Nâng tầm kiểm tra chuyên ngành từ kết nối, chia sẻ thông tin và phản hồi tự động
Việc chuyển đổi phương thức kiểm tra được thực hiện tự động thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia giúp công khai, minh bạch thông tin, kết nối chia sẻ thông tin. Trong ảnh: Hoạt động nghiệp vụ tại Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Nội Bài. Ảnh: N.Linh |
Chuyển đổi phương thức kiểm tra tự động
Theo Ban soạn thảo, điểm quan trọng của dự thảo Nghị định là nguyên tắc kiểm tra nhà nước về chất lượng, kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu được thực hiện trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro; áp dụng cho mặt hàng kiểm tra được bộ quản lý ngành, lĩnh vực công bố trên Cổng thông tin một cửa quốc gia.
Ngày 30/3/2021, tại Hà Nội, Tổng cục Hải quan phối hợp với Dự án Tạo Thuận lợi thương mại do USAID tài trợ tổ chức hội thảo tham vấn về dự thảo Nghị định quy định kiểm tra nhà nước về chất lượng, kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu. Hội thảo này tiếp tục được tổ chức ngày 1/4/2021 tại khu vực phía Nam. |
Các phương thức kiểm tra nhà nước về chất lượng, kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm bao gồm: kiểm tra chặt, kiểm tra thông thường, kiểm tra giảm. Hàng hóa đã được cấp mã số đăng ký bản công bố hợp quy hoặc hàng hóa chưa đăng ký bản công bố hợp quy có 3 lần liên tiếp kiểm tra chặt đạt yêu cầu thì được chuyển đổi sang phương thức kiểm tra thông thường; hàng hóa có 3 lần liên tiếp kiểm tra thông thường đạt yêu cầu thì được chuyển đổi sang phương thức kiểm tra giảm.
Việc chuyển đổi phương thức kiểm tra được thực hiện tự động thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia. Tổ chức, cá nhân tra cứu Cổng thông tin một cửa quốc gia để xác định phương thức kiểm tra và nộp hồ sơ đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng, kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm theo phương thức phù hợp.
Với những nguyên tắc được đưa ra tại dự thảo, ông Phạm Thanh Bình, chuyên gia Dự án Tạo thuận lợi Thương mại do USAID tài trợ đánh giá cao cách tiếp cận mới theo hướng áp dụng cơ chế quản lý mặt hàng thay cho cơ chế quản lý lô hàng hiện hành. Đồng thới, việc kiểm tra được thực hiện trên cơ sở đánh giá rủi ro toàn diện gồm tổng hợp, phân tích rủi ro từ nhiều nguồn thông tin, kiểm tra trọng điểm, có sự tham gia từ phía các cơ quan quản lý, kiểm tra chuyên ngành; áp dụng chế độ kiểm tra sau, theo phương pháp quản lý rủi ro đối với việc đăng ký công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy.
Bên cạnh đó, ông Phạm Thanh Bình cũng đánh giá cao việc dự thảo Nghị định quy định miễn kiểm tra đối với hàng hóa nhập khẩu là hàng đơn lẻ để bảo hành, thay thế; hàng hóa là bộ phận của dây chuyền thiết bị đồng bộ. Đặc biệt việc mọi thủ tục thực hiện trên Cơ chế một cửa quốc gia, kết quả được phản hồi tự động sẽ giúp công khai, minh bạch, hiệu quả trong thực hiện thủ tục. Đồng thời, việc xây dựng trung tâm dữ liệu về quản lý rủi ro hàng hóa nhập khẩu liên ngành với sự tham gia xây dựng, cung cấp, chia sẻ thông tin của tất cả các bên tham gia dây chuyền thủ tục quản lý, kiểm tra chuyên ngành cũng là điểm nổi bật trong dự thảo Nghị định.
Bên cạnh đó, theo ông Phạm Thanh Bình, dự thảo Nghị định kiểm tra nhà nước về chất lượng, kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu cũng cần đáp ứng yêu cầu xử lý hài hòa 3 nguyên tắc: đúng luật, đúng Quyết định 38/QĐ-TTg và kế thừa những thực tiễn tốt, với 3 điểm sáng hiện nay là: tích hợp 2 thủ tục công bố hợp quy và kiểm tra chất lượng thành 1 thủ tục; thực hiện kiểm tra chất lượng sau thông quan đối với phần lớn hàng hóa và tự công bố sản phẩm đối với thực phẩm.
Cần làm rõ vấn đề, ngoài việc đăng ký bản công bố hợp chuẩn, hợp quy, công bố sản phẩm tại Cổng thông tin một cửa quốc gia (NSW), doanh nghiệp có phải đồng thời đăng ký tại các cơ quan theo quy định hiện hành? Đồng thời, cần quy định xử lý thế nào đối với hàng hóa đã đăng ký bản công bố hợp chuẩn, hợp quy trước khi nghị định này có hiệu lực?
Cũng theo ông Phạm Thanh Bình, dự thảo Nghị định cũng cần quy định những người nhập khẩu hàng hóa đã đăng ký bản công bố hợp chuẩn, hợp quy, đã có 3 lô hàng được kiểm tra chặt hoặc kiểm tra thông thường đạt yêu cầu nhập khẩu sẽ sử dụng các kết quả này thế nào để được áp dụng phương thức kiểm tra đơn giản hơn. Đặc biệt, Nghị định quy định nhiều thủ tục được hệ thống tự động vận hành nên sẽ có rất nhiều vấn đề về kỹ thuật công nghệ cần được xử lý. Nếu không xử lý đồng thời Nghị định sẽ không vận hành được.
Công khai trên Cổng thông tin một cửa quốc gia
Cũng góp ý vào việc xây dựng dự thảo Nghị định, ông Nguyễn Văn Hưng, Công ty TNHH Yusen Logistics (Việt Nam) cho rằng, tại hội nghị vào tháng 2 giữa Tổng cục Hải quan với các Cục Hải quan: Hà Nội, Hải Phòng, TP HCM và đại diện một số doanh nghiệp, hiệp hội, các đại biểu đã đóng góp nhiều nội dung và đề xuất sửa đổi. Các đề xuất đó đã được tiếp thu và đưa vào bản dự thảo lần này. Điều đó cho thấy sự cầu thị và trân trọng ý kiến đóng góp của ban soạn thảo.
Đối với dự thảo tháng 3 đưa ra một số điểm mới, thể hiện rõ nét sự cải cách trong thủ tục kiểm tra chuyên ngành so với trước đây. Trong đó dự thảo đã thống nhất cách thức đăng ký kiểm tra, xử lý và công bố kết quả kiểm tra trên Cổng thông tin một cửa quốc gia. So với hiện nay, người nhập khẩu phải làm thủ tục bằng nhiều phương thức khác nhau, có nơi điện tử, có nơi thủ công, đầu mối cơ quan kiểm tra cũng phân tán theo nhiều cấp, nhiều ngành thì đây là bước tiến lớn. Dự thảo quy định bắt buộc các bên liên quan như Hải quan, cơ quan quản lý chất lượng, tổ chức đánh giá sự phù hợp và chủ hàng phải kết nối với nhau để trao đổi dữ liệu giúp tạo nên một cơ sở dữ liệu tập trung, thống nhất, dễ dàng áp dụng quản lý rủi ro vào quá trình làm thủ tục, giảm chi phí tuân thủ cho doanh nghiệp.
“Việc áp dụng các phương thức kiểm tra chặt, kiểm tra thông thường, kiểm tra giảm đã được quy định cụ thể, có tuần tự áp dụng và có hướng mở để doanh nghiệp chủ động tuân thủ nhằm tạo thuận lợi cho việc nhập khẩu hàng hóa của chính mình trong tương lai” ông Hưng đánh giá. Bên cạnh đó, danh mục hàng hóa thuộc diện phải kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm kèm các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng,… được công khai tại một đầu mối là Cổng thông tin một cửa quốc gia giúp người nhập khẩu dễ dàng tra cứu, áp dụng thay vì phân tán tại các quyết định hoặc thông tư của từng cơ quan quản lý nhà nước như trước đây.
Trong số các nội dung cụ thể tại dự thảo, đại diện Công ty TNHH Yusen Logistics (Việt Nam) góp ý: Việc đưa hàng về bảo quản là biện pháp giúp doanh nghiệp tiết giảm chi phí lưu kho, lưu bãi, giải phóng hàng hóa nhanh chóng khỏi cửa khẩu nhập, vì vậy nên quy định việc đưa hàng về bảo quản sẽ được tiến hành ngay khi doanh nghiệp đáp ứng các điều kiện quy định tại điểm a, điểm b khoản 1. Còn lại, việc lẫy mẫu tại cửa khẩu hay tại địa điểm bảo quản hàng hóa trong nội địa sẽ do doanh nghiệp lựa chọn.
Để đảm bảo công tác giám sát hải quan, lô hàng thuộc diện được mang về bảo quản và phải lấy mẫu sẽ được phân luồng Đỏ, được niêm phong hải quan trong quá trình vận chuyển từ cửa khẩu nhập về địa điểm bảo quản hàng hóa đã đăng ký, hải quan nơi đăng ký tờ khai kết hợp cùng đơn vị lấy mẫu và doanh nghiệp thực hiện đồng thời việc mở niêm phong, kiểm tra thực tế và lấy mẫu. Nếu hàng hóa không niêm phong được thì áp dụng tương tự các quy định hiện hành về kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan để xử lý.
Tin liên quan
Doanh nghiệp Việt có thêm nhiều cơ hội xuất khẩu hàng qua kênh phân phối
14:28 | 23/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ford Territory lan tỏa tinh thần di sản trong mỗi thương hiệu Việt
15:50 | 14/10/2024 Xe - Công nghệ
Doanh nghiệp xứ Basque tìm cơ hội hợp tác tại Việt Nam
19:51 | 08/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Giá trị lịch sử- văn hóa của tòa nhà được xếp hạng di tích của Hải quan TPHCM
16:08 | 22/11/2024 Hải quan
Hải quan Quảng Bình: Tăng thu ngân sách nhờ thu hút doanh nghiệp
08:20 | 22/11/2024 Hải quan
Trên 300 doanh nghiệp phía Nam tham dự hội thảo lấy ý kiến của Tổng cục Hải quan
20:06 | 21/11/2024 Hải quan
Thành lập Ban Chỉ đạo cải cách, hiện đại hóa hải quan
16:28 | 21/11/2024 Hiện đại hóa hải quan
Lào Cai hướng tới trung tâm logistics cửa khẩu hàng đầu cả nước
14:41 | 21/11/2024 Hải quan
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
Hải quan phía Nam đóng góp nhiều nội dung thực tiễn về thủ tục giám sát, kiểm soát hải quan
14:28 | 21/11/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Tân Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu Vũ Quang Toàn
14:12 | 21/11/2024 Infographics
Bổ nhiệm lãnh đạo Ban Cải cách hiện đại hóa hải quan và Cục Điều tra chống buôn lậu
14:08 | 21/11/2024 Hải quan
Trụ sở Cục Hải quan TPHCM được xếp hạng di tích cấp Thành phố
10:21 | 21/11/2024 Hải quan
Thông quan lô tổ yến đầu tiên xuất khẩu qua cầu Bắc Luân II
13:36 | 20/11/2024 Hải quan
Phó Tổng cục trưởng Đinh Ngọc Thắng chúc mừng trường Hải quan Việt Nam nhân dịp 20/11
16:15 | 19/11/2024 Hải quan
Hội nghị Tổng cục trưởng Hải quan Việt Nam - Lào: Vun đắp quan hệ hợp tác
14:51 | 19/11/2024 Hải quan
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
"VinFast Feliz S: Lựa chọn hoàn hảo với chi phí thấp và tính năng vượt trội"
Số liệu chính xác giúp quản lý hiệu quả tài sản công
Giá trị lịch sử- văn hóa của tòa nhà được xếp hạng di tích của Hải quan TPHCM
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
QUATEST 3 đủ điều kiện thực hiện quan trắc môi trường lao động
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics