Lựa chọn thời điểm điều chỉnh giá phù hợp để kiểm soát lạm phát
TS. Nguyễn Đức Độ, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế - Tài chính (Học viện Tài chính). |
Giá cả thị trường của một số mặt hàng những tháng đầu năm có xu hướng tăng, liệu đây có thành xu hướng cho cả năm 2024 hay không, thưa ông?
Công tác quản lý, điều hành giá, kiểm soát lạm phát những tháng đầu năm tiếp tục đối mặt với nhiều áp lực từ kinh tế bên ngoài. Thị trường trong nước có xu hướng tăng do nhu cầu tăng vào các dịp lễ tết, tương tự các năm trước. Tuy nhiên, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) hay kiểm soát lạm phát những tháng qua vẫn ở mức dưới mục tiêu đề ra khi bình quân 4 tháng đầu năm 2024, CPI tăng 3,93% so với cùng kỳ năm trước, lạm phát cơ bản tăng 2,81% - cách xa mục tiêu kiểm soát lạm phát ở mức dưới 4,5%.
Theo tôi, tình hình giá cả thị trường ở xu hướng tăng trong 6 tháng đầu năm và sẽ giảm dần vào 6 tháng cuối năm khi không còn hiệu ứng từ tăng giá một số mặt hàng thiết yếu. Cùng với đó, tình hình kinh tế Mỹ nếu rơi vào suy thoái thì giá dầu sẽ giảm mạnh, tỷ giá cũng đi xuống… từ đó giảm áp lực lên kiểm soát lạm phát trong nước. Nếu như hồi đầu năm, tôi có dự báo CPI sẽ tăng trung bình 3% (±0,5%) trong năm 2024, đến thời điểm này tôi vẫn dự báo ở mức 3-3,5% trung bình cả năm 2024 – không có sự thay đổi nhiều so với trước.
Trên cơ sở các mục tiêu và đánh giá tác động, Bộ Tài chính cập nhật 3 kịch bản điều hành giá, tương ứng dự báo CPI bình quân năm 2024 tăng khoảng 3,64% so với năm 2023 (kịch bản 1); tăng 4,05% (kịch bản 2) và tăng khoảng 4,5% (kịch bản 3). Tổng cục Thống kê dự báo CPI bình quân trong khoảng 3,8-4,5%. Ngân hàng Nhà nước dự báo lạm phát bình quân năm 2024 tăng trong khoảng 4,3% ± 0,5%. |
Ông đánh giá như thế nào về những áp lực lên CPI và lạm phát từ vấn đề tăng lương cơ bản, điều chỉnh giá một số mặt hàng thiết yếu hay tác động từ chính sách tiền tệ?
Việc điều chỉnh tăng lương cơ bản từ 1/7 sắp tới thực ra cũng chỉ là tăng lương cho khu vực nhà nước, số lượng người thụ hưởng không quá lớn nên mức độ tác động đến CPI không nhiều. Về lý thuyết, tăng lương có thể dẫn đến tăng giá nhưng tác động còn có độ trễ cũng như phải xem xét đến kỳ vọng từ thị trường.
Hiện mức lạm phát cơ bản vẫn dưới 3% nên thời gian tới nếu điều chỉnh tăng giá những mặt hàng do Nhà nước quản lý như giá dịch vụ y tế, giáo dục… lạm phát cơ bản sẽ tiến về mức lạm phát trung bình. Tuy nhiên, như nhiều chỉ đạo đã nêu, việc điều chỉnh giá các mặt hàng do Nhà nước quản lý cần phải chủ động tính toán liều lượng, chuẩn bị sẵn sàng các phương án giá, lộ trình điều chỉnh giá… nên thông thường, các cơ quan chức năng sẽ chọn thời điểm điều chỉnh vào giai đoạn cuối năm, chẳng hạn giá dịch vụ giáo dục phải đến tháng 9 khi bắt đầu năm học mới.
Hơn nữa, tại thời điểm khoảng quý 3 đến quý 4/2024 mới đánh giá được rõ ràng tình hình kinh tế trong và ngoài nước, xu hướng giá hàng hoá, dự báo chính xác hơn tốc độ tăng trưởng GDP hay chỉ số kiểm soát lạm phát cả năm… từ đó mới có thể đưa ra những tính toán và kịch bản điều chỉnh giá phù hợp về thời điểm và liều lượng.
Với chính sách tiền tệ, 3 yếu tố ảnh hưởng đến lạm phát nhiều nhất là tăng trưởng cung tiền, lãi suất, tỷ giá. Thời gian gần đây, giá vàng trong nước tăng nóng nhưng không tác động nhiều đến lạm phát. Nếu nguồn cung vàng thiếu dẫn đến nhu cầu phải nhập khẩu vàng có thể ảnh hưởng đến tỷ giá trên thị trường tự do, còn tỷ giá tại các ngân hàng thương mại nếu có tăng thường do các nguyên nhân khác. Hiện nay, giai đoạn tỷ giá trong nước tăng cao đã qua, chỉ số USD trên thị trường quốc tế đã điều chỉnh giảm khi kinh tế Mỹ suy yếu, xác suất Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất ngày càng lớn khiến tỷ giá trong nước thời gian tới cũng khó tăng mạnh.
Đáng lưu ý là hiện một số ngân hàng thương mại đang điều chỉnh tăng lãi suất huy động, nhưng mức tăng nhẹ, chủ yếu ở kỳ hạn ngắn do ảnh hưởng từ việc Ngân hàng Nhà nước bán tín phiếu để kiểm soát tỷ giá, dẫn đến lãi suất liên ngân hàng cao lên, các ngân hàng vay mượn nhiều lần nhau sẽ chịu ảnh hưởng, từ đó tác động đến lãi suất huy động. Mức tăng này không phải lớn và chính sách tiền tệ nếu có tác động cũng có độ trễ nhất định, vẫn cần phải theo dõi để có giải pháp kiểm soát CPI, lạm phát phù hợp.
Mới đây, Chính phủ đã yêu cầu sớm trình cấp có thẩm quyền chính sách về miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí; đồng thời Chính phủ đề xuất tiếp tục thực hiện chính sách giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng đối với một số nhóm hàng hóa, dịch vụ trong 6 tháng cuối năm 2024. Theo ông, những chính sách này nếu được thông qua sẽ tác động ra sao tới CPI và kiểm soát lạm phát?
Chính sách giảm thuế, phí hỗ trợ doanh nghiệp và người dân luôn được kỳ vọng bởi sẽ giúp giảm nhiều chi phí trong đời sống và sản xuất, kinh doanh. Vì thế, nếu các chính sách này tiếp tục được thực hiện sẽ thêm động lực và tiếp sức cho các hoạt động kinh tế, thúc đẩy tiêu dùng. Tuy vậy, mức độ tác động đến chỉ số CPI hay kiểm soát lạm phát vẫn cần phải tính toán do phụ thuộc vào nhiều yếu tố từ bối cảnh bên ngoài.
Về kiểm soát lạm phát kỳ vọng, theo ông, đâu là giải pháp?
Trên thực tế, lạm phát kỳ vọng được xây dựng và hình thành trong nhiều năm, không phải sẽ thay đổi ngay khi có chính sách mới hay thông tin mới về điều chỉnh giá. Trong khi đó, nhiều năm qua, kiểm soát lạm phát của Việt Nam luôn ở mức dưới 4% nên kỳ vọng lạm phát trong người dân không phải lớn. Nhưng vấn đề này vẫn cần nhiều lưu ý, các cơ quan chức năng cần đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, minh bạch thông tin về giá và công tác điều hành giá để giúp ổn định tâm lý người tiêu dùng, doanh nghiệp và kiểm soát lạm phát kỳ vọng...
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Số liệu chính xác giúp quản lý hiệu quả tài sản công
16:42 | 22/11/2024 Tài chính
Nguồn thu tiền sử dụng đất chưa đạt, chưa đủ chi cho đầu tư công
11:16 | 22/11/2024 Tài chính
Học viện Tài chính tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo
19:43 | 19/11/2024 Tài chính
Quốc hội xem xét bổ sung, tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá, bia rượu
12:59 | 22/11/2024 Tài chính
Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, không ưu đãi cho các ngành nghề trùng lắp, dàn trải
12:52 | 22/11/2024 Tài chính
Ra mắt sản phẩm trợ lý ảo hỗ trợ người nộp thuế
16:27 | 21/11/2024 Thuế - Kho bạc
Ngành Thuế phấn đấu tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên tăng thêm dự toán 2025
16:20 | 20/11/2024 Thuế - Kho bạc
Các công ty chứng khoán sẵn sàng cho “sân chơi Non-Prefunding”
13:15 | 20/11/2024 Tài chính
Quản lý chặt chẽ nợ công, đảm bảo an toàn tài chính quốc gia năm 2025
08:39 | 20/11/2024 Tài chính
Sửa tên gọi dự thảo 1 luật sửa 7 luật thuộc lĩnh vực tài chính
16:24 | 19/11/2024 Tài chính
Bộ Tài chính Mỹ tiếp tục xác định Việt Nam không thao túng tiền tệ
14:50 | 17/11/2024 Tài chính
Minh bạch thông tin giúp nâng cao vị thế của doanh nghiệp niêm yết
10:40 | 16/11/2024 Tài chính
Thúc đẩy kinh tế tư nhân nhờ nghiên cứu và hợp tác tài chính - kế toán
20:28 | 15/11/2024 Tài chính
TP Hồ Chí Minh triển khai các giải pháp thu thuế thương mại điện tử
20:21 | 15/11/2024 Tài chính
Cách nào ngăn đà bán ròng của khối ngoại?
10:45 | 15/11/2024 Tài chính
Thông qua dự toán ngân sách năm 2025: Chưa tăng lương khu vực công
23:15 | 13/11/2024 Tài chính
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Giúp người tiêu dùng “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Cơ hội đột phá cho giáo dục khi ứng dụng trí tuệ nhân tạo
Đại biểu Quốc hội đề nghị tăng mạnh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá
Tuân thủ FTA thế hệ mới, cần cách làm mới về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
"VinFast Feliz S: Lựa chọn hoàn hảo với chi phí thấp và tính năng vượt trội"
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics