Ngành Tài chính chủ động, quyết liệt hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tài chính ngân sách năm 2022
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự và chỉ đạo Hội nghị. |
Thu ngân sách vượt gần 20% dự toán
Năm 2022, trong bối cảnh tình hình kinh tế - xã hội có nhiều khó khăn, ngành Tài chính đã hoàn thành xuất sắc, toàn diện các nhiệm vụ tài chính – ngân sách nhà nước (NSNN), đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế, góp phần hoàn thành các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2022.
Báo cáo của Bộ Tài chính cho thấy, năm 2022, ngành Tài chính đã chủ động, kịp thời, linh hoạt đề xuất, điều hành các giải pháp chính sách tài khoá, tổ chức triển khai quyết liệt để hoàn thành tốt các nhiệm vụ tài chính - NSNN đã đề ra, góp phần thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an sinh xã hội và đời sống người dân.
Trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế, nhờ nỗ lực thực hiện các giải pháp thu cũng như giải pháp hỗ trợ người dân và DN trong phát triển sản xuất kinh doanh, kết quả thu NSNN đã đạt những con số ấn tượng.
Quang cảnh Hội nghị Tổng kết. |
Tính đến ngày 15/12/2022, thu NSNN đạt 1.691,8 nghìn tỷ đồng, vượt 19,8% dự toán, cao hơn 78 nghìn tỷ đồng so với đánh giá thực hiện cả năm đã Báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ 4 (tháng 10, 11/2022). Trong đó, thu ngân sách trung ương vượt 19,3% dự toán; thu ngân sách địa phương vượt 20,4% dự toán.
Bộ Tài chính cho biết, trong thời gian còn lại của năm 2022, Bộ Tài chính đã chỉ đạo cơ quan Thuế, Hải quan tiếp tục triển khai quyết liệt công tác thu, đôn đốc thu đầy đủ, kịp thời các khoản thu phát sinh, các khoản thu theo kết luận, kiến nghị của cơ quan Thanh tra, Kiểm toán Nhà nước; tăng cường thu nợ đọng thuế, chống thất thu ngân sách, phấn đấu thu đạt mức cao hơn.
Cùng với việc tổ chức thực hiện các chính sách miễn, giảm thuế, phí, lệ phí theo các văn bản đã ban hành từ cuối năm 2021 có hiệu lực thi hành trong năm 2022, Bộ Tài chính đã chủ động tiếp tục đề xuất cấp có thẩm quyền kịp thời có những điều chỉnh về chính sách tài khóa nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
Dự kiến thực hiện các giải pháp nêu trên sẽ hỗ trợ cho doanh nghiệp và người dân với tổng giá trị tiền thuế, tiền thuê đất, phí và lệ phí, tiền thuê đất được miễn giảm, gia hạn năm 2022 khoảng 233,5 nghìn tỷ đồng, trong đó, số tiền gia hạn khoảng 135 nghìn tỷ đồng; miễn, giảm khoảng 98,5 nghìn tỷ đồng.
Thu ngân sách năm 2022 vượt dự toán. Ảnh: Internet |
Nhờ chủ động trong điều hành, các nhiệm vụ chi NSNN năm 2022 đã cơ bản hoàn thành mục tiêu đề ra. Tổng chi NSNN đến ngày 15/12/2022 ước đạt xấp xỉ 1.450 nghìn tỷ đồng, bằng 81,2% dự toán; trong đó chi đầu tư đạt 72,4% dự toán, chi thường xuyên đạt 88,1% dự toán; đáp ứng kịp thời nhiệm vụ chi phát sinh theo tiến độ thực hiện của đơn vị sử dụng ngân sách; khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, đảm bảo quốc phòng, an ninh, an sinh xã hội và thanh toán đầy đủ các khoản nợ đến hạn.
Tập trung công tác hoàn thiện thể chế, chính sách tài chính
Đáng chú ý, năm 2022 cũng là năm Bộ Tài chính tập trung công tác hoàn thiện thể chế, chính sách, tập trung xây dựng các đề án quan trọng trong lĩnh vực tài chính - NSNN, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, siết chặt kỷ cương, kỷ luật tài chính, ngân sách.
Thực hiện các nhiệm vụ được Chính phủ giao tại Nghị quyết số 01/NQ-CP và Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật năm 2022 của Chính phủ và các nhiệm vụ phát sinh được giao, căn cứ yêu cầu tình hình thực tiễn, thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh và bình ổn giá xăng dầu, kiểm soát lạm phát, đảm bảo an sinh xã hội, ước tính cả năm 2022, Bộ Tài chính hoàn thành 80/85 đề án, nhiệm vụ được giao. Một số đề án, nhiệm vụ chậm triển khai hoặc phải xin lùi tiến độ sang năm sau do phải tiếp tục nghiên cứu đánh giá đầy đủ cơ sở hoặc phụ thuộc vào tiến độ xây dựng của các đề án, nhiệm vụ khác có liên quan.
Bộ Tài chính cũng cho biết, năm 2022 đã tăng cường công tác quản lý, kiểm soát chặt chẽ, tái cơ cấu nợ công theo hướng bền vững.
Thực hiện mục tiêu tiếp tục tái cơ cấu lại danh mục nợ theo hướng bền vững |
Thực hiện mục tiêu tiếp tục tái cơ cấu lại danh mục nợ theo hướng bền vững, năm 2022, Bộ Tài chính tiếp tục phát hành trái phiếu chính phủ với kỳ hạn từ 10 năm trở lên. Nhờ vậy đã duy trì kỳ hạn còn lại của danh mục nợ trái phiếu Chínhh phủ dài hơn so giai đoạn trước, giảm áp lực trả nợ trong ngắn hạn.
Công tác trả nợ được thực hiện đầy đủ, đúng hạn theo cam kết. Đồng thời, sử dụng hiệu quả các giải pháp quản lý nợ bền vững, chương trình quản lý nợ trung hạn, kế hoạch vay, trả nợ hằng năm, quản lý chặt chẽ bảo lãnh chính phủ và vay về cho vay lại; tăng cường giám sát, kiểm soát bội chi và vay nợ của ngân sách địa phương, qua đó, góp phần giảm nợ công.
Dự kiến đến cuối năm 2022, dư nợ công chiếm khoảng 43-44% GDP, dư nợ Chính phủ khoảng 40-41% GDP, dư nợ vay nước ngoài của quốc gia khoảng 40-41% GDP, nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ khoảng 18-19% tổng thu NSNN; thấp hơn mức trần và ngưỡng cảnh báo được Quốc hội cho phép tại Nghị quyết số 23/2021/QH15 của Quốc hội.
Chủ động các giải pháp điều hành giá cả thị trường
Cùng với đó, Bộ Tài chính cũng đã tăng cường công tác quản lý giá cả, thị trường phù hợp với tình hình thực tế, tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất - kinh doanh, kiểm soát lạm phát; củng cố thị trường tài chính; tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước
Theo đó, Bộ Tài chính với vai trò thường trực Ban chỉ đạo điều hành giá đã thường xuyên đánh giá, chủ động phối hợp với các bộ, ngành liên quan tính toán và dự báo các yếu tố tác động đến lạm phát, xây dựng các kịch bản, kiến nghị các giải pháp điều hành giá cả thị trường, phù hợp với từng mặt hàng, nhất là đối với các mặt hàng xăng, dầu và hàng hóa, dịch vụ thiết yếu Nhà nước quản lý điều hành giá.
Bộ Tài chính chủ động các giải pháp điều hành giá cả thị trường. Ảnh: Hoài Anh |
Với các giải pháp đã thực hiện, mặc dù chịu ảnh hưởng lớn của tác động tăng giá trên thị trường thế giới, song chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 11 tháng năm 2022 tăng 3,02% so với cùng kỳ năm trước, góp phần kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra năm 2022 (không quá 4%).
Về phát triển thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, trong năm 2022, Bộ Tài chính đã chủ động thực hiện rà soát, hoàn thiện các văn bản pháp lý nhằm phát triển bền vững thị trường chứng khoán, bảo hiểm, trái phiếu doanh nghiệp; đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, duy trì sự phát triển ổn định của các thị trường tài chính.
Trong đó, đối với thị trường chứng khoán, cùng với việc tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý và chính sách phát triển thị trường, Bộ Tài chính tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các tổ chức kinh doanh chứng khoán, hoạt động phát hành chứng khoán và công ty đại chúng; kiểm tra, giám sát, thanh tra và xử lý vi phạm, nhằm đảm bảo sự phát triển lành mạnh của thị trường.
Cùng với đó, tiếp tục nghiên cứu triển khai số hóa các tài sản tài chính trên thị trường chứng khoán, áp dụng các công nghệ tài chính mới (Fintech); chuẩn hóa hoạt động mở tài khoản trực tuyến (e-contract); xác thực khách hàng trực tuyến (EKYC).
Tin liên quan
Tuyên bố chung giữa Thủ tướng Việt Nam và Tổng thống Cộng hòa Dominicana
09:17 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng chia sẻ 3 đề xuất thực hiện mục tiêu phát triển bền vững tại G20
09:30 | 20/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Sửa tên gọi dự thảo 1 luật sửa 7 luật thuộc lĩnh vực tài chính
16:24 | 19/11/2024 Tài chính
Số liệu chính xác giúp quản lý hiệu quả tài sản công
16:42 | 22/11/2024 Tài chính
Quốc hội xem xét bổ sung, tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá, bia rượu
12:59 | 22/11/2024 Tài chính
Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, không ưu đãi cho các ngành nghề trùng lắp, dàn trải
12:52 | 22/11/2024 Tài chính
Nguồn thu tiền sử dụng đất chưa đạt, chưa đủ chi cho đầu tư công
11:16 | 22/11/2024 Tài chính
Ra mắt sản phẩm trợ lý ảo hỗ trợ người nộp thuế
16:27 | 21/11/2024 Thuế - Kho bạc
Ngành Thuế phấn đấu tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên tăng thêm dự toán 2025
16:20 | 20/11/2024 Thuế - Kho bạc
Các công ty chứng khoán sẵn sàng cho “sân chơi Non-Prefunding”
13:15 | 20/11/2024 Tài chính
Quản lý chặt chẽ nợ công, đảm bảo an toàn tài chính quốc gia năm 2025
08:39 | 20/11/2024 Tài chính
Học viện Tài chính tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo
19:43 | 19/11/2024 Tài chính
Bộ Tài chính Mỹ tiếp tục xác định Việt Nam không thao túng tiền tệ
14:50 | 17/11/2024 Tài chính
Minh bạch thông tin giúp nâng cao vị thế của doanh nghiệp niêm yết
10:40 | 16/11/2024 Tài chính
Triệt để cắt giảm các nhiệm vụ chi không thực sự cấp bách để dành chi đầu tư phát triển
20:39 | 15/11/2024 Tài chính
Thúc đẩy kinh tế tư nhân nhờ nghiên cứu và hợp tác tài chính - kế toán
20:28 | 15/11/2024 Tài chính
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
"VinFast Feliz S: Lựa chọn hoàn hảo với chi phí thấp và tính năng vượt trội"
Số liệu chính xác giúp quản lý hiệu quả tài sản công
Giá trị lịch sử- văn hóa của tòa nhà được xếp hạng di tích của Hải quan TPHCM
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
QUATEST 3 đủ điều kiện thực hiện quan trắc môi trường lao động
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics