
Thị trường đang trên đường “lấy lại những gì đã mất” trong tháng 7 |
Ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc phân tích Khối Khách hàng cá nhân, Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam. |
Ông có đánh giá như thế nào về sự giảm điểm của thị trường trong tháng 7/2021?
Nguyên nhân chính của đợt sụt giảm vừa qua phần lớn là do tác động của dịch bệnh. Sự tác động trực tiếp của dịch bệnh đến các thành phố lớn như TPHCM và sự lây lan dịch bệnh ở các địa phương từ Bắc vào Nam không phải chỉ riêng một hai thành phố như trong các đợt dịch bùng phát lần trước khiến các nhà đầu tư lo ngại về sự tác động lên tăng trưởng GDP của năm 2021.
Nguyên nhân thứ 2 là do thanh khoản của thị trường chứng khoán hiện tại phụ thuộc rất lớn vào tỷ lệ nhà đầu tư cá nhân giao dịch trên thị trường (chiếm khoảng 80-90%). Trong khi đó, tâm lý của nhà đầu tư cá nhân dễ bị tác động mạnh hơn so với nhà đầu tư tổ chức hoặc là các nhà đầu tư nước ngoài.
Nguyên nhân thứ ba đến từ yếu tố margin của thị trường. Từ đầu năm đến nay, margin của thị trường rất cao, các công ty chứng khoán hầu như đều full margin trong khi chưa kịp thực hiện việc tăng vốn, do đó thời điểm rơi của thị trường một phần chịu sự tác động bởi yếu tố này.
Nguyên nhân thứ tư là vào thời điểm tháng 6, P/E (giá/lợi nhuận mỗi cổ phiếu) của thị trường vào khoảng 18, do đó thị trường không còn hấp dẫn so với giai đoạn trước, đồng nghĩa với việc rủi ro của thị trường cũng tăng lên, tâm lý nhà đầu tư ngại giải ngân hơn, do đó dòng tiền mới tham gia vào thị trường sẽ chậm lại.
Với tình hình dịch Covid-19 hiện nay, ông có dự đoán gì về sự tác động của dịch bệnh tới thị trường chứng khoán? Hết năm 2021, theo ông VN-Index sẽ đạt mức điểm bao nhiêu?
Muốn thị trường hồi phục thì các nguyên nhân nêu trên phải được giải quyết. Yếu tố dịch bệnh tác động 70% thị trường, nhưng chúng ta không thể dự đoán được chính xác dịch bệnh sẽ kéo dài đến đâu. Tuy nhiên chúng ta có thể đưa ra được hai kịch bản khả năng có thể xảy ra.
Kịch bản thứ nhất, trong trường hợp dịch bệnh có thể được kiểm soát trong tháng 8/2021, khi đó, GDP kỳ vọng có thể giữ được ở mức trên 6%. Với kết quả này thì VN-Index có thể đạt được mục tiêu kỳ vọng trong khoảng từ 1.450-1500 điểm.
Kịch bản thứ hai, đến hết quý 3 mới kiểm soát được dịch bệnh, nền kinh tế có thể bị ảnh hưởng nặng nề hơn, tăng trưởng kinh tế có thể chỉ đạt ở mức 5,5%. Trong kịch bản này, chỉ số VN-Index có thể đạt mức cao nhất ở vùng đỉnh cũ 1.420 điểm.
Như vậy, các kịch bản của thị trường chứng khoán đều phụ thuộc vào việc chúng ta sẽ kiểm soát dịch bệnh tới đâu.
Các nhà đầu tư cá nhân có vai trò lớn trong diễn biến của thị trường. Vậy ông có khuyến nghị như thế nào đối với các nhà đầu tư cá nhân, đặc biệt là các nhà đầu tư F0 trong bối cảnh hiện nay?
Các nhà đầu tư mới tham gia thị trường chưa lường trước được độ rủi ro của mình tới đâu, do đó không nên sử dụng margin ở giai đoạn này, đặc biệt là các thời điểm thị trường tăng nóng, bởi khi thị trường giảm với tốc độ rơi của thang máy như vừa qua, việc sử dụng đòn bẩy sẽ khiến cho danh mục đầu tư giảm độ an toàn.
Hai là, thị trường đang rất khó đo lường các yếu tố bị tác động bởi dịch bệnh, chỉ có một yếu tố mà chúng ta có thể đo lường được đó là yếu tố tăng trưởng của các DN niêm yết. Do đó, qua kết quả kinh doanh quý 2 của DN niêm yết nhà đầu tư cần cơ cấu lại xem DN nào có dư địa tăng trưởng tích cực từ nay đến cuối năm thì đó là DN mà chúng ta có thể lựa chọn để giải ngân.
Việc giải ngân bằng lượng tiền vốn tự có cũng giúp làm giảm thiểu đà giảm của thị trường và điều đó cũng đúng với việc đầu tư mang tính chất trung hạn nhiều hơn là lướt sóng hằng ngày trên thị trường.
Tôi muốn nhấn mạnh hai điểm sáng có thể tác động đến thị trường hiện nay. Một là, Chính phủ đang kiên trì thực hiện mục tiêu kép, nghĩa là vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế.
Hai là, khác với năm ngoái, năm nay, các đối tác quan trọng của Việt Nam như Mỹ, Châu Âu tình hình dịch bệnh tác động không nặng nề như năm 2020, do đó, nhu cầu tiêu dùng của các nước này vẫn được duy trì và tăng trưởng. Điều đó khiến cho các nước XK mạnh như Việt Nam được hưởng lợi.
Từ đây đến cuối năm, nhà đầu tư nên chú ý câu chuyện tăng trưởng của các DN và tôi vẫn nhắc lại là nhà đầu tư cần lưu ý giải ngân vốn tự có hơn là sử dụng đòn bẩy. Mức P/E hấp dẫn như hiện nay là cơ hội để nhà đầu tư xem xét lại các nhóm ngành vẫn còn dư địa tăng trưởng trong nửa cuối năm như ngân hàng, bất động sản công nghiệp, bán lẻ, logistics...để giải ngân.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
VN-Index có thể quay lại vùng 1.420 điểm trong tháng 8
16:27 | 07/08/2021 Chứng khoán
Chứng khoán tăng nóng, nhà đầu tư nên ưu tiên bảo toàn lợi nhuận
20:16 | 05/06/2021 Chứng khoán
Rối loạn tâm lý học đường: Vấn đề đáng lo
19:27 | 24/11/2020 Sự kiện - Vấn đề
Thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, bền vững
21:18 | 18/12/2024 Chứng khoán
Dùng AI để phát hiện hành vi thao túng thị trường chứng khoán
15:14 | 13/12/2024 Chứng khoán
Thị trường trái phiếu Chính phủ: Thực hiện tốt chức năng huy động cho đầu tư phát triển
19:54 | 05/12/2024 Chứng khoán
Việt Nam- Trung Quốc hợp tác, chia sẻ thông tin trong lĩnh vực chứng khoán
15:24 | 26/11/2024 Chứng khoán
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
21:13 | 04/11/2024 Chứng khoán
Nhà đầu tư cá nhân được quyền đầu tư trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ
17:41 | 01/11/2024 Chứng khoán
Thúc đẩy tăng trưởng ASEAN thông qua thị trường vốn bền vững, linh hoạt
10:25 | 22/10/2024 Chứng khoán
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp có tốc độ phục hồi nhanh chóng
09:34 | 22/10/2024 Chứng khoán
Vốn ngoại đang đảo chiều?
15:43 | 11/10/2024 Tài chính
FTSE Russell tiếp tục giữ Việt Nam trong danh sách xem xét nâng hạng
15:42 | 09/10/2024 Chứng khoán
3 vấn đề trọng tâm trong sửa Luật Chứng khoán
17:09 | 08/10/2024 Chứng khoán
Đa dạng hóa, làm mới sản phẩm chứng khoán để hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
08:14 | 04/10/2024 Chứng khoán
Bước chuyển quan trọng để sớm nâng hạng thị trường chứng khoán
14:30 | 30/09/2024 Chứng khoán
Tin mới
Cơn khát căn hộ tại lõi trung tâm nội đô tiếp tục tiếp diễn
Công bố 10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 103 phát hành ngày 24/12/2024
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics