Ngành da giày: Lạc quan với mốc kim ngạch xuất khẩu 22 tỷ USD
Ngành da giày: Nhiều xu hướng mới | |
Nhiều cơ hội phát triển cho ngành da giày | |
Ngành da giày tiếp tục tăng trưởng dù không có TPP | |
Cơ hội cho ngành da giày tại thị trường nội địa |
Để tăng nội lực phát triển, các DN nội cần phải đổi mới công nghệ sản xuất đủ để cung ứng được những đơn hàng lớn, tạo nền tảng để gia nhập chuỗi cung ứng toàn cầu . Ảnh: Nguyễn Huế. |
Tăng trưởng khả quan
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, trong quý I/2019, hoạt động XK của ngành da giày khá tích cực với kim ngạch XK đạt gần 4 tỷ USD, tăng 15,3% so với cùng kỳ năm trước. Số liệu thống kê cũng cho thấy có 80% số thị trường XK của ngành da giày đạt mức tăng trưởng kim ngạch so với cùng kỳ. Trong đó, Mỹ tiếp tục là đối tác lớn nhất với kim ngạch XK trong hai tháng đầu năm đạt 918 triệu USD, chiếm 35% trong tổng kim ngạch XK nhóm hàng này của cả nước, tăng 14,8% so với cùng kỳ năm trước. Đứng thứ 2 là thị trường EU đạt 687,93 triệu USD, chiếm 26,2%, tăng 7,9%. Tiếp theo là thị trường Trung Quốc đạt 309,27 triệu USD, chiếm 11,8%, tăng 36,5%. Thị trường Nhật Bản đạt 182,5 triệu USD, chiếm 7%, tăng 13,4%.
Trong quý I, XK của ngành da giày tăng trưởng mạnh ở các thị trường như Hy Lạp tăng 133,8%; Indonesia tăng 112%; Nga tăng 78,7%; Hungary tăng 77,8%; Bồ Đào Nha tăng 63,4%...
Triển vọng tăng trưởng của ngành da giày trong năm 2019 được nhận định là khá khả quan. Theo nhận định của bà Phan Thanh Xuân, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Da giày – Túi xách Việt Nam, năm 2019, nhu cầu tiêu dùng tại các thị trường XK chính của Việt Nam vẫn tốt. Trong khi đó, Trung Quốc tiếp tục chủ trương giảm ưu đãi đầu tư trong các lĩnh vực dệt may, da giày để tập trung sản xuất công nghệ cao. Do đó, các đơn hàng gia công giày dép, túi xách sẽ tiếp tục xu hướng chuyển dịch từ Trung Quốc sang Việt Nam, chờ cơ hội Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có hiệu lực từ đầu năm 2019 và Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – EU (EVFTA) dự kiến ký kết và có hiệu lực trong năm 2019.
Đặc biệt, chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc ngày càng gia tăng, bắt đầu tác động đến xuất, nhập khẩu của Việt Nam. Đầu tư của DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong lĩnh vực da giày tăng lên trong năm 2018 - 2019 để tránh tác động của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung và đón đầu các FTA có hiệu lực trong năm 2019. Do đó, XK da giày năm 2019 sẽ tiếp tục tăng nhờ XK của khối FDI tăng.
Mặc dù mục tiêu kim ngạch XK của ngành da giày đặt ra trong năm 2019 là 21,5 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2018, tuy nhiên theo nhận định của ông Diệp Thành Kiệt, Phó Chủ tịch Hiệp hội Da giày và Túi xách Việt Nam, kim ngạch XK của toàn ngành năm 2019 ước đạt 22 tỷ USD và mức tăng trưởng đạt 11%. Cũng theo ông Kiệt, ngành da giày Việt Nam đang có nhiều lợi thế phát triển. Cụ thể, lương lao động tại Việt Nam thấp. Dự tính với mức lương lao động sẽ tăng khoảng 5% trong năm nay thì mức lương lao động nước ta vẫn cạnh tranh hơn so với các nước trong khu vực.
Về thị trường, những thị trường XK truyền thống vẫn duy trì lợi thế cạnh tranh. Đơn cử, tại thị trường Mỹ, việc dỡ bỏ những chính sách ưu đãi với giày dép XK từ Trung Quốc, Ấn Độ đang tạo cơ hội cạnh tranh thuận lợi hơn cho giày dép XK của Việt Nam. Mặt khác, Hiệp định CPTPP đã được thông qua, giúp ngành XK da giày mở rộng thị trường khu vực châu Mỹ. Ở thị trường châu Âu, kim ngạch XK đang duy trì ổn định. Và nếu Hiệp định thương mại Việt Nam - châu Âu (EVFTA) kỳ vọng được thông qua năm nay, sẽ là động lực thúc đẩy mức tăng trưởng của toàn ngành lên trên 15%, kéo theo kim ngạch xuất khẩu tăng hơn 22 tỷ USD.
Nhiều thách thức
Ở chiều ngược lại, những tác động tiêu cực đến hoạt động của ngành cũng khá nhiều. Cụ thể, DN vẫn phải phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu NK. Do đó, những biến động về giá thành nguyên liệu có thể sẽ tác động mạnh đến tăng trưởng ngành. Mặt khác, quy mô phần lớn DN hoạt động trong ngành là vừa và nhỏ nên chưa tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu và vẫn chủ yếu là gia công.
Cùng với đó, mức độ ứng dụng công nghệ trong quản lý và sản xuất của ngành da giày Việt Nam còn kém, năng suất lao động chỉ bằng 60-70% so với DN FDI. Ngoài những thách thức nội tại, DN da giày còn phải đối mặt với nguy cơ bị áp thuế phòng vệ chính sách bảo hộ thương mại từ các quốc gia ngày càng tăng cao.
Để tăng nội lực phát triển, các DN nội cần phải đổi mới công nghệ sản xuất đủ để cung ứng được những đơn hàng lớn, tạo nền tảng để gia nhập chuỗi cung ứng toàn cầu. Cùng với đó, tập trung đầu tư trung tâm nghiên cứu phát triển sản phẩm, từng bước tăng giá trị gia tăng cho sản phẩm ngành da giày xuất khẩu.
Theo ông Diệp Thành Kiệt, Hiệp hội sẽ nâng cao năng lực cạnh tranh của DN giày da, phối hợp với các hiệp hội giày da của Ý tổ chức các lớp tập huấn về thiết kế giày da. Tuy nhiên, hiệp hội cũng muốn có sự hỗ trợ của Chính phủ chuyên sâu trong công tác này. Hiệp hội phấn đấu sẽ cải thiện năng suất lao động thêm 10% trong năm nay.
Để đạt mục tiêu này, Hiệp hội sẽ tổ chức các lớp đào tạo cho người lao động, đội ngũ quản lý và tăng cường tự động hóa trong các công đoạn sản xuất để tiết giảm thời gian. Hiện Hiệp hội Da giày – Túi xách Việt Nam được Chính phủ giao cho việc thực hiện Dự án Đánh giá tác động của công nghiệp 4.0, việc nghiên cứu này sẽ có tác động đến ngành da giày Việt Nam và DN. Qua đó, ngành da giày và doanh nghiệp cũng sẽ nhận diện được điểm yếu, đó cũng là một bước để DN nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.
Tin liên quan
Hợp tác chặt chẽ Việt Nam – EU trong phát triển bền vững
16:02 | 21/08/2024 Kinh tế
EVFTA củng cố sức hấp dẫn của Việt Nam đối với nhà đầu tư châu Âu
07:31 | 05/08/2024 Kinh tế
EVFTA thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam sang châu Âu tăng vọt
15:34 | 31/07/2024 Kinh tế
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
08:16 | 23/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
15:46 | 22/11/2024 Infographics
“Thời khắc vàng” để các thương hiệu Việt vươn tầm thế giới
15:27 | 22/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
11:02 | 22/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do xu hướng phục hồi mạnh mẽ
08:17 | 22/11/2024 Kinh tế
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều
22:33 | 20/11/2024 Kinh tế
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023
15:50 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh
14:49 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
“Thủ phủ” xuất khẩu đồ gỗ trước nhiều cơ hội bứt phá
13:30 | 20/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Thách thức chuyển đổi số trong chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics