MSB tiếp tục được Moody’s nâng hạng tín nhiệm

(HQ Online) - Tổ chức xếp hạng tín nhiệm uy tín hàng đầu thế giới Moody’s vừa công bố nâng xếp hạng tín nhiệm và đánh giá triển vọng ổn định cho Ngân hàng TMCP Hàng Hải (MSB) trong đợt đánh giá cuối tháng 4/2021.
Lợi nhuận quý 1/2021 của MSB tăng gấp 4 lần cùng kỳ
17 ngân hàng có tầm quan trọng năm 2021 đang kinh doanh như thế nào?
MSB phủ nhận tin đồn sáp nhập PG Bank
Giao dịch tại MSB.
Giao dịch tại MSB.

Theo đó, xếp hạng Tiền gửi dài hạn (cả nội tệ và ngoại tệ) và Nhà phát hành của MSB được nâng từ B2 lên B1, đồng thời Triển vọng của hai hạng mục này đều được đánh giá là “Ổn định”. Đánh giá tín dụng cơ bản (BCA) và BCA điều chỉnh được nâng hạng từ B3 lên B2.

Hạng mục Rủi ro xếp hạng đối tác dài hạn với tiền gửi nội ngoại tệ và Đánh giá rủi ro đối tác dài hạn tiếp tục giữ mức xếp hạng B1, không thay đổi so với báo cáo ý kiến xếp hạng Moody’s ban hành tháng 1/2021 cho MSB.

Việc MSB được Moody’s nâng hạng BCA và xếp hạng nhà phát hành và tiền gửi dài hạn phản ánh chất lượng tài sản của ngân hàng được cải thiện nhờ giải quyết toàn bộ số trái phiếu VAMC vào năm 2020 đồng thời giảm mức độ tập trung tín dụng vào lĩnh vực bất động sản được coi là ngành nghề rủi ro cao; cải thiện khả năng sinh lời do tỷ suất lợi nhuận ròng (NIM) cao hơn và chi phí tín dụng thấp hơn; có nguồn vốn cốt lõi ổn định trong 12-18 tháng tới theo kỳ vọng của Moody’s.

Theo tính toán ma trận xếp hạng năng lực tài chính của Moody’s, tỷ lệ nợ có vấn đề bao gồm cả nợ xấu và trái phiếu VAMC của MSB đã giảm xuống 2% vào năm 2020 từ 4,4% trong năm 2019, trong khi tỷ lệ cho vay bất động sản trên tổng dư nợ cho vay giảm từ 36% vào cuối năm 2019 xuống còn 16% vào cuối năm 2020.

Đồng thời, tỷ suất sinh lời trên tài sản hữu hình của ngân hàng đã tăng lên 1,1% vào cuối năm 2020 từ 0,7% vào cuối năm 2019, do NIM tăng 88 điểm cơ bản lên 3,22%. Tỷ lệ vốn chủ sở hữu hữu hình trên tài sản có trọng số rủi ro đã điều chỉnh (RWA) theo Basel II ở mức 8,9% vào cuối năm 2020.

Theo báo cáo tài chính của MSB, trong quý 1/2021, lợi nhuận trước thuế của MSB đạt 1.147 tỷ đồng, gấp 4 lần số liệu cùng kỳ năm trước, tổng tài sản ở mức xấp xỉ 187 nghìn tỷ.

Cũng trong tháng 4 vừa qua, cổ phiếu của MSB đã lọt rổ VN Diamond, mặc dù chưa đủ thời gian 6 tháng niêm yết trên HOSE nhưng MSB lại thỏa mãn các tiêu chí khác. Quỹ ETF DCVFM VNDiamond cũng đã hoàn tất cơ cấu danh mục vào ngày 29/4, theo đó 7,6 triệu cổ phiếu MSB đã được mua vào để bổ sung vào danh mục của Quỹ.

Ý kiến bạn đọc

Liên quan

Đọc tiếp

Phát triển hệ sinh thái để doanh nghiệp không "cô đơn" trong khu công nghiệp

Phát triển hệ sinh thái để doanh nghiệp không "cô đơn" trong khu công nghiệp

(HQ Online) - Hiện cả nước có gần 300 khu công nghiệp (KCN) đã đi vào hoạt động, nhưng với xu thế về phát triển bền vững, các doanh nghiệp mong muốn KCN được đầu tư phát triển thành hệ sinh thái, cân bằng giữa kinh tế, xã hội và môi trường cũng như có sự liên kết giữa các doanh nghiệp.
Thép cán nóng HRC trong nước "cung không đủ cầu", có nên hạn chế nhập khẩu?

Thép cán nóng HRC trong nước "cung không đủ cầu", có nên hạn chế nhập khẩu?

(HQ Online) - Theo Tổng cục Hải quan, 2 tháng đầu năm 2024, cả nước đã nhập khẩu 2,65 triệu tấn sắt thép các loại, tăng 85,4% so với cùng kỳ năm 2023, trong đó thị trường nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc. Tuy nhiên, việc sử dụng biện pháp hạn chế nhập khẩu nguyên liệu thép là vấn đề còn gây tranh cãi.
Chỉ số sức mạnh thương hiệu của Viettel đạt mức cao nhất trong các năm

Chỉ số sức mạnh thương hiệu của Viettel đạt mức cao nhất trong các năm

(HQ Online) - Brand Finance – tổ chức hàng đầu thế giới của Anh vừa công bố Bảng xếp hạng giá trị thương hiệu toàn cầu. Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) trở thành thương hiệu viễn thông mạnh thứ 2 thế giới, vượt qua nhiều nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lớn như Swisscom (Thụy Sĩ), Jio (Ấn Độ), STC (Ả Rập Xê Út)…

Đọc nhiều