Mạnh tay nắn dòng tín dụng
Tín dụng bật tăng mạnh, ngân hàng "siết" cho vay bất động sản | |
Tín dụng tháng 1/2022 tăng mạnh nhất trong 10 năm qua | |
"Nắn" dòng tín dụng đúng địa chỉ |
Rủi ro với hệ thống ngân hàng còn nhiều tiềm ẩn, nên cần những giải pháp kiểm soát chặt chẽ hơn. Ảnh: ST |
Tín dụng bất động sản, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp vẫn tăng
Tại Hội nghị về phát triển thị trường vốn diễn ra vào ngày 22/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh giá vẫn còn tình trạng sở hữu chéo, tình trạng nợ xấu tiềm ẩn sau đại dịch có thể gia tăng, khó khăn trong thực hiện việc tái cơ cấu và xử lý tổ chức tín dụng yếu kém. Hiện tượng sử dụng vốn không đúng mục đích vẫn còn tồn tại, đặc biệt là sử dụng vốn vay không đúng mục đích trong lĩnh vực bất động sản và chứng khoán..., thậm chí thành lập nhiều công ty sân sau để vay vốn ngân hàng, chuyển vốn lòng vòng... Do đó, Thủ tướng đã yêu cầu Ngân hàng Nhà nước tiếp tục rà soát, củng cố, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý để xử lý tình trạng tồn tại bất cập thời gian qua, tăng cường chất lượng, hiệu quả công tác thanh tra, giám sát, tiếp tục kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro. Đặc biệt, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành cần kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm đối với thị trường trái phiếu, thị trường chứng khoán và tiền tệ với quyết tâm cao lành mạnh hóa thị trường, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư. |
Theo báo cáo mới đây của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tính đến ngày 31/3/2022, dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản đạt gần 784.000 tỷ đồng, tăng 12% so với cuối năm 2021 và tăng gấp 3 lần tốc độ tăng trưởng tín dụng chung toàn hệ thống. Tín dụng cho vay mua nhà, sửa nhà cũng tiếp tục tăng mạnh, đưa tổng dư nợ cho vay bất động sản đạt trên 2 triệu tỷ đồng, chiếm khoảng 20% tổng dư nợ cho vay.
Trước đó, vào khoảng cuối tháng 3/2022, một số ngân hàng đã ra thông báo tạm dừng giải ngân các khoản cho vay đối với lĩnh vực bất động sản, nhằm đảm bảo tuân thủ quy định của NHNN về tỷ lệ tăng trưởng tín dụng. Tuy nhiên, đây là những ngân hàng đã kín hạn mức và chỉ tạm thời, nên không ít lãnh đạo ngân hàng sau đó vẫn khẳng định còn dư địa và sẽ tiếp tục tăng cường cho vay lĩnh vực bất động sản.
Tại Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) của VPBank vừa qua, ông Nguyễn Đức Vinh, Tổng giám đốc VPBank cho rằng, siết tín dụng vào lĩnh vực bất động sản khi thị trường này tăng trưởng nóng là điều cần thiết. Tuy nhiên, nhu cầu mua nhà để ở của người dân là nhu cầu chính đáng và không bị siết. Trong khi với VPBank, bất động sản đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu cho vay, hiện chiếm chưa tới 10% tổng dư nợ nên sẽ tiếp tục được duy trì, đẩy mạnh thời gian tới, nhưng sẽ tập trung phục vụ nhu cầu ở thực, tiếp tục kiểm soát tín dụng bất động sản nghỉ dưỡng và đầu cơ.
Tương tự, theo ông Nguyễn Mạnh Quân, Tổng giám đốc ABBank, một số ngân hàng phải tạm ngừng cho vay bất động sản do cho vay quá nhiều. Nhưng tại ABBank, tỷ trọng cho vay kinh doanh bất động sản còn thấp, chiếm 6% tổng dư nợ, cho vay nhà ở chiếm 17% tổng dư nợ. Với các ngân hàng, chỉ số cho vay bất động sản được NHNN giám sát rất chặt, nhưng ABBank được NHNN đánh giá tốt, không nằm trong nhóm bị cảnh báo nên sẽ tiếp tục đẩy mạnh cho vay do vẫn còn dư địa.
Thực tế, cho vay bất động sản của nhiều ngân hàng đã chiếm tới 30-70% tổng dư nợ cho vay. Xét báo cáo tài chính quý 1/2022 của một số ngân hàng cho thấy, Techcombank đã dẫn đầu về dư nợ cho vay kinh doanh bất động sản với dư nợ là 98.166 tỷ đồng, chiếm 26,84% về tỷ trọng trong tổng dư nợ. Đứng thứ hai là VPBank với tổng dư nợ là 42.484 tỷ đồng, chiếm 11,35% tổng dư nợ; tiếp theo là SHB với 24.826 tỷ đồng, chiếm 6,68% tổng dư nợ.
Trong Ấn phẩm đánh giá kinh tế Việt Nam thường niên năm 2021, các chuyên gia đã nhấn mạnh, tốc độ tăng trưởng tín dụng bất động sản lên tới 17,14%, cao hơn mức tăng trưởng bình quân toàn hệ thống. Diễn biến này cho thấy, bất động sản và ngân hàng vẫn đã phụ thuộc vào nhau để tăng trưởng.
Không chỉ bất động sản, các ngân hàng cũng đã bổ sung một lượng trái phiếu doanh nghiệp đáng kể. Năm 2021, tổng lượng trái phiếu doanh nghiệp nắm giữ trong hệ thống ngân hàng là 274.000 tỷ đồng, chiếm 2,63% tổng dư nợ tín dụng. Trong đó, riêng 3 ngân hàng Techcombank, VPBank và TPBank tăng số dư trái phiếu doanh nghiệp thêm 38.000 tỷ đồng, tương đương với 14% tổng dư nợ trái phiếu doanh nghiệp của toàn ngành. Báo cáo tài chính quý 1/2022 của các ngân hàng cho thấy, đến cuối quý 1, Techcombank đang nắm giữ 76.582 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp, tăng 22,3% so với cuối năm 2021; VPBank là 41.593 tỷ đồng, tăng 50%; MB là 46.319 tỷ đồng, tăng 26%...
Trong khi đó, báo cáo tài chính quý 1/2022 của các ngân hàng cho thấy, tỷ lệ nợ xấu đa phần đều có xu hướng tăng. Theo các chuyên gia của SSI Research, tỷ lệ nợ xấu xấu đi trong quý 1 một phần là do việc phân loại lại các khoản nợ tái cơ cấu sau khi hết thời hạn tái cơ cấu. Điều này dẫn tới áp lực lớn về trích lập dự phòng tại các ngân hàng.
Mạnh tay để giảm bớt rủi ro
Chuyên gia kinh tế TS. Vũ Đình Ánh: Rủi ro lan truyền Thị trường bất động sản và thị trường tài chính có một mối quan hệ hữu cơ. Thực tế ở Việt Nam hiện nay, có tình trạng đứng sau một ngân hàng là một hoặc một vài “đại gia” bất động sản hoặc đứng sau một vài “đại gia” bất động sản là “một vài” ngân hàng. Đây cũng là chuyện bình thường của thị trường. Có thể thấy, dòng tiền đang đổ vào bất động sản được đi qua rất nhiều kênh, bất kỳ rủi ro nào trên thị trường bất động sản đều lan sang tài chính, chứng khoán. Từ câu chuyện của FLC, Tân Hoàng Minh, nhiều doanh nghiệp bất động sản đang nằm trong “tầm ngắm” của thanh tra. Điều đáng nói, nhiều khoản nợ của FLC không phải nợ xấu, nhưng khi có thông tin không tốt về lãnh đạo doanh nghiệp, ngân hàng đã đòi nợ trước hạn nên bị biến thành nợ xấu. Chuyên gia kinh tế TS. Cấn Văn Lực: Giải pháp can thiệp cần rất “khéo” Theo tính toán, trong toàn bộ cấu trúc vốn của nền kinh tế Việt Nam thì tín dụng ngân hàng đóng góp khoảng 47%, thị trường trái phiếu doanh nghiệp 22%, thị trường cổ phiếu khoảng 3,2%, vốn đầu tư công khoảng 14%, FDI khoảng 15%. Trong khi đó, ngân hàng không thể cho vay trung và dài hạn mãi được. Hiện vốn vay trung và dài hạn đã chiếm khoảng 45%. Do đó, rủi ro hệ thống tài chính tại Việt Nam có thể lan truyền giữa ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, bất động sản. Đây được ví như “tứ trụ liên thông” tương đối rủi ro. Vì thế, Chính phủ cần phải giám sát rủi ro hệ thống tài chính này tốt hơn. Nhưng những giải pháp can thiệp cần rất “khéo” để vừa kiến tạo thị trường phát triển, vừa kiểm soát được rủi ro. Hương Dịu (ghi) |
Các cơ quan quản lý đã liên tục đưa ra những cảnh báo cũng như ban hành cơ chế để quản lý thị trường vốn, giảm bớt rủi ro đang tiềm ẩn trong hệ thống ngân hàng. Từ đầu năm 2022, Thông tư 16/2021/TT-NHNN (Thông tư 16) quy định về việc các tổ chức tín dụng mua bán trái phiếu doanh nghiệp có hiệu lực đã góp phần ngăn chặn tình trạng đảo nợ. Một chuyên gia đã nhận định, Thông tư này đã bắt buộc ngân hàng gia tăng trích lập dự phòng, tăng chất lượng trái phiếu doanh nghiệp nắm giữ, từ đó giảm bớt rủi ro. Ngoài ra, các quy định cũng ngăn chặn tình trạng đảo nợ, lách room tín dụng…
Còn với tín dụng bất động sản, theo ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, kiểm soát tín dụng bất động sản là cần thiết, nhưng các ngân hàng chỉ dừng cho vay phân khúc đầu cơ, vẫn cho vay với người dân có nhu cầu mua nhà ở thật, các dự án tốt. Các ngân hàng cũng cho biết đã thẩm định các dự án chặt chẽ hơn, chọn lọc các dự án tốt, thanh khoản cao và thế chấp tài sản đầy đủ.
Chẳng hạn, Techcombank là ngân hàng có tỷ trọng cho vay bất động sản cao nhất hệ thống và vừa có động thái “siết” tín dụng mảng này, nhưng phát biểu tại ĐHĐCĐ mới đây, theo ông Hồ Hùng Anh, Chủ tịch HĐQT Techcombank, lĩnh vực bất động sản vẫn có điều kiện để thúc đẩy phát triển và trong 5 năm qua, ngân hàng không có một vấn đề gì với cho vay bất động sản. Hiện ngân hàng chú trọng vào bán lẻ, cho vay tiêu dùng bất động sản… Với trái phiếu doanh nghiệp, Techcombank cũng thẩm định như một khoản vay trung và dài hạn.
Ông Phạm Quang Dũng, Chủ tịch HĐQT Vietcombank cũng cho hay, ngân hàng luôn chủ động, tích cực tham gia thị trường trái phiếu doanh nghiệp với vai trò đa dạng như nhà đầu tư chuyên nghiệp, tổ chức tư vấn, tổ chức bảo lãnh phát hành, đơn vị cung ứng dịch vụ thanh toán... Vì thế, toàn bộ bộ dư nợ trái phiếu doanh nghiệp của Vietcombank hiện đều được phân loại nợ nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn), các doanh nghiệp phát hành đều kinh doanh hiệu quả và thanh toán đúng hạn.
Tuy vậy, theo các chuyên gia, dòng tín dụng ít nhiều vẫn chưa đi vào khu vực sản xuất mà vẫn đổ vào thị trường tài sản. Do đó, các cơ quan quản lý phải có thêm những biện pháp mạnh tay hơn nữa nhưng cũng phải thật khéo léo và linh động.
Về giải pháp chung để kiểm soát rủi ro ngành ngân hàng, chuyên gia kinh tế TS. Võ Trí Thành nhận định, trong ngắn hạn cần có sự “uyển chuyển” điều tiết giữa cho vay trung và dài hạn. Việc xử lý các khoản nợ được khoanh, giãn nợ theo thông tư của NHNN cũng phải thật “khéo” bởi còn phụ thuộc vào sự phục hồi và cách thực thi chương trình phục hồi và phát triển kinh tế. Ngoài ra, theo TS. Võ Trí Thành, các ngân hàng cần tiếp tục thực hiện việc tăng vốn để đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn, đảm bảo hoạt động quản trị theo các thông lệ quốc tế, kiểm soát tín dụng vào lĩnh vực rủi ro…
Về phía cơ quan quản lý, lãnh đạo NHNN cũng đã liên tục khẳng định sẽ thường xuyên thanh tra, kiểm tra, giám sát tình hình đầu tư trái phiếu doanh nghiệp của tổ chức tín dụng, từ đó chỉ đạo, cảnh báo, yêu cầu các tổ chức tín dụng kiểm soát rủi ro trong hoạt động đầu tư trái phiếu doanh nghiệp. Ngoài ra, NHNN cũng sẽ tiếp tục siết chặt cho vay lĩnh vực rủi ro, trong đó có bất động sản. Mới đây, về tín dụng đổ vào bất động sản, Bộ Xây dựng cũng đưa ra đề nghị theo dõi, kiểm soát chặt chẽ để tránh rủi ro kép; ngăn chặn việc sử dụng nguồn vốn cho vay sản xuất, tiêu dùng vào đầu tư, kinh doanh bất động sản theo dạng đầu cơ.
Tin liên quan
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
21:44 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tỷ trọng tín dụng xanh còn thấp do thiếu tiêu chí đánh giá cụ thể
16:35 | 19/11/2024 Kinh tế
Eximbank phủ nhận thông tin bị thanh tra hoạt động cấp tín dụng
14:21 | 19/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
08:16 | 23/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
15:46 | 22/11/2024 Infographics
“Thời khắc vàng” để các thương hiệu Việt vươn tầm thế giới
15:27 | 22/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
11:02 | 22/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do xu hướng phục hồi mạnh mẽ
08:17 | 22/11/2024 Kinh tế
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều
22:33 | 20/11/2024 Kinh tế
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023
15:50 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh
14:49 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
“Thủ phủ” xuất khẩu đồ gỗ trước nhiều cơ hội bứt phá
13:30 | 20/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Cảnh sát biển bắt giữ tàu cá vận chuyển 55.000 lít dầu DO trái phép
Thách thức chuyển đổi số trong chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics