Mở rộng cơ sở tính thuế, tăng thuế TTĐB nhằm giảm tiêu dùng rượu, bia, thuốc lá
Đại biểu Quốc hội đề nghị tăng mạnh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá Tăng thuế Tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá: Cần lộ trình hợp lý để tránh gia tăng buôn lậu |
Chính phủ đề xuất áp dụng thuế hỗn hợp đối với thuốc lá, tăng thuế suất thuế TTĐB đối với rượu, bia. Ảnh minh họa: Quang Định |
Điều chỉnh trọng tâm về thuế suất, đối tượng chịu thuế
Theo báo cáo của Chính phủ, việc sửa đổi Luật thuế TTĐB lần này nhằm thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về hoàn thiện chính sách thu theo hướng mở rộng cơ sở thuế; sửa đổi, bổ sung để điều tiết tiêu dùng phù hợp với xu hướng tiêu dùng trong xã hội và định hướng của Đảng và Nhà nước về bảo vệ sức khỏe của nhân dân, bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, thực tiễn thực hiện Luật thuế TTĐB đã gặp phải những khó khăn, vướng mắc. Do đó, việc sửa đổi, bổ sung các quy định về thuế TTĐB để đáp ứng những yêu cầu từ thực tiễn phát sinh, tạo môi trường pháp luật thống nhất và đồng bộ áp dụng trong nền kinh tế, khắc phục những hạn chế, bất cập của Luật thuế TTĐB hiện hành là rất cần thiết.
Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Về lí do Chính phủ đề xuất đánh thuế đối với nước giải khát có đường mà lại không đánh thuế đối với các chất đường rắn là vì Tổ chức Y tế thế giới và các tổ chức y tế đánh giá đây là dạng nước giải khát có đường lỏng, hấp thụ vào gan rất nhanh, như vậy sẽ gây ra các bệnh, ví dụ như bệnh tiểu đường hoặc là các bệnh khác. Đối với loại đường thể rắn thì dung nạp vào cơ thể sẽ chậm hơn và tác động sẽ chậm hơn, vì vậy được kiểm soát và ngăn ngừa tốt hơn. Đối với vấn đề liên quan thuế TTĐB đối với thuốc lá, lí do tăng thuế TTĐB là vì thuốc lá có tác hại rất lớn, mỗi năm khoảng 40.000 người tử vong vì thuốc lá, tiêu tốn khoảng 1 tỷ USD cho việc chữa bệnh liên quan đến thuốc lá gây ra. Bên cạnh đó, thuốc lá ở Việt Nam có giá bán rất thấp, chỉ từ 6.000 -20.000 đồng/bao, bình quân khoảng 7.000 đồng tiền thuế trên một bao thuốc lá. Nhưng ở Singapore tiền thuế trên mỗi bao thuốc khoảng 200.000 đồng, tính theo tiền Việt Nam khoảng 9.000 đồng trên một điếu thuốc lá, tức là nhiều hơn giá một bao thuốc lá rẻ nhất của Việt Nam. |
Một trong những mục tiêu trọng tâm của việc sửa đổi Luật thuế TTĐB lần này là việc hoàn thiện quy định về chính sách thuế TTĐB để mở rộng cơ sở thu, trong đó, đáng chú ý là việc bổ sung vào đối tượng chịu thuế đối với nước giải khát có đường, đề xuất áp dụng thuế hỗn hợp đối với thuốc lá, tăng thuế suất thuế TTĐB đối với rượu, bia..., bảo đảm tính minh bạch, dễ hiểu, dễ thực hiện nhằm góp phần nâng cao năng lực và hiệu quả của hoạt động quản lý thuế trong phòng, chống trốn thuế, thất thu và nợ thuế, đảm bảo thu đúng, thu đủ vào ngân sách nhà nước (NSNN), đảm bảo ổn định nguồn thu NSNN.
Bên cạnh đó, thuế suất thuế TTĐB cũng được đề xuất sửa đổi theo hướng tăng nhằm điều chỉnh hành vi tiêu dùng. Như đối với mặt hàng thuốc lá, dự thảo đề xuất giữ nguyên mức thuế suất 75% và bổ sung mức thuế tuyệt đối theo lộ trình tăng từng năm trong giai đoạn từ năm 2026 - 2030 để góp phần đạt mục tiêu giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá trong nhóm nam từ 15 tuổi trở lên xuống dưới 36% trong giai đoạn 2026 – 2030 theo Chiến lược quốc gia về phòng, chống tác hại của thuốc lá và hướng tới đạt tỷ trọng thuế trên giá bán lẻ thuốc lá theo khuyến nghị của WHO (75%).
Phương án được Chính phủ ưu tiên là áp thuế tuyệt đối với thuốc lá điếu 5.000 đồng/bao (từ năm 2026) và đạt 10.000 đồng/bao (từ năm 2030). Sở dĩ chọn phương án này là do phương án này có khả năng giảm tiêu thụ nhanh hơn, sớm hơn và ở mức độ lớn hơn để gần tiếp cận đến mục tiêu giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá.
Đối với mặt hàng rượu, bia, dự thảo quy định thuế suất theo tỷ lệ phần trăm tăng theo lộ trình từng năm trong giai đoạn từ năm 2026-2030 để đạt mục tiêu tăng giá bán rượu, bia ít nhất 10% theo khuyến nghị tăng thuế của WHO. Trong khi đó, đối với nước giải khát theo Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) có hàm lượng đường trên 5g/100ml, dự thảo quy định mức thuế suất là 10% do đây là mặt hàng mới bổ sung vào đối tượng chịu thuế TTĐB.
Sức khỏe là vấn đề trung tâm trong thiết kế chính sách
Về đối tượng chịu thuế, ông Trương Bá Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát chính sách thuế, phí và lệ phí (Bộ Tài chính) cho biết, có 4 nhóm hàng hóa cơ bản mà pháp luật thuế TTĐB ở hầu hết các nước được quy định là đối tượng chịu thuế gồm: các sản phẩm thuốc lá; các sản phẩm đồ uống có cồn (rượu, bia) và các sản phẩm nước giải khát có đường hoặc có ga; các sản phẩm dầu mỏ (xăng, dầu); ô tô.
Theo ông Trương Bá Tuấn, xu thế chung về cải cách thuế TTĐB ở nhiều quốc gia trên thế giới hiện nay là mở rộng cơ sở tính thuế nhằm hạn chế việc tiêu dùng một số loại hàng hóa có hại cho sức khỏe cộng đồng, trẻ em, môi trường hoặc Nhà nước cần có sự điều tiết về tiêu dùng, bổ sung một số hàng hóa, dịch vụ mới vào đối tượng chịu thuế TTĐB (như nước giải khát có đường).
Theo đánh giá, ngoài việc điều tiết tiêu dùng các sản phẩm có hại cho sức khoẻ, môi trường nhằm nâng cao sức khoẻ toàn dân, cải thiện năng suất lao động và phát triển bền vững, việc tăng thuế TTĐB còn giúp cho nguồn thu ngân sách được cải thiện đáng kể.
Tại phiên thảo luận của Quốc hội về Luật thuế TTĐB ngày 27/11/2024, đa số các ý kiến thống nhất sửa đổi Luật thuế TTĐB để khắc phục những bất cập của luật hiện hành, điều tiết tiêu dùng phù hợp với sự chuyển dịch về xu hướng tiêu dùng trong xã hội và định hướng bảo vệ sức khỏe của người dân, bảo vệ môi trường, phù hợp với xu hướng cải cách thuế trên thế giới.
Về thuế suất đối với thuốc lá, đại biểu Dương Khắc Mai, đoàn Đắk Nông ủng hộ phương án 2, bởi thuốc lá gây nhiều tác hại cho sức khỏe của con người, ảnh hưởng đến chất lượng giống nòi, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cho người khác, tạo ra gánh nặng cho nền y tế. “Từ những tác động tiêu cực của thuốc lá, phương án 2 là phương án hợp lý cho việc chính sách phát huy hiệu quả nhanh chóng trong thực tiễn, có khả năng giảm tiêu thụ nhanh và ở mức độ lớn hơn”, đại biểu Dương Khắc Mai nói.
Đối với thuế suất TTĐB đối với mặt hàng rượu, bia, đại biểu nhấn mạnh, việc sử dụng, lạm dụng rượu, bia gây nhiều hệ lụy nghiêm trọng về mặt xã hội như tai nạn giao thông, chấn thương, bạo lực gia đình, mất an ninh, trật tự, gia tăng các khoảng cách giàu nghèo. Tình hình sử dụng rượu, bia ở Việt Nam vẫn ở mức cao, có xu hướng tăng nhanh theo báo cáo của Chính phủ. Do đó, để giảm mức tiêu thụ rượu, bia, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, đại biểu nhấn mạnh việc lựa chọn phương án 2 theo các lộ trình thuế suất cụ thể như dự thảo.
Trước đó, tại hội thảo về dự thảo Luật thuế TTĐB (sửa đổi), TS. Nguyễn Huy Quang, Trưởng Ban tư vấn, phản biện và giám định xã hội (Tổng hội Y học Việt Nam) cũng đồng tình với việc cần thiết phải sửa Luật thuế TTĐB, đồng thời nhấn mạnh, thuế là giải pháp quan trọng để điều chỉnh hành vi tiêu dùng đối với các mặt hàng thuốc lá, rượu bia và đồ uống có đường gây hại đến sức khỏe.
Chuyên gia cho rằng, việc đánh thuế TTĐB đối với thuốc lá, rượu bia và đồ uống có đường cần thiết phải tạo sự cân bằng giữa lợi ích kinh tế và sức khỏe của người dân, nhưng sức khỏe vẫn là vấn đề trung tâm trong chính sách phát triển nguồn nhân lực, an sinh xã hội, bảo vệ môi trường. Đây là vấn đề của phát triển bền vững mà Đảng và Nhà nước ta đã có những cam kết mạnh mẽ.
Thuốc lá, nước giải khát có đường, rượu bia làm “nóng” nghị trường Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV vừa tiến hành thảo luận ở hội trường về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) sửa đổi. Tại phiên thảo luận, nhiều ý kiến của đại biểu Quốc hội bày tỏ sự đồng tình với các đề xuất của Chính phủ trong sửa đổi Luật Thuế TTĐB, trong đó, những quy định liên quan đến các mặt hàng rượu, bia, thuốc lá, nước giải khát có đường nhận được nhiều sự quan tâm của đại biểu. Đại biểu Nguyễn Thị Kim Anh, đoàn Bắc Ninh: Mức thuế suất nước giải khát có đường còn thấp so với một số nước Đối với rượu, bia, tôi thống nhất tăng thuế suất TTĐB theo lộ trình nhằm hạn chế tình trạng lạm dụng rượu, bia, gây tác hại đến sức khỏe người dân và trật tự, an toàn xã hội. Tuy nhiên, tôi băn khoăn dự thảo Luật đang áp thuế suất đối với bia bằng thuế suất đối với rượu trên 20 độ, nếu thuế suất tính theo nồng độ cồn với quan điểm độ cồn càng cao thì nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe càng nhiều. Tại sao thuế suất của bia lại ở mức cao hơn rượu ở nồng độ cồn dưới 20 độ, trong khi độ cồn của bia chỉ khoảng 5 độ. Đề nghị Ban soạn thảo giải trình thêm về vấn đề này và nghiên cứu sửa đổi đảm bảo hiệu quả khả thi. Đối với nước giải khát có đường, dự thảo Luật quy định chỉ áp dụng một mức thuế 10% đối với nước giải khát theo tiêu chuẩn Việt Nam có hàm lượng đường trên 5g/100ml. Trong khi một số nước như Ireland, Anh, Chile hiện đánh thuế nước giải khát theo 2 ngưỡng, gồm hàm lượng đường từ 5-8g/100ml và thuế suất cao hơn 1,5 lần đối với nước giải khát có hàm lượng đường trên 8g/100ml. Còn Thái Lan, Philippines, Malaysia, Brunei đánh thuế TTĐB nước giải khát có hàm lượng đường từ trên 5g/100ml và chia các mức thuế cao hơn với các ngưỡng hàm lượng đường cao hơn như 7g, 8g, 10g hay 12g/100ml. Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy, Đoàn TP. Đà Nẵng: Đề xuất giao Chính phủ quy định cụ thể đồ uống chịu thuế Tôi nhất trí bổ sung nước giải khát có đường vào nhóm đối tượng chịu thuế TTĐB vì đó là một biện pháp định hướng hành vi tiêu dùng, hạn chế lạm dụng chất có đường gây hại cho sức khỏe. Tuy nhiên, Luật cần mở rộng đối tượng chịu thuế TTĐB là đồ uống có đường nói chung thay vì nước giải khát có đường. Vì ngay chính tờ trình của Chính phủ có đề cập đến nhiệm vụ đặt ra cho Chính phủ, Bộ Tài chính trong Chiến lược dinh dưỡng quốc gia giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến 2045 là áp thuế TTĐB đối với đồ uống có đường. Tôi rất lo ngại về tác dụng ngược của đề xuất áp thuế TTĐB đối với nước giải khát có đường vì có thể khiến người tiêu dùng hiểu lầm rằng chỉ có nước giải khát có đường mới không được khuyến khích sử dụng. Trong khi đó, trên thực tế nhiều loại đồ uống có đường khác còn chứa hàm lượng đường cao hơn nước giải khát. Qua nghiên cứu hồ sơ dự án Luật và tài liệu tham khảo, tôi thấy nhiều quốc gia xác định đối tượng chịu thuế TTĐB là toàn bộ đồ uống có đường hoặc một số quốc gia xác định rõ một số đồ uống có đường cụ thể là đối tượng chịu thuế TTĐB. Từ phân tích trên, tôi đề nghị Luật nên quy định theo một trong hai hướng: một là, áp thuế TTĐB đối với đồ uống có đường có hàm lượng đường trên 5g/100ml và tôi chọn hướng này. Hai là, liệt kê các nhóm đồ uống có đường thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB hoặc giao cho Chính phủ quy định cụ thể. Đại biểu Hoàng Thị Thanh Thúy, đoàn Tây Ninh: Những lo lắng về hậu quả của tăng thuế là không đáng kể so với những đe dọa khôn lường từ thuốc lá gây ra Từ hiểm họa thuốc lá gây ra cho sức khỏe, tính mạng, đời sống nhân dân, kinh tế - xã hội của đất nước, trong Luật sửa đổi lần này tôi đánh giá rất cao Chính phủ đã đề xuất với Quốc hội 2 phương án tính thuế TTĐB đối với thuốc lá điếu, trong đó áp dụng phương pháp tính thuế hỗn hợp bao gồm cả thuế suất và thuế tuyệt đối, có lộ trình tăng thuế tuyệt đối qua các năm để đến năm 2030 đạt được mức thuế tuyệt đối là 10.000 đồng/1 bao thuốc lá, phấn đấu đạt mục tiêu khuyến cáo của WHO đạt mức tỷ trọng thuế trong giá bán lẻ thuốc lá điếu hiện nay là khoảng hơn 36% lên 75% vào năm 2030 và hướng đến mục tiêu giảm tỷ lệ người sử dụng thuốc lá nam giới từ 15 tuổi trở lên dưới 36% của chiến lược phòng, chống tác hại của thuốc lá năm 2030. Về một số băn khoăn xung quanh việc tăng thuế TTĐB đối với thuốc lá khiến buôn lậu thuốc lá tăng, tôi cho rằng tăng thuế không phải là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tăng buôn lậu thuốc lá điếu. Về lo lắng sẽ gây thiệt hại cho ngành công nghiệp thuốc lá và người lao động trong ngành, tôi cho rằng cũng không đáng ngại vì tổng số lao động của ngành này chỉ chiếm 0,4% tổng số lao động của nền kinh tế và ngày càng giảm trong 10 năm trở lại đây. Thứ ba, lo lắng về thiệt hại cho người nông dân trồng thuốc lá cũng không đáng ngại vì diện tích trồng thuốc lá ở nước ta ngày càng giảm và 2/3 nguồn nguyên liệu thuốc lá cho sản xuất trong nước là nhập khẩu. Như vậy, những lo lắng trên so với những đe dọa khôn lường từ thuốc lá gây ra là không đáng kể. Đại biểu Trương Trọng Nghĩa, đoàn TPHCM: Không thể vì sợ buôn lậu thuốc lá mà dễ dãi trong áp thuế đối với thuốc lá Thuế TTĐB có chức năng điều tiết thu nhập đối với hàng xa xỉ và một chức năng thứ hai quan trọng là định hướng tiêu dùng để bảo vệ sức khỏe cho người dân. Ở Việt Nam, số liệu cho thấy sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh rất tốt. Chúng ta chăm sóc rất tốt nhưng chi phí y tế tốn rất nhiều vào việc chữa trị các loại tai nạn và bệnh tật, trong đó bệnh tiểu đường cũng như bệnh ung thư phổi rất lớn. Do đó, đối với thuốc lá, tôi đề nghị chúng ta xác định mục tiêu. Chẳng hạn, xác định mục tiêu đến năm 2045 Việt Nam trở thành một quốc gia không hút thuốc lá hoặc các quốc gia khác đang tiến tới việc một quốc gia không hút thuốc lá. Tôi đồng ý phải cân nhắc lộ trình nhưng phải quyết liệt trong chuyện này và không thể lập luận vì sợ buôn lậu thuốc lá mà chúng ta dễ dãi trong chuyện này. Về thức uống có đường, tôi đồng ý phải quan tâm đến các loại thức uống có đường, không chỉ nước giải khát, nhưng để dung hòa 2 quan điểm này, tôi đề nghị có một danh mục cụ thể liệt kê loại thức uống nào, loại giải khát nào có đường cần phải có thuế TTĐB và danh mục này có thể giao cho Chính phủ điều chỉnh từng thời kỳ. Hoài Anh (ghi) |
Tin liên quan
Các giải pháp hỗ trợ thuế, phí có “tác dụng kép” thúc đẩy nền kinh tế
15:14 | 31/12/2024 Tài chính
Cải cách hành chính trên tất cả lĩnh vực tài chính - ngân sách
10:00 | 31/12/2024 Tài chính
Trường hợp nào được xử lý không thu thuế trên Hệ thống MGH?
17:06 | 30/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
10 sự kiện nổi bật của ngành Thuế năm 2024
20:42 | 03/01/2025 Thuế - Kho bạc
Kỳ vọng thị trường chứng khoán năm 2025 sẽ phát triển đột phá cả về quy mô, chất lượng
16:44 | 02/01/2025 Chứng khoán
Phấn đấu hoàn thành toàn diện nhiệm vụ công tác thuế năm 2025
09:15 | 02/01/2025 Tài chính
Tháo gỡ khó khăn khi giải ngân vốn đầu tư công tăng tốc "về đích"
08:40 | 02/01/2025 Tài chính
Giao dự toán thu ngân sách 2025 tối thiểu bằng mức Thủ tướng Chính phủ giao
07:54 | 02/01/2025 Chính sách và Cuộc sống
Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng gửi thư chúc mừng năm mới 2025
10:46 | 01/01/2025 Tài chính
TPHCM phấn đấu năm 2025 thu ngân sách trên 520.000 tỷ đồng
00:07 | 01/01/2025 Tài chính
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng: Ngành Tài chính quyết tâm tạo bước đột phá phát triển kinh tế đất nước
00:00 | 01/01/2025 Tài chính
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ngành Tài chính có một năm bội thu ngân sách, hoàn thành xuất sắc công tác thu - chi
23:54 | 31/12/2024 Tài chính
Khối lượng phát hành TPCP chiếm 80-90% tổng huy động vốn trong nước
20:22 | 31/12/2024 Tài chính
Thị trường chứng khoán tiếp tục duy trì sức hấp dẫn
19:13 | 31/12/2024 Chứng khoán
Số lượng hóa đơn khởi tạo từ máy tính tiền gấp 13 lần năm 2023
19:11 | 31/12/2024 Thuế - Kho bạc
Các địa phương nỗ lực điều hành linh hoạt, chặt chẽ công tác tài chính - ngân sách
18:54 | 31/12/2024 Tài chính
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Hải quan Lạng Sơn đồng hành cùng doanh nghiệp nhập khẩu ô tô vận tải
Tín dụng cả năm 2024 tăng hơn 15%, nỗ lực hơn nữa để giảm lãi suất cho vay
Cán bộ, công chức, viên chức cơ quan Tổng cục Hải quan phấn đấu hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ năm 2025
Đồng đầu tư concert "Anh trai vượt ngàn chông gai", Techcombank tiên phong với cách làm mới mẻ
Tạm giữ hơn 13 tấn thực phẩm có dấu hiệu nhập lậu
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics