Liên kết sản xuất tạo sự cộng hưởng cho kinh tế phát triển
Liên kết, khơi dậy tiềm năng phát triển của vùng Đông Nam bộ Ngành gỗ hướng tới liên kết xuất khẩu |
Liên kết trong sản xuất nông nghiệp đang cho thấy các hiệu quả trước sự cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. Ảnh minh họa: ST |
Câu chuyện liên kết còn nhiều trắc trở
Bà Nguyễn Thị Huyền, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Sản xuất và xuất khẩu quế hồi Việt Nam (Vinasamex) chia sẻ, Công ty luôn hướng tới xuất khẩu nông sản đi nhiều thị trường trên thế giới. Vì thế, từ năm 2012, Vinasamex đã hướng tới xây dựng chuỗi giá trị, làm việc trực tiếp với bà con nông dân tại các tỉnh miền núi phía Bắc như Lào Cai, Yên Bái, Bắc Kạn. Hiện doanh nghiệp đang liên kết với 3.000 bà con nông dân.
TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM):
Doanh nghiệp phải tư duy và chuyển đổi mạnh mẽ hơn Do đặc điểm nền kinh tế còn phát triển manh mún, sản xuất nhỏ lẻ, thiếu liên kết, nên để hội nhập, bản thân các doanh nghiệp cũng phải tư duy và chuyển đổi mạnh mẽ hơn theo hướng tăng cường hợp tác, liên kết với các doanh nghiệp ở các địa phương khác trong vùng. Hội nhập cũng buộc từng địa phương và từng vùng ở Việt Nam phải hiểu rõ thế mạnh, tiềm năng, sự khác biệt của từng vùng, phải có sự sắp xếp, phân công lao động hợp lý trong từng vùng. Hơn nữa, để cụ thể hóa chủ trương của Đảng và Nhà nước về thúc đẩy liên kết kinh tế vùng một cách thực chất và hiệu quả, các cơ quan cần nghiên cứu ban hành văn bản pháp luật ở cấp luật hoặc sửa đổi một số văn bản pháp luật có tính pháp lý cao. TS. Vũ Mạnh Hùng, Vụ trưởng Vụ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban Kinh tế Trung ương:
Liên kết mang đến những cơ hội kinh tế Việt Nam là nước nông nghiệp, hơn 70% dân số sống ở vùng nông thôn và canh tác nông nghiệp. Cho nên, trong chiến lược phát triển kinh tế nông nghiệp hiện nay, việc liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, liên kết vùng nguyên liệu, liên kết chuỗi giá trị nông sản cần phải đóng vai trò chủ chốt để sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn, ổn định về đầu ra, tạo ra sức cạnh tranh và nâng cao chuỗi giá trị cho nông sản Việt. Tuy vậy, thách thức lớn hiện nay là việc liên kết kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp tuy có cải thiện nhưng vẫn còn khá lỏng lẻo, chuỗi giá trị kém hiệu quả và thiếu hành động tập thể. Điều này đòi hỏi cần phải khắc phục những mặt hạn chế và khẳng định hơn nữa vai trò thực chất của liên kết kinh tế trong ngành nông nghiệp. Trong đó, vai trò của liên kết chặt chẽ giữa sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản là cực kỳ cần thiết nhằm giúp nông dân thấy được sự cần thiết và tự nguyện hợp tác với nhau. Bản thân các doanh nghiệp cũng muốn ký hợp đồng với nông dân thông qua các tổ chức hợp tác để giảm thiểu chi phí quản lý. Từ đó hình thành các tổ chức hợp tác mới (tổ hợp tác, hợp tác xã), liên doanh, liên kết góp vốn cổ phần của nông dân trong các doanh nghiệp. Việc liên kết nông dân với người kinh doanh, chế biến, buôn bán dọc theo chuỗi giá trị sẽ mang đến cơ hội kinh tế quan trọng cho sự phát triển kinh tế nông nghiệp, giúp nhiều gia đình nghèo thoát nghèo nhờ duy trì được sản xuất bền vững. Do đó, các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần nâng cao hơn nữa nhận thức về hiệu quả của liên kết kinh tế, từ đó chủ động tìm kiếm, lựa chọn và thiết lập các mối liên kết phù hợp ở nhiều lĩnh vực khác nhau như liên kết về thị trường, liên kết trong chuỗi giá trị của nông sản… |
Tuy nhiên, khi xây dựng liên kết này, bà Nguyễn Thị Huyền cho biết đã gặp phải nhiều khó khăn trong những giai đoạn đầu tiên bởi lúc đó việc liên kết, xây dựng chuỗi giá trị chưa mạnh, người dân không tin, sợ doanh nghiệp thu mua giá thấp. Vinasamex đã mất khoảng 3 năm để thuyết phục người dân, đào tạo các hộ nông dân sản xuất sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế. Ngoài ra, vị này cũng cho hay, Nhà nước có nhiều chính sách hỗ trợ phát triển liên kết vùng, phát triển nông nghiệp sạch song tiếp cận đến doanh nghiệp còn rất hạn chế. Nếu thúc đẩy được vấn đề này thì câu chuyện liên kết vùng sẽ đạt được hiệu quả đáng kể cho tất cả các bên tham gia.
Còn theo bà Trần Thị Thu Hằng, Tổng giám đốc Công ty Xuất nhập khẩu Nông sản thực phẩm Việt Nam, tính liên kết với bà con nông dân, nhất là các hợp tác xã vùng sâu, vùng xa còn rất yếu. Đơn cử, Công ty ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho một số hợp tác xã với giá cao gấp đôi so với giá bán trên thị trường nhưng cứ đến mùa thu hoạch, hợp tác xã lại mang hàng tốt đi bán cho các siêu thị, còn hàng loại 2 mới cung cấp cho Công ty.
Cũng về vấn đề này, ông Khúc Tiến Hà, Giám đốc miền cao cấp, chuỗi bán lẻ Winmart – Công ty Wincommerce chia sẻ, Công ty mong muốn đưa được sản phẩm của nhiều vùng miền đến với khách hàng với giá tốt nhất, chất lượng tốt. Tuy nhiên, để sản phẩm từ nông trại đến tay người tiêu dùng nhanh nhất, tươi nhất và tốt nhất, công ty phải thiết lập các chuỗi logistics, nhưng chi phí logistics hiện rất cao, chiếm 30% tổng chi phí. Do đó, ông Hà trăn trở về việc làm thế nào để giảm chi phí logistics bởi nó ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các ngành hàng.
Một câu chuyện khác được nêu từ góc độ người sản xuất là khối kinh tế tập thể. Theo ông Tạ Việt Hùng, Giám đốc Hợp tác xã nông trại xanh Ba Vì (Hà Nội), doanh nghiệp phân phối là chủ thể bao tiêu đầu ra sản phẩm cho người nông dân, là người quyết định sản xuất gì, cho đối tượng nào… Doanh nghiệp phân phối đang muốn bán các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ, nhưng nhà sản xuất lại chưa có kinh nghiệm, kiến thức về tiêu chuẩn hữu cơ, mẫu mã hay bao bì sản phẩm… Ông Tạ Việt Hùng cho rằng, để trở thành “mắt xích” trong chuỗi liên kết, người sản xuất cần được tiếp cận thông tin để chuyển hướng sản xuất theo yêu cầu, tạo thuận lợi cho vấn đề đầu ra của sản phẩm.
Tương tự, ông Ngô Duy Dương, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Phúc Lâm cho hay, các doanh nghiệp và hợp tác xã sản xuất tại các địa phương cần được thông tin cũng như được tham gia vào các chương trình hỗ trợ hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm đặc sản vùng miền mà các bộ, ngành đang xây dựng… để từ đó có cơ hội hợp tác, liên kết, hiểu được thị trường đang có nhu cầu như thế nào để thay đổi cơ cấu sản xuất.
Cần sự “thẩm thấu” chính sách cho liên kết
Những câu chuyện nêu trên cho thấy “nỗi lòng” của tất cả các bên khi tham gia liên kết trong sản xuất, tiêu thụ để tạo lập thành chuỗi giá trị. Từ góc độ cơ quan quản lý, đại diện Bộ Công Thương cho rằng, cần có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ nông dân các tỉnh, thành phố nắm bắt tình hình cung - cầu thị trường, xu hướng tiêu dùng hàng hóa để chủ động tổ chức sản xuất, kinh doanh hướng đến ổn định sản lượng, giảm tình trạng dư cung hoặc thiếu cung về sản phẩm, hạn chế tổn thất cho người nông dân; nâng cao giá trị sản phẩm. Các cơ quan quản lý cũng cần duy trì, đẩy mạnh hỗ trợ kết nối tiêu thụ sản phẩm hàng hóa giữa các địa phương, đồng thời kết nối giữa doanh nghiệp sản xuất, phân phối của các tỉnh, thành phố với nhau.
Thực tế từ năm 2022, lần đầu tiên, Bộ Chính trị đã ban hành 6 Nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh 6 Vùng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, gồm: Trung du, miền núi Bắc Bộ; Đồng bằng sông Cửu Long; vùng Tây Nguyên; vùng Đông Nam Bộ; vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ và vùng Đồng bằng sông Hồng. Mỗi vùng đều có những đặc điểm, tiềm năng, lợi thế cũng như khó khăn, thách thức riêng nên các Nghị quyết của Bộ Chính trị cho rằng, bên cạnh những chủ trương, chính sách phát triển chung cho cả nước cũng cần phải có các chủ trương, chính sách phát triển cụ thể, phù hợp với từng vùng.
Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ vào ngày 5/8/2023, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã yêu cầu đẩy mạnh triển khai các Nghị quyết phát triển vùng, hoạt động của Hội đồng điều phối vùng… Trước đó, ngày 11/7/2023, Thủ tướng Chính phủ đã ký các quyết định thành lập Hội đồng điều phối vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ, vùng Đông Nam Bộ, vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng Tây Nguyên. 4 Hội đồng điều phối vùng được thành lập nhằm đổi mới cơ chế điều phối vùng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng phát triển nhanh, bền vững, bảo vệ môi trường và bảo đảm quốc phòng - an ninh.
Có thể thấy, cơ chế, chính sách cũng như chủ trương của Đảng, Nhà nước trong vấn đề liên kết đã cơ bản đầy đủ. Các doanh nghiệp mong muốn chính sách được “thẩm thấu” nhanh, hiệu quả hơn, giúp liên kết trong sản xuất, kinh doanh của các địa phương nói riêng, kinh tế cả nước nói chung phát triển lớn mạnh hơn, các doanh nghiệp phát huy tốt hơn vai trò, tiềm năng của mình cho quá trình phục hồi và phát triển.
Giải quyết những điểm nghẽn về hợp tác và liên kết vùng
Liên kết kinh tế vùng chưa thể phát huy hiệu quả khi chủ thể quan trọng trong liên kết là doanh nghiệp, hợp tác xã và các tổ chức kinh tế chưa phát huy được vai trò của mình. Theo ông Nguyễn Văn Thịnh, Phó Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, vấn đề liên kết cần phải bứt phá khỏi cách làm cũ. Xin ông cho biết tầm quan trọng của vấn đề liên kết đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã hiện nay? Khi bàn về tính liên kết, ông cha ta thường nói “ngựa chạy có bầy, chim bay có bạn”, hoặc là “góp gió thành bão”, “hợp quần gây sức mạnh”. Nhất là trong bối cảnh Việt Nam thực hiện đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, thì việc tìm kiếm những không gian phát triển ở cấp vùng, cụm vùng và tiểu vùng càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Đơn cử như với các doanh nghiệp và hợp tác xã trong lĩnh vực nông sản, một khi có sự liên kết bền vững sẽ hỗ trợ cho họ có thể chủ động về mặt công nghệ trong vấn đề trồng trọt, chăn nuôi và chế biến, hình thành vùng trồng mẫu lớn gắn với xây dựng mã vùng trồng, gắn với xây dựng các nhà máy sơ chế, chế biến, bảo quản công suất lớn, hiện đại có khả năng chế biến sâu. Đứng ở góc nhìn của kinh tế tập thể, với quy mô tính đến hết tháng 6/2023, cả nước có 30.425 hợp tác xã, việc liên kết sẽ giúp mở rộng ra không gian hoạt động, chắc chắn sẽ góp phần giúp hoạt động của các hợp tác xã, tổ hợp tác hiệu quả hơn, lợi thế hơn nhờ quy mô. Về mối tương quan liên kết, không chỉ giữa các doanh nghiệp, hợp tác xã mà giữa các vùng vẫn còn “lỏng lẻo”, ông nhìn nhận vấn đề này như thế nào? Mặc dù Đảng, Chính phủ đã có những chỉ đạo, định hướng rất rõ ràng, nhưng trên thực tế vấn đề liên kết giữa các doanh nghiệp, hợp tác xã và liên kết vùng vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế. Cụ thể, kinh tế - xã hội các vùng phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế; quy mô kinh tế còn nhỏ, các ngành sản xuất với công nghệ hiện đại chiếm tỉ lệ thấp, chưa tạo được tiền đề cho sự phát triển nhanh và bền vững. Hơn nữa, liên kết kinh tế vùng cũng chưa được mở đường, dẫn dắt mạnh, trong khi chủ thể quan trọng của liên kết là doanh nghiệp, hợp tác xã và các tổ chức kinh tế chưa phát huy được vai trò của mình, chưa hình thành cụm liên kết ngành. Do đó, sự hợp tác, liên kết giữa các doanh nghiệp, hợp tác xã trong vùng mới mang tính đơn lẻ, chưa khai thác, phát huy được hết tiềm năng, thế mạnh. Chính những hạn chế này đã làm giảm hiệu lực, hiệu quả của các hoạt động liên kết vùng như các thỏa thuận liên kết còn mang tính hình thức, chưa có sự phối hợp thực chất; các liên kết về kinh tế giữa các địa phương chưa dựa trên quy hoạch và sự chuyên môn hóa, phân công lao động theo chuỗi giá trị, phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ; các địa phương trong vùng chú trọng phát triển liên kết với những thành phố lớn, đóng vai trò đầu tàu, chưa quan tâm đến liên kết giữa các địa phương trong vùng… Để liên kết vùng là động lực phát huy thế mạnh địa phương và hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã tăng trưởng, theo ông, vấn đề này cần những giải pháp nào? Các cơ quan quản lý cần giải quyết được các thách thức, điểm nghẽn về hợp tác và liên kết vùng ở các địa phương. Đó là thách thức về quy hoạch, tính đồng nhất của các địa phương. Cùng với đó là tạo kênh thông tin thúc đẩy liên kết chính quyền địa phương trong vùng, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh vùng, huy động đa dạng các nguồn lực để hỗ trợ các hoạt động, dự án liên kết vùng, tận dụng nội lực và ngoại lực của các địa phương trong vùng, bảo đảm phát triển kinh tế - xã hội vùng bền vững. Ngoài ra, theo tôi, các địa phương cần xây dựng các cơ sở dữ liệu chung, thông tin điện tử về sản phẩm chủ lực của các tỉnh ở vùng, yêu cầu về quy mô, quy trình, tiêu chuẩn chất lượng hướng đến giá cả, tiêu chuẩn sản phẩm. Một khi có cơ sở dữ liệu chung thì sẽ rất thuận lợi trong việc điều phối chuỗi cung ứng, hướng đến giá cả, tiêu chuẩn sản phẩm. Chẳng hạn có những mặt hàng đang hút hàng hay giá cả tăng vọt, trên cơ sở dữ liệu này, chỉ cần tra thông tin thì chúng ta sẽ nắm được mặt hàng này ở địa phương nào, vùng nào đang dư thừa để điều phối cung ứng kịp thời, tránh nguy cơ thiếu hay đứt gãy chuỗi nguyên liệu sản xuất. Các địa phương trong những vùng có thế mạnh về kinh tế nông nghiệp cần hỗ trợ doanh nghiệp, nông dân, hợp tác xã nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ, giống chất lượng cao vào sản xuất, chế biến các sản phẩm nông nghiệp chủ lực. Đặc biệt là xây dựng các sản phẩm chủ lực của vùng với mục tiêu cung cấp cho các địa phương trong cả nước và phục vụ cho hoạt động xuất khẩu bên cạnh việc cung cấp cho từng thị trường trực thuộc kinh tế vùng. Xin cảm ơn ông! Bình Nam (ghi) |
Tin liên quan
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
20:20 | 22/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
QUATEST 3 đủ điều kiện thực hiện quan trắc môi trường lao động
15:33 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
08:16 | 23/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
15:46 | 22/11/2024 Infographics
“Thời khắc vàng” để các thương hiệu Việt vươn tầm thế giới
15:27 | 22/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
11:02 | 22/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do xu hướng phục hồi mạnh mẽ
08:17 | 22/11/2024 Kinh tế
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều
22:33 | 20/11/2024 Kinh tế
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023
15:50 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh
14:49 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
“Thủ phủ” xuất khẩu đồ gỗ trước nhiều cơ hội bứt phá
13:30 | 20/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Thách thức chuyển đổi số trong chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics