Ngân hàng ồ ạt xin nới room tín dụng, NHNN lo mất khả năng thanh toán
Nới room tín dụng: Cần thiết trong thận trọng | |
Phó Thống đốc NHNN: Không có chuyện thiếu nguồn cung bất động sản do siết tín dụng | |
Ngân hàng xin nới “room” tín dụng để triển khai gói hỗ trợ lãi suất 2% |
Từ đầu năm đến nay, tín dụng toàn hệ thống đã tăng 8,15%. Ảnh: Internet |
Lo room tín dụng không đủ nhu cầu vốn
Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), đến ngày 9/6/2022, tín dụng tăng 8,15% so với cuối năm 2021, tăng 17,09% so với cùng kỳ năm 2021. Trước đó, tính đến ngày 27/5, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống đạt 7,75% so với cuối năm 2021. Như vậy, tín dụng toàn nền kinh tế đã tiếp tục tăng trưởng mạnh nhưng mức trần tín dụng tại nhiều ngân hàng đang dần cạn.
Chẳng hạn, tại ABBank, tính đến tháng 5/2022, tăng trưởng tín dụng đạt 6,8% so với cuối năm 2021. Để triển khai gói hỗ trợ lãi suất cho vay 2% từ gói ngân sách 40.000 tỷ đồng, đại diện ABBank mong muốn được nới thêm room tín dụng. Tương tự, đại diện MB cũng chia sẻ, đầu năm 2022, MB được NHNN giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng tạm thời là 15% nhưng đến cuối tháng 3/2022 đã sử dụng gần hết nên kỳ vọng sẽ được nới thêm trong thời gian tới. Năm 2022, MB phấn đấu tăng trưởng tín dụng 16-20% tùy thuộc vào sự phân bổ hạn mức của NHNN.
Còn theo đại diện Vietcombank, 5 tháng đầu năm nay, tín dụng đã tăng trưởng ở mức trên 9%, trong khi room tín dụng được phân bổ chỉ 15%. Vị này cho rằng, nhu cầu tín dụng của doanh nghiệp sau 2 năm chịu ảnh hưởng bởi Covid-19 giống như "cơn khát sau trận hạn", tăng lên rất nhanh. Room tín dụng hiện nay chắn chắc sẽ không đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn.
Từ năm 2011 đến nay, NHNN áp dụng cơ chế kiểm soát trần tín dụng đối với các ngân hàng thương mại với mức trần bình quân từ 13-14% Hạn mức này được phân bổ và có tăng thêm theo từng giai đoạn trong năm căn cứ vào tình hình lãi suất huy động vốn, dư nợ cho vay của năm trước, tỷ lệ nợ xấu, năng lực quản trị điều hành hoặc hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp, nền kinh tế trước đại dịch… Vì thế, không ít ý kiến nhận định, đây là cơ chế mang "dáng dấp bao cấp", thậm chí có thể thiếu công bằng giữa các ngân hàng khi nhiều ngân hàng thiếu room, nhiều ngân hàng không sử dụng hết room.
Điều hành tín dụng phải “đi song song hai chân”
Nói về vấn đề này, ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam đánh giá, những tháng đầu năm nay, nhiều ngân hàng đã sử dụng gần hết chỉ tiêu room tín dụng do NHNN giao. Tốc độ tăng trưởng tín dụng hiện cũng cao hơn nhiều so cùng kỳ năm trước, cho thấy nền kinh tế đã khởi sắc sau dịch Covid-19. Tuy nhiên, việc nới room tín dụng phải trên cơ sở phân tích đánh giá thận trọng linh hoạt nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đồng thời kiềm chế lạm phát.
Đồng quan điểm, chuyên gia kinh tế TS. Cấn Văn Lực cũng cho rằng, việc nới room tín dụng trong bối cảnh hiện nay là cần thiết nhưng không thể nới ồ ạt nhằm tránh tình trạng tín dụng tăng trưởng quá “nóng” gây rủi ro. Theo vị này, mức tăng trưởng tín dụng ở mức 14-15% như hiện này là hợp lý và trong tầm kiểm soát, NHNN vẫn cần dùng công cụ phân bổ room tín dụng cho các ngân hàng trong 1-2 năm tới để kiểm soát dòng vốn.
Chia sẻ với báo chí về vấn đề này tại buổi họp báo của NHNN ngày 15/6, ông Phạm Chí Quang, Vụ Phó phụ trách Vụ Chính sách tiền tệ (NHNN) cho biết, trong 11 năm qua, NHNN thường xuyên đánh giá, rà soát, cập nhật việc điều chỉnh room tín dụng, song song với các biện pháp quản trị vĩ mô khác như yêu cầu các tổ chức tín dụng cập nhật hệ số an toàn vốn theo các chuẩn mực quốc tế.
Nhưng theo ông Quang, tốc độ tăng trưởng tín dụng thực tế vẫn rất cao. Lịch sử cho thấy tăng trưởng tín dụng bình quân trước khi cấp hạn mức là trên 30%, có năm tăng trưởng tới 53,8%, 3 năm trở lại đây thường xấp xủ 20%. “Mức độ tăng trưởng lớn như vậy vượt rất xa khả năng quản trị và khả năng cân đối vốn của các ngân hàng thương mại, điều này sẽ dẫn đến mất khả năng thanh toán cũng như hệ lụy lãi suất huy động tăng, lãi suất cho vay tăng, nợ xấu tăng”, ông Phạm Chí Quang nêu rõ.
Do đó, đại diện NHNN cho rằng, ngành ngân hàng buộc phải “đi song song hai chân” vừa nâng cao chuẩn mực quản trị rủi ro theo chuẩn quốc tế, vừa giám sát từ sớm, từ xa các hoạt động của ngân hàng thương mại, trong đó có tín dụng.
Để giảm áp lực kiểm soát tăng trưởng tín dụng, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng kỳ vọng thị trường vốn sẽ phát triển để “chia lửa” với ngành ngân hàng, Bởi khi thị trường vốn phát triển, đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp có thể tiếp cận vốn vay trung, dài hạn từ những phân khúc thị trường này và chỉ vay vốn ngắn hạn phục vụ cho vốn lưu động trong hoạt động sản xuất, kinh doanh từ hệ thống ngân hàng. |
Về room tín dụng của các ngân hàng thương mại, Vụ Phó phụ trách Vụ Chính sách tiền tệ cho hay, NHNN khuyến nghị các tổ chức tín dụng tập trung vốn cho các lĩnh vực ưu tiên của nền kinh tế. Với những lĩnh vực ưu tiên hoặc tham gia tái cơ cấu ngân hàng yếu kém, quỹ tín dụng nhân dân…, nếu ngân hàng thương mại cấp vốn tín dụng sẽ được NHNN xếp hạng, phân loại cao hơn hoặc cân nhắc tăng thêm hạn mức tín dụng. Riêng với những tổ chức tín dụng thường xuyên bị cảnh báo đổ vốn vào lĩnh vực rủi ro như kinh doanh bất động sản, chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp... sẽ bị "điểm trừ" trong việc xem xét nới room.
Tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, trả lời chất vấn trước Quốc hội về cơ chế cấp hạn mức tín dụng hàng năm, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cho biết, đặc thù của nền kinh tế Việt Nam là vốn đầu tư dựa rất lớn vào nguồn vốn tín dụng của hệ thống ngân hàng, nên mỗi khi nền kinh tế phải chịu “cú sốc” lớn như đại dịch Covid-19 thì lập tức sẽ ảnh hưởng luôn đến hệ thống ngân hàng, hệ thống ngân hàng mà mất khả năng chi trả... sẽ hệ lụy đến cả nền kinh tế. Chính vì vậy, việc NHNN kiểm soát tăng trưởng tín dụng là một biện pháp rất hiệu quả trong tổ chức điều hành, đưa thị trường tiền tệ tín dụng ổn định trở lại.
Tin liên quan
Ngân hàng vẫn “loay hoay” tìm công cụ xử lý nợ xấu
09:52 | 22/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nền tảng ngân hàng tương tác của Backbase hỗ trợ kế hoạch tăng trưởng
15:52 | 19/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Diễn biến nào của lãi suất cho vay trong năm 2025?
21:39 | 19/12/2024 Kinh tế
Xuất khẩu 2024 có thể lập đỉnh mới hơn 400 tỷ USD
09:38 | 23/12/2024 Xuất nhập khẩu
Đánh thức tiềm năng dược liệu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
08:38 | 23/12/2024 Kinh tế
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
15:28 | 22/12/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
10:54 | 22/12/2024 Infographics
Xuất khẩu dừa bước vào chu kỳ tăng tốc
09:52 | 22/12/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu chính thức đạt gần 750 tỷ USD
18:24 | 20/12/2024 Xuất nhập khẩu
Cơ hội bền vững để hàng Việt Nam thâm nhập thị trường toàn cầu
08:00 | 20/12/2024 Kinh tế
Nắm bắt xu thế chuyển đổi xanh - Cơ hội sống còn của doanh nghiệp Việt Nam
07:53 | 20/12/2024 Kinh tế
Nhập khẩu từ Trung Quốc cao kỷ lục đạt hơn 130 tỷ USD
14:40 | 19/12/2024 Xuất nhập khẩu
TP Hồ Chí Minh: Đa dạng hình thức hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa
07:46 | 19/12/2024 Kinh tế
Phòng vệ thương mại bảo vệ các ngành sản xuất trong nước
16:40 | 18/12/2024 Kinh tế
Thị trường xuất khẩu đầu tiên cán mốc 100 tỷ USD
16:38 | 18/12/2024 Xuất nhập khẩu
Hồng Kông: Cầu nối cho doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường khu vực Vịnh Lớn
09:11 | 18/12/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Xuất khẩu 2024 có thể lập đỉnh mới hơn 400 tỷ USD
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 4 tháng 12/2024
Agribank quyết liệt đẩy mạnh ứng dụng dữ liệu dân cư theo Đề án 06
Doanh nghiệp đồng thuận, đánh giá cao hỗ trợ của Hải quan Quảng Ngãi
Đánh thức tiềm năng dược liệu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics