Ngành Hải quan: Chuẩn bị triển khai nhiều giải pháp phát triển nguồn nhân lực
Mỗi năm, khoảng 17.000 lượt công chức, viên chức Hải quan tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng trong nước. |
Khối lượng công việc ngày càng tăng
Trung bình mỗi năm, Tổng cục Hải quan tổ chức khoảng 150 lớp đào tạo, bồi dưỡng các loại, với khoảng 17.000 lượt công chức, viên chức tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng trong nước. |
Qua thống kế từ Tổng cục Hải quan, từ năm 2011 đến 2020, số lượng tờ khai XNK tăng gấp 304,5% (từ 4,63 triệu tờ khai lên 14,1 triệu tờ khai). Trong đó, tổng kim ngạch XNK tăng gấp 254% (203,7 tỷ USD lên 545,36 tỷ USD); Số thu ngân sách của Hải quan tăng gấp 160% (từ 217.014,76 tỷ đồng lên 347.280,7 tỷ đồng).
Với vai trò quan trọng thúc đẩy dòng chảy của hoạt động XNK, thủ tục hải quan ngày càng đơn giản, hài hòa, theo chuẩn mực của Hải quan thế giới, tạo cơ sở quan trọng để đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng các trang thiết bị hiện đại trong quản lý nhà nước về Hải quan. Trong đó, quản lý rủi ro đã được áp dụng toàn diện trong các hoạt động nghiệp vụ hải quan, công tác kiểm tra sau thông quan đã được triển khai mạnh mẽ, từng bước đáp ứng yêu cầu chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm.
Trong điều kiện khối lượng công việc ngày càng tăng nhưng ngành Hải quan đứng trước khó khăn về số lượng biên chế không tăng mà còn phải thực hiện tinh giản theo chính sách tinh giản biên chế của Đảng và Nhà nước. Chính vì vậy, bên cạnh việc đẩy mạnh cải cách thủ thủ tục hành chính trong các lĩnh nghiệp vụ, hàng năm, Tổng cục Hải quan đã xây dựng và ban hành kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng làm cở sở triển khai công tác đào tạo, bồi dưỡng của các đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục Hải quan. Công tác bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ bước đầu đã được đổi mới, chương trình, nội dung bồi dưỡng đã được cập nhật kịp thời với những chính sách, chế độ, quy trình thủ tục mới tại từng giai đoạn.
Lãnh đạo Hải quan các cấp đã quan tâm đến việc chọn cử công chức, viên chức tham gia đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với yêu cầu vị trí việc làm và công việc được phân công đảm nhiệm để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng. Việc sử dụng công chức sau đào tạo, nhất là đối với các lĩnh vực kỹ thuật nghiệp vụ chuyên sâu đã được chú trọng và thực hiện theo kế hoạch, lộ trình.
Định hướng phát triển nguồn nhân lực đến năm 2030
Dự thảo Chiến lược phát triển Hải quan giai đoạn 2021-2030 nêu rõ, xây dựng, phát triển đội ngũ công chức hải quan các cấp có trình độ chuyên môn sâu, tác phong làm việc chuyên nghiệp, làm chủ được công nghệ, trang thiết bị hiện đại… gắn với nhu cầu thực tiễn của vị trí việc làm với năng lực từng cá nhân, đáp ứng mô hình quản lý hải quan hiện đại. Vậy, ngành Hải quan đã có sự chuẩn bị như thế nào sau khi bản Chiến lược này chính thức được Thủ tướng phê duyệt?
Chiến lược phát triển Hải quan giai đoạn 2021-2030 có vai trò rất quan trọng, vạch ra định hướng, mục tiêu để Tổng cục Hải quan tiếp tục phát triển trong một thập kỷ sắp tới. Chính vì vậy, để đạt được các mục tiêu chiến lược đã đề ra, ngay từ bây giờ, Tổng cục Hải quan đã chuẩn bị triển khai hàng loạt giải pháp.
Hiện Tổng cục Hải quan đang hoàn tất những bước cuối để có thể chuyển giao cho các đơn vị trong ngành chủ động tổ chức đánh giá năng lực đối với cả công chức không giữ chức vụ lãnh đạo đang công tác tại 8 lĩnh vực nghiệp vụ chính, chủ động áp dụng kết quả đánh giá năng lực vào các hoạt động tổ chức cán bộ của đơn vị mình như đào tạo, điều động, luân chuyển…
Đồng thời, Tổng cục Hải quan cũng đang chuẩn bị tổ chức đánh giá năng lực công chức giữ chức vụ lãnh đạo cấp phòng, chi cục và tương đương trở xuống đang công tác tại 8 lĩnh vực nghiệp vụ chính gồm: giám sát quản lý, thuế xuất nhập khẩu, chống buôn lậu, kiểm tra sau thông quan, quản lý rủi ro, xử lý vi phạm, thanh tra, kiểm định.
Bên cạnh đó, Tổng cục Hải quan đang triển khai xây dựng chương trình đào tạo và khung chương trình đào tạo theo vị trí việc làm đối với các lĩnh vực nghiệp vụ chính nêu trên. Các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức trong ngành gắn với vị trí việc làm phù hợp với yêu cầu của mô hình hải quan thông minh, đặc biệt là yêu cầu chuyên sâu đối với một số loại hình nghiệp vụ; gắn công tác đào tạo, đánh giá năng lực với việc bố trí, sử dụng công chức, viên chức.
Ngoài ra, Tổng cục đang xây dựng mô hình luân chuyển để đào tạo, bồi dưỡng giữa các cấp, giữa các bộ phận trong cùng một đơn vị, trong từng lĩnh vực nghiệp vụ, giữa các lĩnh vực nghiệp vụ nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực giải quyết công việc, kinh nghiệm thực tiễn cho công chức, viên chức lãnh đạo và trong quy hoạch các chức danh lãnh đạo.
Cục trưởng Cục Kiểm định Hải quan (Tổng cục Hải quan) Đỗ Văn Quang: 7 giải pháp nâng cao năng lực cán bộ công chức kiểm định hải quan Cục Kiểm định Hải quan luôn xác định tính chất công việc kiểm định hải quan mang tính đặc thù và rất chuyên sâu, trên cơ sở áp dụng khoa học kỹ thuật phục vụ công tác quản lý nhà nước về hải quan và những vấn đề liên quan khác theo luật quản lý chuyên ngành. Do vậy, để có đội ngũ cán bộ đủ trình độ chuyên môn, hoạt động liêm chính, có tác phong làm việc chuyên nghiệp, làm chủ được công nghệ, trang thiết bị hiện đại, trước mắt, Cục Kiểm định Hải quan thực hiện triển khai một số giải pháp sau: Thứ nhất, cần tuyển dụng lực lượng được đào tạo đúng chuyên môn từ các trường kỹ thuật hàng đầu của nước ta, ưu tiên sinh viên trẻ mới ra trường. Thứ hai, đào tạo bồi dưỡng kiến thức chung về hải quan theo các khoá học của Trường Hải quan Việt Nam; các kiến thức về công tác Kiểm định Hải quan; bố trí lực lượng có kinh nghiệm lâu năm kèm cặp về chuyên môn. Thứ ba, hàng năm tăng cường công tác đào tạo, đào tạo lại cho lực lượng trực tiếp bao gồm đào tạo nội bộ và đào tạo từ bên ngoài, tập trung các khoá học chuyên sâu về kỹ năng, kỹ thuật theo từng đối tượng cụ thể. Thứ tư, lập kế hoạch thường xuyên kiểm tra chuyên môn, kiểm tra tay nghề, kịp thời phát hiện điều chỉnh khắc phục những khiếm khuyết xảy ra. Thứ năm, đăng ký xây dựng các phương pháp phân tích trọng điểm theo chuẩn mực quốc tế Vilas yêu cầu để phục vụ nghiệp vụ hải quan Thứ sáu, ban hành sổ tay, các phương pháp phân tích chuẩn của phòng thí nghiệm, đảm bảo kết quả phân tích, kiểm định được thống nhất. Thứ bảy, phổ biến kịp thời các văn bản quy phạm về nghiệp vụ hải quan, các quy trình quy định của Ngành; tuân thủ quy chế kiểm tra công vụ và xử lý kỷ luật đối với công chức, viên chức, người lao động; phân công trách nhiệm rõ ràng, cụ thể theo năng lực, vị trí việc làm. Phó Cục trưởng Cục Quản lý rủi ro (Tổng cục Hải quan) Hồ Ngọc Phan: Chuẩn bị nhân lực để xây dựng Trung tâm xác định trọng điểm Đứng trước phương thức, thủ đoạn của các đối tượng ngày càng phức tạp, tinh vi, trong thời gian tới, Cục Quản lý rủi ro tập trung củng cố, kiện toàn cán bộ, công chức; chuyển đổi, bố trí cán bộ, công chức có kỹ năng tổng hợp, có nghiệp vụ giỏi để thực hiện công tác xác định trọng điểm... hướng đến triển khai mô hình Hải quan thông minh. Để phát triển nguồn nhân lực đáp ứng đáp ứng mô hình quản lý Hải quan hiện đại, với số lượng biên chế hiện có, Cục Quản lý rủi ro đang chuẩn bị về mặt tổ chức theo hướng chỉ đạo của lãnh đạo Tổng cục Hải quan về xây dựng trung tâm xác định trọng điểm thuộc Cục Quản lý rủi ro. Đơn vị dự kiến về lãnh đạo cấp phòng, cũng như cán bộ, công chức có năng lực trong công tác xác định trọng điểm để bố trí nguồn nhân lực cho trung tâm xác định trọng điểm cấp Tổng cục Hải quan. Tương tự, đơn vị đã tiến hành trao đổi với các cục hải quan tỉnh, thành phố thực hiện hình thành đội ngũ xác định trọng điểm cấp cục, cấp chi cục. Q.Hùng (thực hiện) |
Tin liên quan
Kết quả thu ngân sách là tiền đề bứt phá trong năm 2025
16:50 | 16/12/2024 Hải quan
Bộ Nội vụ nói gì về việc giải quyết nhân sự sau sắp xếp, tinh gọn bộ máy?
20:54 | 07/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đào tạo nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn và một số ngành công nghệ số cốt lõi
14:53 | 05/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hải quan Móng Cái tiếp tục giữ vị trí quán quân chỉ số năng lực cạnh tranh
10:56 | 21/12/2024 Hải quan
Hải quan Bà Rịa – Vũng Tàu nỗ lực để sẵn sàng triển khai hiệu quả mô hình tổ chức mới
09:46 | 21/12/2024 Hải quan
Hải quan Tây Ninh: Hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao
21:48 | 20/12/2024 Hải quan
Đảng bộ Cục Hải quan Quảng Ninh thực hiện thắng lợi, toàn diện mọi mặt công tác
20:53 | 20/12/2024 Hải quan
Hải quan Đà Nẵng đồng hành và hỗ trợ doanh nghiệp xuất nhập khẩu
20:40 | 20/12/2024 Hải quan
Hải quan Nam Giang đưa máy soi hành lý vào hoạt động
18:25 | 20/12/2024 Hải quan
Hải quan Hà Tĩnh tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy theo chủ trương đề ra
16:20 | 20/12/2024 Hải quan
PHOTOS: Nhọc nhằn đường lên cửa khẩu quốc tế Nam Giang
16:05 | 20/12/2024 Hải quan
Cao Bằng: Hải quan Tà Lùng thu ngân sách hơn 770 tỷ đồng tăng 38%
14:50 | 20/12/2024 Hải quan
Hải quan Lạng Sơn bám sát thực tiễn để hoàn thành nhiệm vụ được giao
14:17 | 20/12/2024 Hải quan
Hiện đại hóa hải quan: Từ VNACCS đến Hải quan số. Bài 2: Đòi hỏi cấp thiết về hệ thống công nghệ thông tin mới
07:47 | 20/12/2024 Hiện đại hóa hải quan
Chủ động phương án đáp ứng yêu cầu quản lý hải quan tại sân bay quốc tế Long Thành
14:24 | 19/12/2024 Hải quan
(Infographics) Kết quả thu của 10 đơn vị hải quan tỉnh, thành phố
08:11 | 19/12/2024 Hải quan
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
Báo động tai nạn tự chế pháo nổ
Đảm bảo năng lực tài chính của các tổ chức phát hành trái phiếu ra công chúng
Bấp bênh “núi nợ” của các nền kinh tế đang phát triển
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics