Lấy lại đà tăng trưởng xuất khẩu những tháng cuối năm
Lấy lại đà tăng trưởng cho những “ngôi sao” ngành nông nghiệp Cập nhật 2 kịch bản tăng trưởng GDP cho 6 tháng cuối năm |
Kim ngạch xuất khẩu cơ bản giữ được đà tăng . Ảnh minh họa: Vietnamplus |
Xuất khẩu cơ bản giữ được đà tăng và đã phục hồi
Theo Bộ Công Thương, trong 6 tháng đầu năm, các doanh nghiệp trong nước đã rất nỗ lực trong việc phục hồi sản xuất, kinh doanh ở điều kiện còn nhiều khó khăn. Kim ngạch xuất khẩu cơ bản giữ được đà tăng và sau 6 tháng ước đạt 164,45 tỷ USD, đã phục hồi 87,9% so với cùng kỳ năm 2022.
Chủ tịch EuroCham Gabor Fluit:
Cần hành động nhanh chóng “Nền kinh tế Việt Nam chủ yếu dựa vào sản xuất và xuất khẩu, và đang phải chịu tác động lớn bởi tình hình khó khăn toàn cầu. Sự sụt giảm về xuất khẩu và các đơn hàng đã tác động lớn đến các doanh nghiệp châu Âu và cộng đồng doanh nghiệp nói chung. Chỉ số Niềm tin Kinh doanh (BCI) cho thấy rõ viễn cảnh ảm đạm hiện nay. Để giải quyết những thách thức này, Chính phủ Việt Nam đã nhanh chóng thực hiện các giải pháp thiết thực, đặc biệt là bằng cách đẩy nhanh các dự án cơ sở hạ tầng quan trọng. Chúng tôi đánh giá cao những nỗ lực này và tin rằng điều đó sẽ mang lại sự thúc đẩy đáng kể cho nền kinh tế trong dài hạn. Tuy nhiên, các doanh nghiệp thành viên của chúng tôi đã bày tỏ sự quan ngại sâu sắc về các vấn đề được nêu ra trong báo cáo BCI và chúng tôi đã hợp tác chặt chẽ với Chính phủ để tìm ra các giải pháp hiệu quả. Ví dụ về vấn đề thiếu điện, Chính phủ nên tập trung vào việc phát triển các kế hoạch dài hạn vì việc này có khả năng xảy ra theo chu kỳ. Bằng cách hành động nhanh chóng và toàn diện, chúng ta không chỉ thu hút đầu tư nước ngoài mà còn đảm bảo một nền kinh tế vững mạnh và có khả năng vượt qua trở ngại trong tương lai. Vấn đề thời gian rất quan trọng, vì vậy chúng ta phải hành động nhanh chóng và quyết liệt để đảm bảo một tương lai thịnh vượng cho Việt Nam. Và EuroCham luôn sẵn sàng hỗ trợ thông qua đối thoại và tham vấn chính sách”. Ông Trần Duy Đông, Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương):
Xây dựng hình ảnh doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam uy tín Để lấy lại đà tăng trưởng trong xuất khẩu, Bộ Công Thương sẽ tập trung phối hợp với các bộ, ngành tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Theo đó, hỗ trợ sản xuất, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, trong đó tập trung việc hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về xuất nhập khẩu; kiến nghị thêm chính sách về tài khóa và tiền tệ để hỗ trợ doanh nghiệp gia tăng nguồn cung, tiết giảm chi phí và tạo ra nhiều sản phẩm cạnh tranh hơn. Tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin thị trường, xúc tiến thương mại. Tập trung vào việc xây dựng hình ảnh doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam uy tín. Trong đó, có hoạt động công bố các doanh nghiệp uy tín của Việt Nam. Đặc biệt, tận dụng hiệu quả cơ hội từ các Hiệp định thương mại, trong đó tập trung vào việc sớm hoàn tất các thủ tục để tiến hành ký kết Hiệp định FTA với Israel; đẩy nhanh đàm phán ký kết hiệp định thương mại với các thị trường còn là tiềm năng (UAE, Mercosur,…) hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng các cam kết trong các Hiệp định CPTPP, EVFTA, UKVFTA để đẩy mạnh xuất khẩu và tăng cường tuyên truyền về quy tắc xuất xứ và cấp Giấy chứng nhận xuất xứ, tự chứng nhận xuất xứ cho các Sở Công Thương, các Hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp xuất khẩu. |
Có thể thấy rõ, XK rau quả và gạo là điểm sáng trong XK của cả nước trong 6 tháng đầu năm khi đạt mức tăng hai con số. Trong đó, XK gạo ước đạt 2,3 tỷ USD, tăng 22,2% về lượng, tăng 34,7% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng của ngành nông nghiệp và nền kinh tế, đồng thời đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng, bình ổn giá thóc, gạo trong nước, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia và lợi ích người nông dân. Trong khi đó, XK rau quả ước đạt 2,75 tỷ USD tăng 64,2% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong 6 tháng, có tới 27 mặt hàng đạt kim ngạch XK trên 1 tỷ USD (giảm 2 mặt hàng so với cùng kỳ), chiếm 90,1% tổng kim ngạch XK (có 5 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 57,8%). Về thị trường xuất khẩu hàng hóa trong 6 tháng đầu năm 2023, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 44,2 tỷ USD, chiếm 26,9% kim ngạch xuất khẩu cả nước; tiếp đến là Trung Quốc đạt 25,6 tỷ USD, chiếm 15,6%; thị trường EU đạt 21,6 tỷ USD, chiếm 13,1%; thị trường ASEAN đạt 16,3 tỷ USD, chiếm 9,9%; Nhật Bản đạt 11 tỷ USD, chiếm 6,7%; Hàn Quốc đạt 10,9 tỷ USD, chiếm 6,6%. Nổi bật, một số thị trường XK phục hồi khả quan về gần mức cùng kỳ năm trước như Ấn Độ (95,7%), Nhật Bản (96,7%), Trung Quốc (97,8%). Một số thị trường mới ghi nhận tăng trưởng cao như Arhentina (tăng 35% so với cùng kỳ), Arập Xê-ut (tăng 67%), Angeri (tăng 91%).
Theo báo cáo của Tradingeconomics cập nhật đến tháng 4/2023 cho 16 nền kinh tế lớn trên thế giới, có đến 13/16 quốc gia (chiếm 81,3%) có tốc độ sụt giảm xuất khẩu; 12/16 quốc gia (chiếm 75%) cũng có tốc độ sụt giảm nhập khẩu trong tháng 4.
Do vậy, kết quả tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm cũng được đánh giá là điểm sáng trong bối cảnh tổng cầu thế giới suy giảm. Đồng thời cán cân thương mại hàng hoá của Việt Nam đạt 12,3 tỷ USD, cao nhất trong 10 năm gần đây, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Bên cạnh đó, việc Trung Quốc là thị trường có thương mại 2 chiều lớn nhất với Việt Nam đã thật sự mở cửa nền kinh tế cũng sẽ là yếu tố tích cực cho xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam, đặc biệt là đối với những nhóm hàng nông lâm thuỷ sản.
Phấn đấu kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 6%
Bên cạnh những điểm sáng hiếm hoi đó, nhìn chung, XK vẫn đang tiếp tục gặp nhiều khó khăn khi kim ngạch XK trong 6 tháng đầu năm giảm 12,1% so với cùng kỳ trong bối cảnh thương mại toàn cầu tăng trưởng chậm khi XK hàng hóa sang các thị trường chủ lực đều giảm so với cùng kỳ năm trước, như: XK sang thị trường Hoa Kỳ giảm 22,6%, EU giảm 10,1%; Trung Quốc giảm 2,2%; Hàn Quốc giảm 10,2%; Nhật Bản giảm 3,3%; ASEAN giảm 8,7%...
Bên cạnh đó, kim ngạch XK của hầu hết mặt hàng thuộc nhóm công nghiệp chế biến, chế tạo đều giảm, trong đó có những mặt hàng XK chủ lực như: hàng dệt may giảm 15,3%; giày dép các loại giảm 15,2%; điện thoại các loại và linh kiện giảm 17,9%; gỗ và sản phẩm gỗ giảm 28,8%, phân bón các loại giảm 45,6%...
“Một số ngành hàng xuất khẩu như thuỷ sản, gỗ và sản phẩm gỗ, sắt thép, sản phẩm nhựa tiếp tục đối mặt với các áp lực về điều tra phòng vệ thương mại đã tạo ra những khó khăn về thị trường xuất khẩu thời gian qua. Một số nông sản còn quá dựa vào hình thức trao đổi cư dân, tiểu ngạch nên luôn tiềm ẩn nguy cơ bị ách tắc tại cửa khẩu, ảnh hưởng đến hoạt động thương mại qua biên giới”, báo cáo của Bộ Công Thương nêu rõ.
Trong bối cảnh nền kinh tế của Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với lạm phát trong những tháng cuối năm, tác động tới các doanh nghiệp sản xuất phục vụ XK; thực trạng suy thoái kinh tế ở nhiều quốc gia trên thế giới; xung đột địa chính trị… dẫn tới nhu cầu tiêu dùng toàn cầu suy giảm (yếu tố này rất khó đoán định trong thời gian tới), sẽ tác động bất lợi đến hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam trong những tháng cuối năm 2023.
Do vậy, thời gian tới, Bộ Công Thương xác định tiếp tục đẩy mạnh XK, tạo các đơn hàng mới để tiêu thụ sản phẩm đầu ra, thúc đẩy sản xuất cho các doanh nghiệp như hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng các cam kết trong các Hiệp định FTA, nhất là các Hiệp định CPTPP, EVFTA, UKVFTA, thông qua hướng dẫn áp dụng quy tắc xuất xứ, cấp Giấy chứng nhận xuất xứ ưu đãi để khai thác các cơ hội XK từ các Hiệp định. Bên cạnh đó, đẩy mạnh đàm phán, ký kết các Hiệp định, cam kết, liên kết thương mại mới để đa dạng hóa thị trường, sản phẩm, chuỗi cung ứng. Mở rộng thị trường XK cho hàng hóa của Việt Nam thông qua công tác xúc tiến thương mại, công tác Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài, phát triển thương mại điện tử. Tổ chức kết nối giúp các doanh nghiệp trong nước tham gia chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp FDI, nhất là doanh nghiệp lớn toàn cầu, tham gia vào hệ thống phân phối ở nước ngoài. Năm 2023, dù còn nhiều khó khăn, ngành Công Thương phấn đấu kim ngạch XK tăng khoảng 6%, duy trì xuất siêu.
Để thúc đẩy hoạt động XK trong thời gian tới, ông Nguyễn Việt Phong, Vụ trưởng Vụ Thống kê thương mại và dịch vụ (Tổng cục Thống kê- Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho rằng, cần tiếp tục tận dụng tốt các FTA, đặc biệt là các FTA đã ký kết và nỗ lực các hoạt động xúc tiến thương mại, đẩy mạnh đa dạng hóa thị trường, đa dạng hóa ngành hàng để giảm bớt sự phụ thuộc vào các thị trường và ngành hàng truyền thống, cụ thể các thị trường Bắc Âu, Đông Âu, Mỹ Latinh... Đồng thời, theo dõi sát diễn biến của kinh tế thế giới, đặc biệt chính sách của các nền kinh tế lớn như Mỹ, Trung Quốc, EU, Nhật Bản… có ảnh hưởng tới thương mại với Việt Nam, từ đó kịp thời đưa ra cảnh báo cho cộng đồng doanh nghiệp có các phản ứng kịp thời.
Tin liên quan
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
13:43 | 21/01/2025 Kinh tế
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
16:04 | 22/01/2025 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
16:22 | 21/01/2025 Xuất nhập khẩu
Nét nổi bật về xuất nhập khẩu năm 2024
17:14 | 20/01/2025 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Kỷ lục hơn 205 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
10:52 | 15/01/2025 Infographics
Khó khăn, thách thức có thể trở thành “áp lực tích cực” để cải cách kinh tế
07:47 | 15/01/2025 Kinh tế
Thương mại với Trung Quốc đạt kỷ lục 200 tỷ USD, thâm hụt của Việt Nam ngày càng lớn
15:49 | 14/01/2025 Xuất nhập khẩu
Kim ngạch tăng đột biến, tạo cơ hội lớn xuất khẩu cá tra sang Mỹ
14:56 | 14/01/2025 Kinh tế
TPHCM: Đảm bảo nguồn cung và chất lượng hàng hóa phục vụ Tết Ất Tỵ 2025
14:23 | 14/01/2025 Kinh tế
Cần đảm bảo hài hoà lợi ích khi xây dựng, áp dụng bảng giá đất mới
21:16 | 10/01/2025 Kinh tế
Chính sách mới của Hoa Kỳ tác động thế nào đến thương mại và đầu tư
14:24 | 08/01/2025 Kinh tế
Tín dụng cả năm 2024 tăng hơn 15%, nỗ lực hơn nữa để giảm lãi suất cho vay
17:23 | 07/01/2025 Kinh tế
TPHCM đột phá xúc tiến thương mại, thúc đẩy xuất khẩu tăng trưởng 2 con số
08:04 | 07/01/2025 Kinh tế
Xuất khẩu rau quả hướng đến mục tiêu 10 tỷ USD
16:45 | 06/01/2025 Xuất nhập khẩu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
Khách hàng cá nhân hưởng lãi vay ưu đãi từ BAC A BANK dịp đầu năm 2025
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics