Linh hoạt thích ứng trước môi trường kinh doanh bất ổn và đầy biến động
Doanh nghiệp vẫn đặt nhiều kỳ vọng vào cải thiện môi trường kinh doanh | |
Cải thiện môi trường kinh doanh: Cần mạnh mẽ, quyết liệt và tăng tốc hơn nữa |
Doanh nghiệp cần có những đổi mới, sáng tạo để tăng khả năng thích ứng trước những biến động liên tục của thị trường. Ảnh minh họa: ST |
Bất ổn và đầy biến động
Đại dịch Covid-19 đang dần qua đi nhưng căng thẳng quân sự Nga và Ukraine nổ ra lại đẩy thế giới vào những cơn khủng hoảng mới. Năm 2022, kinh tế thế giới nhuốm màu u ám khi lạm phát gia tăng, chính sách tiền tệ thắt chặt, thị trường bất động sản và chứng khoán nhiều phen chao đảo… Những vấn đề này vẫn đang kéo dài đến tận thời điểm này và nhiều dự báo, nhận định phải đến nửa cuối năm 2023, thậm chí là sang đầu năm 2024, mới có nhiều tín hiệu phục hồi.
Ông Trịnh Minh Anh, Chánh văn phòng Ban Chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế: Cơ hội và thách thức đan xen Thế giới đang chứng kiến rất nhiều thay đổi khó đoán định. Cơ hội và thách thức của doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình tiếp cận chuỗi cung ứng và mở rộng thị trường quốc tế là đan xen nhau. Vì thế, để tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, doanh nghiệp cần nâng cao nhận thức, chủ động trang bị kiến thức, nắm rõ đặc điểm thị trường quốc tế. Đồng thời, doanh nghiệp cần nâng cao chất lượng hàng xuất khẩu để đáp ứng các yêu cầu của thị trường, bằng cách đầu tư phát triển dây chuyền sản xuất, áp dụng khoa học kỹ thuật, hướng đến sản xuất xanh sạch, bền vững và nâng cao hàm lượng đổi mới sáng tạo trong sản phẩm xuất khẩu gắn với việc xây dựng và phát triển thương hiệu cho hàng hóa xuất khẩu. Nhà nước cũng cần tạo môi trường kinh doanh thông thoáng và thuận lợi cho doanh nghiệp. TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương: Doanh nghiệp Việt Nam có thể thích ứng Tăng trưởng chậm lại ở những thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như Hoa Kỳ, Trung Quốc và khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) có thể ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu của Việt Nam. Mặc dù vậy, các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam dự kiến sẽ phục hồi từ nửa cuối năm, qua đó đem lại tác động tích cực cho xuất khẩu. Trong bối cảnh này, một khó khăn mà doanh nghiệp phải xử lý là làm sao bảo đảm việc làm và thu nhập để giữ chân người lao động trong giai đoạn ít đơn hàng đầu năm 2023, đồng thời chuẩn bị cho việc thực hiện các đơn hàng nhiều hơn vào các tháng cuối năm. Kinh nghiệm đa dạng hóa xuất khẩu trong bối cảnh dịch Covid-19 và xung đột Nga-Ukraine cho thấy doanh nghiệp Việt Nam có thể thích ứng, khai thác tiềm năng của nhiều thị trường, ngành hàng xuất khẩu mới. Hơn nữa, Chính phủ cần tạo không gian hơn nữa cho các mô hình kinh tế mới một cách bền vững, tiếp tục tháo gỡ khó khăn về tiếp cận vốn cho doanh nghiệp. Duy trì, củng cố ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, ổn định tỷ giá tiếp tục là những ưu tiên quan trọng để hỗ trợ và tạo sự yên tâm cho doanh nghiệp. Minh Chi (ghi) |
Với các doanh nghiệp trong nước, sau quãng thời gian dài chuỗi cung ứng bị gián đoạn do những bất ổn về dịch bệnh, căng thẳng chính trị thì nay lại bị ảnh hưởng do sụt giảm về nhu cầu tiêu dùng vì lạm phát, giá nguyên vật liệu và logistics tăng cao, từ đó hoạt động xuất nhập khẩu chịu tác động tiêu cực, đơn hàng sụt giảm mạnh. Mặc dù Việt Nam vẫn xuất siêu 4,07 tỷ USD trong quý đầu năm, nhưng kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa đều đang lần lượt giảm 11,9% và 14,7%.
Ngoài ra, các điều kiện trong giao thương và sản xuất ngày càng khắc nghiệt hơn khi sự ra đời của nhiều công nghệ hiện đại ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh. Chẳng hạn, vào đầu năm nay, sự xuất hiện của ChatGPT - một chatbot trí tuệ nhân tạo (AI) đã mang đến cơ hội về đổi mới sáng tạo nhưng cũng tạo nên thách thức buộc các doanh nghiệp phải quan tâm và đầu tư hơn về công nghệ. Mặt khác, những vấn đề về tăng trưởng bền vững, tăng trưởng xanh, tuần hoàn kinh tế cũng đang ngày càng được quan tâm, thậm chí là yêu cầu bắt buộc khi hợp tác, giao thương với đối tác nước ngoài.
Khắc phục và thích ứng
Trong những hoàn cảnh nêu trên, các doanh nghiệp cần tìm hướng đi mới để đảm bảo khả năng tăng trưởng trong bối cảnh hiện nay. Bởi nếu không thích ứng thì điều tất yếu là sẽ bị thị trường “đào thải”.
Theo Báo cáo Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (Global Innovation Index - GII) năm 2022 của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), Việt Nam hiện đứng thứ 48 trong số 132 nền kinh tế về năng lực đổi mới sáng tạo, đứng thứ ba trong khu vực Đông Nam Á, sau Singapore và Thái Lan. Việt Nam cũng là một trong ba nền kinh tế thu nhập trung bình có tốc độ tăng trưởng hiệu suất đổi mới nhanh nhất cho đến nay. Trao đổi tại diễn đàn về tái định vị doanh nghiệp để phát triển bền vững mới đây, theo bà Lâm Thúy Nga, Giám đốc toàn quốc Khối khách hàng doanh nghiệp lớn, HSBC Việt Nam, xét về nội tại, Việt Nam là một quốc gia có tinh thần đổi mới sáng tạo cao. Điều này là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp tiếp tục cải thiện hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm nâng cao năng lực kinh tế.
Nói về sự thích ứng với tăng trưởng xanh, đại diện HSBC Việt Nam cho biết, nhiều khách hàng doanh nghiệp trong nước đã xây dựng chiến lược và nhanh chóng triển khai để tiến đến hoạt động sản xuất, kinh doanh bền vững hơn. Một số doanh nghiệp đã thay đổi hoàn toàn định hướng hoạt động, theo đuổi mục tiêu sản xuất xanh; trong khi đó, một số doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư trang thiết bị tiên tiến để xây dựng mô hình kinh tế tuần hoàn.
Chia sẻ về thực trạng của các doanh nghiệp trong ngành gỗ, ông Ngô Sỹ Hoài, Phó chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam cho biết, sản phẩm gỗ liên quan đến rừng và cây nên liên tục bị “soi xét” về mặt nguyên liệu, dẫn đến thực trạng sản phẩm gỗ Việt Nam phải mượn thương hiệu nước ngoài để xuất khẩu mặc dù Việt Nam là nước xuất khẩu gỗ lớn. Một thách thức lớn khác, theo ông Hoài, là các doanh nghiệp đã và đang phụ thuộc quá nhiều vào thị trường Mỹ.
Do đó, ông Ngô Sỹ Hoài cho biết, để khắc phục những điểm yếu và bất cập, các doanh nghiệp ngành gỗ cần xây dựng chuỗi liên kết theo chiều sâu từ các doanh nghiệp; đổi mới thiết bị công nghệ theo hướng kinh tế xanh, thương mại xanh; tăng cường trách nhiệm giải trình chế biến gỗ theo hướng kinh tế tuần hoàn, đảm bảo truy xuất nguồn gốc; tăng cường năng lực thiết kế, xây dựng thương hiệu gỗ Việt; thúc đẩy thương mại điện tử đa dạng hóa thị trường.
Cũng về vấn đề này, ông Thân Đức Việt, Giám đốc Công ty Cổ phần May 10 cho biết, là doanh nghiệp đã có vị thế trên thị trường trong nước và xuất khẩu, nhưng nếu không thay đổi và thích ứng thì công ty này cũng khó có thể phù hợp trong bối cảnh hiện nay. Với thị trường xuất khẩu, May 10 phải tìm cách mở rộng thị trường mới như châu Phi, Trung Đông… bên cạnh các thị trường truyền thống. Đồng thời, công ty cũng phải thay đổi về công nghệ sản xuất, như sử dụng nguyên phụ liệu đảm bảo tiêu chí sản xuất xanh, nếu không đáp ứng tiêu chuẩn thì sau này doanh nghiệp có thể không còn đơn hàng xuất khẩu.
Theo các chuyên gia, Việt Nam cần xây dựng một môi trường mà trong đó Chính phủ có những hướng dẫn, định hướng cụ thể, giúp doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhận thức rõ tầm quan trọng của việc tái định vị hoạt động kinh doanh thông qua đổi mới sáng tạo, để nắm bắt kịp thời những cơ hội mới. Doanh nghiệp phải chủ động học hỏi, tìm tòi từ các hoạt động chia sẻ trong cộng đồng doanh nghiệp, từ các tổ chức tư vấn trong nước và quốc tế, những xu hướng kinh doanh, đầu tư của thế giới, những yêu cầu mới của người tiêu dùng, các công nghệ tiên tiến… để linh hoạt ứng dụng cho hoạt động của doanh nghiệp nhằm mục đích nâng cao năng suất lao động, chất lượng, giá trị gia tăng của sản phẩm, dich vụ...
Tin liên quan
Nâng vị thế nếu Việt Nam không muốn trở thành "xưởng lắp ráp" mới
09:20 | 19/11/2024 Kinh tế
Chuyển Trường Đại học Kinh tế Quốc dân thành Đại học Kinh tế Quốc dân
20:38 | 15/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Lạng Sơn ưu tiên thu hút dự án thương mại, đầu tư hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu
10:56 | 15/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
15:46 | 22/11/2024 Infographics
“Thời khắc vàng” để các thương hiệu Việt vươn tầm thế giới
15:27 | 22/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
11:02 | 22/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do xu hướng phục hồi mạnh mẽ
08:17 | 22/11/2024 Kinh tế
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều
22:33 | 20/11/2024 Kinh tế
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023
15:50 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh
14:49 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
“Thủ phủ” xuất khẩu đồ gỗ trước nhiều cơ hội bứt phá
13:30 | 20/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) 70 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 10/2024
10:33 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
"VinFast Feliz S: Lựa chọn hoàn hảo với chi phí thấp và tính năng vượt trội"
Số liệu chính xác giúp quản lý hiệu quả tài sản công
Giá trị lịch sử- văn hóa của tòa nhà được xếp hạng di tích của Hải quan TPHCM
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
QUATEST 3 đủ điều kiện thực hiện quan trắc môi trường lao động
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics