Mấu chốt trong phát triển kinh tế tư nhân?
Ông Vũ Tiến Lộc, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Chủ tịch Trung tâm trọng tài Quốc tế Việt Nam. |
Tính đến thời điểm hiện tại đã tròn 5 năm kể từ khi Nghị quyết 10-NQ/TW, Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “Về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” được ban hành. Ông đánh giá như thế nào về sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân thời gian qua?
Khu vực kinh tế tư nhân không chỉ gồm các DN lớn, những thương hiệu hàng đầu đã có sự phát triển bứt phá trong thời gian qua. Khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam có cả DN lớn, DN vừa và nhỏ, thậm chí DN siêu nhỏ. Bên cạnh khối lượng trên 800 nghìn DN, Việt Nam cũng có 5,4 triệu hộ kinh doanh. Các hộ kinh doanh này chính là lực lượng đông đảo nhất trong khu vực kinh tế tư nhân của Việt Nam.
Thời gian qua, khu vực kinh tế tư nhân dù chiếm đến 40% GDP trong nền kinh tế nhưng điểm đáng lưu ý là trong số đó, khu vực DN chỉ chiếm 10% GDP, 30% GDP còn lại thuộc về khu vực các hộ kinh doanh. Điều đó nói lên rằng, một mặt khu vực kinh tế tư nhân đóng góp rất lớn vào nền kinh tế, song cũng thể hiện chất lượng của khu vực kinh tế tư nhân đóng góp vào nền kinh tế chưa cao.
Hiện nay, đến 85% lực lượng lao động hoạt động trong khu vực kinh tế tư nhân nhưng cũng chủ yếu hoạt động trong khu vực hộ gia đình. Năng suất lao động của khu vực tư nhân đang thấp nhất so với 3 khu vực trong nền kinh tế, bên cạnh khu vực FDI và khu vực DN nhà nước. Tuy nhiên, điều rất đáng lưu ý là, tốc độ tăng trưởng của khu vực tư nhân đang cao hơn tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế. Bên cạnh đó, giá trị gia tăng cũng như tốc độ tăng năng suất lao động của khu vực kinh tế tư nhân cao hơn cả khu vực FDI và khu vực DN nhà nước. Đó là những tín hiệu rất triển vọng cho sự phát triển của khu vực này trong thời gian tới, nếu có điểm kích hoạt thúc đẩy cho sự phát triển của khu vực DN vừa và nhỏ, hộ gia đình.
Nghị quyết 10-NQ/TW đặt mục tiêu cụ thể, phấn đấu đến năm 2020 có ít nhất 1 triệu DN; đến năm 2025 có hơn 1,5 triệu DN và đến năm 2030, có ít nhất 2 triệu DN. Mục tiêu đến năm 2020 có ít nhất 1 triệu DN đã không thành hiện thực. Vậy 2 mốc mục tiêu còn lại vào năm 2025 và 2030 liệu có khả thi không, thưa ông?
Trong điều kiện nền kinh tế trước đây, sự tham gia của kinh tế số, của DN vừa và nhỏ chưa nhiều; các hộ kinh doanh cũng chủ yếu hoạt động trong phạm vi địa phương. Tuy nhiên, hiện nay với triển vọng phát triển của kinh tế số, thương mại điện tử, ngay cả các DN siêu nhỏ cũng có thể hoạt động trong môi trường toàn cầu. Đó là tín hiệu tích cực thúc đẩy phát triển mạnh mẽ khu vực kinh tế tư nhân. Mục tiêu đến năm 2025 có hơn 1,5 triệu DN và đến năm 2030, có ít nhất 2 triệu DN đặt ra trong Nghị quyết 10-NQ/TW hoàn toàn có thể đạt được.
Thậm chí, Việt Nam có thể đạt được những con số cao hơn nếu có điều chỉnh về khuôn khổ pháp lý để có thể công nhận các hộ kinh doanh là hình thức DN 1 chủ trong nền kinh tế. Theo pháp luật của nhiều nước phương Tây, hộ kinh doanh đã là DN 1 chủ. Nếu tính theo cách này, hiện nay Việt Nam đã có trên 6 triệu DN tư nhân trong nền kinh tế chứ không phải chỉ dừng ở con số trên 800 nghìn DN.
Bên cạnh số lượng, mấu chốt trong phát triển khu vực kinh tế tư nhân là phải nâng cao chất lượng. Theo ông, đâu là giải pháp khả thi nhằm giải quyết vấn đề này trong thời gian tới?
Trong phát triển kinh tế tư nhân, điều quan trọng nhất là chất lượng chứ không phải số lượng. Việt Nam đang bước vào giai đoạn phát triển mới của nền kinh tế. Mọi quan niệm về mô hình kinh tế hay mô hình kinh doanh đang thay đổi. Các vấn đề như dịch Covid-19, những thay đổi về địa chính trị đang dẫn thế giới tới một nhu cầu phải tái cấu trúc lại nền kinh tế theo hướng tự chủ hơn.
Trên thực tế, dưới tác động của kinh tế số, nông dân trồng hoa ở Đà Lạt hiện nay cũng có thể bán hoa cho người tiêu dùng tại châu Âu. Có thể nói, đây là giai đoạn mà các DN vừa và nhỏ, thậm chí siêu nhỏ hoàn toàn có thể tham gia vào các chuỗi cung ứng toàn cầu. Điều này tạo ra động lực, không gian rất lớn cho các DN. Mô hình kinh doanh thay đổi, vai trò của những cá thể sáng tạo trở thành động lực quan trọng nhất của nền kinh tế thế giới cũng như nền kinh tế Việt Nam.
Để thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân, đặc biệt là nâng cao chất lượng, một mặt phải hoàn thiện khuôn khổ pháp lý làm sao khuyến khích được các DN vừa và nhỏ, siêu nhỏ phát triển; mặt khác phải thúc đẩy áp dụng mạnh mẽ kinh tế số, chuyển đổi sang kinh tế số. Hiện nay, 80% DN vừa và nhỏ Việt Nam tồn tại ngoài các chuỗi cung ứng. Một trong những điểm nếu tập trung khắc phục được sẽ thúc đẩy nâng cao chất lượng của khu vực kinh tế tư nhân là làm sao cho DN vừa và nhỏ, DN siêu nhỏ tham gia vào thị trường toàn cầu, tham gia vào chuỗi cung ứng; làm sao kết nối được giữa DN vừa và nhỏ, siêu nhỏ với các DN lớn mang tính dẫn dắt, đặc biệt là DN FDI.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Tuân thủ FTA thế hệ mới, cần cách làm mới về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
20:08 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
08:16 | 23/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
15:46 | 22/11/2024 Infographics
“Thời khắc vàng” để các thương hiệu Việt vươn tầm thế giới
15:27 | 22/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
11:02 | 22/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do xu hướng phục hồi mạnh mẽ
08:17 | 22/11/2024 Kinh tế
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều
22:33 | 20/11/2024 Kinh tế
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023
15:50 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh
14:49 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
“Thủ phủ” xuất khẩu đồ gỗ trước nhiều cơ hội bứt phá
13:30 | 20/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Cảnh sát biển bắt giữ tàu cá vận chuyển 55.000 lít dầu DO trái phép
Thách thức chuyển đổi số trong chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics