Nghiên cứu tăng thuế tiêu thụ đặc biệt, thêm nguồn thu cho TPHCM
Đề xuất tiếp tục thực hiện Nghị quyết 54 cho TPHCM đến hết ngày 31/12/2023. Ảnh: Internet |
Hiệu quả một số cơ chế chính sách còn thấp
Trong khuôn khổ Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XV ngày 21/10, thừa uỷ quyền Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã báo cáo tổng kết thực hiện Nghị quyết 54.
Theo báo cáo, 5 năm thực hiện Nghị quyết 54, kinh tế TPHCM đã tăng trưởng cao, bình quân hàng năm trong giai đoạn 2016-2019 đạt 7,72%, cao hơn so với mức 7,22% của giai đoạn 2011-2015. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, năm 2020, kinh tế TPHCM tăng trưởng chậm lại ở mức 1,39% trong năm 2020 và suy giảm -6,78% trong năm 2021. Song năm 2022 đã ghi nhận sự phục hồi với tăng trưởng quý 1 đạt 1,87%, quý 3 đạt 5,73%, bình quân 6 tháng đạt 3,82%. Tỷ lệ vốn đầu tư toàn xã hội so với GRDP tăng qua các giai đoạn (bình quân giai đoạn 2016-2020 đạt 32,29%, cao hơn so với mức 31,07% bình quân hàng năm trong giai đoạn 2011-2015). Về chất lượng tăng trưởng kinh tế, đóng góp của năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng GRDP liên tục tăng qua các năm (bình quân hàng năm trong giai đoạn 2016-2020 là 38,42%, cao hơn so với mức 33,15% bình quân hàng năm trong giai đoạn 2011-2015). |
Bộ trưởng Bộ Tài chính cho hay, theo đánh giá của TPHCM, với việc thực hiện các quy định tại Nghị quyết 54, tiến độ triển khai các dự án nhóm A được đẩy nhanh hơn so với việc phải trình các cơ quan Trung ương thẩm định. Việc nâng hạn mức huy động vốn cho phép Thành phố chủ động phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, vay từ các tổ chức tài chính trong nước, các tổ chức khác trong nước và từ nguồn Chính phủ vay nước ngoài để bổ sung nguồn lực cho chi đầu tư phát triển.
Việc điều chỉnh tăng mức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp đã có tác động đáng kể đến nhận thức, hành vi bảo vệ môi trường của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn...
Tuy nhiên, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cũng nêu rõ những tồn tại, hạn chế khi triển khai Nghị quyết 54 như: các cơ chế điều chỉnh chính sách thu, thực hiện cổ phần hóa, thu từ sắp xếp nhà đất của các cơ quan trung ương, chi ứng vốn cho các dự án Trung ương trên địa bàn... tuy đã được thực hiện, nhưng hiệu quả còn thấp.
Cơ chế tài chính đặc thù giúp TPHCM có điều kiện huy động thêm nguồn lực, giải quyết các bức xúc về cơ sở hạ tầng, giải quyết các vấn đề về xã hội, môi trường, cải thiện môi trường đầu tư với mục tiêu hàng năm huy động thêm nguồn lực 40.000 đến 50.000 tỷ đồng/năm cho đầu tư phát triển của TPHCM. Tuy nhiên, giai đoạn 2018-2022, thực tế mới chỉ có nguồn từ thưởng và đầu tư trở lại từ ngân sách trung ương (1.654 tỷ đồng), thu từ cổ phần hóa và thoái vốn (1.786,6 tỷ đồng), phát hành trái phiếu chính quyền địa phương (2.800 tỷ đồng) và từ nguồn Chính phủ vay ngoài nước cho TPHCM vay lại (11.387,3 tỷ đồng)…
Nguyên nhân của những hạn chế này, theo Bộ trưởng Bộ Tài chính là do các cơ chế, chính sách thí điểm cơ bản là những nội dung mới, phức tạp, có tác động lớn, lâu dài, khi triển khai cụ thể cần nghiên cứu kỹ trước khi xem xét, quyết định. Ngoài ra, khi xây dựng đề xuất cơ chế, chính sách, Thành phố gặp phải khó khăn, thách thức phát sinh, chẳng hạn trong việc xây dựng cơ chế chính sách mới về thu ngân sách.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc. |
Kéo dài 1 năm đã đủ?
Từ các vấn đề nêu trên, tờ trình của Chính phủ đề xuất cho phép THCM tiếp tục thực hiện Nghị quyết 54 đến hết ngày 31/12/2023. Đồng thời, đưa nội dung này vào Nghị quyết của Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV.
Đồng tình với đề xuất này, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Phú Cường cho rằng, cơ chế này là cần thiết để có thêm căn cứ chính trị vững chắc trong đổi mới cơ chế, chính sách, pháp luật cho TPHCM.
Tuy nhiên, Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính - Ngân sách yêu cầu Chính phủ cần làm rõ lý do, tính thuyết phục, căn cứ phù hợp để áp dụng việc kéo dài thời gian thực hiện; cần dự báo được hiệu quả sẽ mang lại nếu tiếp tục thực hiện thêm 1 năm. Bên cạnh nguyên nhân khách quan do dịch bệnh Covid-19, Chính phủ cần chỉ ra nguyên nhân chủ quan trong tổ chức thực hiện dẫn đến phải kéo dài thời gian thực hiện.
Hơn nữa, việc kéo dài chỉ 1 năm là khoảng thời gian không dài, khó có thể mang lại những thay đổi căn bản trong kết quả thực hiện nên ông Cường cho biết, có ý kiến đề nghị cho phép kéo dài đến hết ngày 31/12/2024 để bù lại tương ứng 2 năm không triển khai được chính sách thí điểm do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Ngoài ra, Ủy ban Tài chính - Ngân sách cũng tán thành với việc tăng mức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp, đồng thời đề nghị tiếp tục nghiên cứu, rà soát, có các chính sách phù hợp đối với phí, lệ phí. Đối với thuế tiêu thụ đặc biệt, một số ý kiến cho rằng, thuế tiêu thụ đặc biệt nhằm hạn chế tiêu dùng những mặt hàng không khuyến khích như rượu, bia, thuốc lá... Việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với những mặt hàng này không chỉ góp phần tăng thêm nguồn thu cho ngân sách THCM mà còn góp phần định hướng tiêu dùng, giảm bớt gánh nặng xã hội về y tế, tệ nạn xã hội.
Liên quan tới cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, Ủy ban Tài chính - Ngân sách nhận xét việc thực hiện chưa hiệu quả do vướng định giá tài sản, nhất là giá đất khi cổ phần hóa.
Với những vấn đề trên, Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính - Ngân sách đã đề nghị Chính phủ chỉ đạo việc đánh giá, tổng kết toàn diện, đầy đủ kết quả thí điểm và việc: “hoàn thiện hệ thống pháp luật về các cơ chế, chính sách đã thực hiện thí điểm và báo cáo Quốc hội” theo đúng quy định tại Nghị quyết 54.
Tin liên quan
Nguồn thu tiền sử dụng đất chưa đạt, chưa đủ chi cho đầu tư công
11:16 | 22/11/2024 Tài chính
Quốc hội xem xét bổ sung, tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá, bia rượu
12:59 | 22/11/2024 Tài chính
Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, không ưu đãi cho các ngành nghề trùng lắp, dàn trải
12:52 | 22/11/2024 Tài chính
Ra mắt sản phẩm trợ lý ảo hỗ trợ người nộp thuế
16:27 | 21/11/2024 Thuế - Kho bạc
Ngành Thuế phấn đấu tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên tăng thêm dự toán 2025
16:20 | 20/11/2024 Thuế - Kho bạc
Các công ty chứng khoán sẵn sàng cho “sân chơi Non-Prefunding”
13:15 | 20/11/2024 Tài chính
Quản lý chặt chẽ nợ công, đảm bảo an toàn tài chính quốc gia năm 2025
08:39 | 20/11/2024 Tài chính
Học viện Tài chính tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo
19:43 | 19/11/2024 Tài chính
Sửa tên gọi dự thảo 1 luật sửa 7 luật thuộc lĩnh vực tài chính
16:24 | 19/11/2024 Tài chính
Bộ Tài chính Mỹ tiếp tục xác định Việt Nam không thao túng tiền tệ
14:50 | 17/11/2024 Tài chính
Minh bạch thông tin giúp nâng cao vị thế của doanh nghiệp niêm yết
10:40 | 16/11/2024 Tài chính
Triệt để cắt giảm các nhiệm vụ chi không thực sự cấp bách để dành chi đầu tư phát triển
20:39 | 15/11/2024 Tài chính
Thúc đẩy kinh tế tư nhân nhờ nghiên cứu và hợp tác tài chính - kế toán
20:28 | 15/11/2024 Tài chính
TP Hồ Chí Minh triển khai các giải pháp thu thuế thương mại điện tử
20:21 | 15/11/2024 Tài chính
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
QUATEST 3 đủ điều kiện thực hiện quan trắc môi trường lao động
“Thời khắc vàng” để các thương hiệu Việt vươn tầm thế giới
Quốc hội xem xét bổ sung, tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá, bia rượu
Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, không ưu đãi cho các ngành nghề trùng lắp, dàn trải
Nguồn thu tiền sử dụng đất chưa đạt, chưa đủ chi cho đầu tư công
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics