Lo ngại nhập khẩu bông từ châu Phi
Khó mua
Ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) cho biết, năm 2010, Việt Nam đã nhập 357.300 tấn bông chủ yếu từ Mỹ, Ấn Độ, châu Phi và một số thị trường khác. Trong số các nước NK này, thị trường bông châu Phi có chất lượng khá tốt, giá thành hợp lý, phù hợp với yêu cầu sản xuất của nước ta. Theo điều tra của Hiệp hội Bông sợi Việt Nam, châu Phi đang là nơi XK bông đứng thứ 3, 4 trên thế giới và giá cả “mềm” hơn.
Lượng bông Việt Nam NK của châu Phi chiếm khoảng gần 20%. Trong những năm tới khi sản xuất bông trong nước chưa thể đáp ứng được nhu cầu của ngành Dệt may, bông châu Phi vẫn là sự lựa chọn của nhiều DN. Tuy nhiên, khi đã sử dụng bông châu Phi, các DN Việt Nam đều cho rằng do sản lượng thấp, chương trình phân loại chưa tiên tiến như các nước nên tỷ lệ tạp chất trong bông châu Phi cao (hạt, lá cây, sơ chết, lép).
Ông Nguyễn Văn Châu - Giám đốc Công ty CP Thúy Đạt cho biết, bông của Nam Phi rất tốt nếu loại trừ được tạp chất thì Việt Nam sẽ NK nhiều. Trước đây, Công ty này đã NK nhiều bông từ châu Phi nhưng bị các bạn hàng khiếu nại về chất lượng nên hiện nay chủ yếu mua của Mỹ.
Đặc biệt, lo ngại lớn nhất của DN Việt Nam đó là, mặc dù chất lượng bông của châu Phi tốt nhưng lại lẫn tạp chất rất nhiều, do đó, phía Việt Nam vẫn chủ yếu nhập bông Mỹ hoặc qua trung gian. Việc mua qua trung gian, không mua được trực tiếp từ nhà sản xuất đã gây không ít khó khăn cho các DN. Trước tiên, DN phải bỏ ra một khoản chi phí cho trung gian dẫn đến giá thành mua nguyên liệu đầu vào cao so với NK trực tiếp.
Do NK qua trung gian nên việc phản hồi chất lượng bông đến nhà sản xuất rất phức tạp và mất thời gian, bởi việc khiếu nại hoặc thắc mắc phải thực hiện qua bên thứ ba. Đặc biệt, do thiếu hệ thống ngân hàng hỗ trợ giao dịch, thiếu hệ thống logistics phù hợp, chi phí vận chuyển cao, có xảy ra tình trạng lừa đảo thương mại… nên việc mua trực tiếp còn hạn chế. Các nước châu Phi chưa có phương thức thanh toán chung của quốc tế nên sẽ ảnh hưởng tới thời gian giao hàng, chất lượng bông.
Tạo thuận lợi
Để gắn kết giữa nguồn cung và cầu, ông Vũ Đức Giang cho rằng, các đối tác XK bông của Đông và Nam Phi cần nêu đầy đủ, rõ ràng, cụ thể minh bạch các thông tin về trữ lượng bông, mùa vụ, chất lượng, giá cả, phương thức bán hàng, thời gian giao hàng, phương thức thanh toán, thường xuyên kết nối với các DN Việt Nam… Mặt khác, DN Việt Nam cần tiếp cận trực tiếp với các nhà XK bông của Đông, Nam Phi để nắm bắt thông tin, đặt đơn hàng cụ thể về chất lượng, số lượng, yêu cầu thời gian giao hàng, phương thức thanh toán giảm dần giao dịch qua khâu trung gian.
Tuy nhiên, để làm được điều này, Chính phủ Việt Nam cần có mối quan hệ hợp tác với chính phủ của các nước châu Phi, tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại, tạo hành lang pháp lý giúp các nhà NK mua trực tiếp thuận lợi về thời gian giao hàng, đảm bảo chất lượng khi xảy ra vấn đề, phương thức thanh toán chung của quốc tế.
Về lâu dài, theo bà Hồ Thị Kim Thoa - Thứ trưởng Bộ Công Thương, Việt Nam có thể nghiên cứu đầu tư các nhà máy kéo sợi tại các nước châu Phi, trong đó có các nước khu vực Đông và Nam Phi, tận dụng nguồn bông tại chỗ.
Xét một cách tổng thể, hiện nay, ngành Dệt may Việt Nam gần như phụ thuộc toàn bộ nguyên phụ liệu NK, nói cách khác vẫn là gia công cho nước ngoài. Bởi vậy, các DN đều cho rằng, cần phải tập trung giải quyết bài toán nguyên phụ liệu, có chính sách hỗ trợ trồng bông để hạn chế tình trạng bị động, phụ thuộc vào giá thế giới.
Phan Thu
Tin liên quan
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 8,8%
09:47 | 17/12/2024 Kinh tế
Xuất khẩu nông sản năm 2024 vượt 60 tỷ USD?
08:33 | 17/12/2024 Kinh tế
Yêu cầu thực hiện tốt công tác thanh toán, phối hợp thu dịp "cao điểm" cuối năm
17:17 | 16/12/2024 Kinh tế
Xuất siêu nông, lâm, thủy sản tăng trưởng hơn 50%
16:50 | 16/12/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu cá tra sắp cán đích 2 tỷ USD
14:56 | 16/12/2024 Xuất nhập khẩu
Sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi nhanh và trên diện rộng
13:44 | 16/12/2024 Kinh tế
Mở đường để nông sản Việt Nam "thăng hoa" tại Trung Quốc
08:11 | 16/12/2024 Kinh tế
Hà Nội: Hỗ trợ tối đa để liên kết sản xuất, tiêu dùng bền vững nông sản
14:33 | 15/12/2024 Kinh tế
Thúc đẩy xuất khẩu nông sản sang thị trường Nhật Bản
11:34 | 15/12/2024 Kinh tế
Đã đạt bước tiến quan trọng trong xử lý các ngân hàng yếu kém
10:33 | 15/12/2024 Kinh tế
Thủ tướng: Nghiên cứu, đề xuất chính sách ưu đãi tài chính cho công nghiệp bán dẫn
15:47 | 14/12/2024 Kinh tế
Quản chặt mã số vùng trồng để bảo đảm phát triển bền vững ngành dừa
15:56 | 13/12/2024 Kinh tế
Xuất khẩu của Việt Nam thu về gần 370 tỷ USD sau 11 tháng
15:53 | 13/12/2024 Xuất nhập khẩu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Khởi tố vụ vận chuyển 18.000 viên ma túy tại Quảng Trị
Thị trường vốn sẽ chuyển biến tích cực
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 8,8%
Sun Life Việt Nam nhận giải thưởng "Công ty Bảo hiểm nhân thọ có dịch vụ khách hàng tốt nhất"
Hiện đại hóa hải quan: Từ VNACCS đến Hải quan số. Bài 1: “Cuộc cách mạng” VNACCS
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Cục trưởng Cục Hải quan Lạng Sơn
08:22 | 29/11/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Trị Chu Quang Hải
18:39 | 25/11/2024 Infographics
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia