Làm rõ khái niệm về pháo để tạo thuận lợi trong xử lý vi phạm
Pháo nổ và pháo hoa do Hải đội 1 (Cục Điều tra chống buôn lậu) phối hợp với lực lượng Công an bắt giữ đầu năm 2020 tại vùng biển Đông Bắc.. Ảnh: T.B |
Quy định chống chéo
Theo Cục Hải quan Lào Cai, việc xử lý về hình sự đối với các hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép pháo nổ hiện nay gặp khó khăn.
Ngày 22/11/2016, Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung Điều 6 và Phụ lục 4 về Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật Đầu tư năm 2014 (Luật sửa đổi, bổ sung Luật Đầu tư năm 2014). Trong đó bổ sung quy định “kinh doanh pháo nổ” vào ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh (Điều 6). Quy định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2017. Như vậy, kể từ thời điểm này, “pháo nổ” lại bị xem là hàng cấm như quy định trước đó.
Theo dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 36/2009/NĐ-CP do Bộ Công an chủ trì soạn thảo: Pháo là sản phẩm có chứa thuốc pháo nổ hoặc thuốc pháo hoa, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa, điện gây ra phản ứng hóa học nhanh, mạnh, sinh khí, tạo ra hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, gây ra tiếng nổ hoặc không gây ra tiếng nổ. Pháo bao gồm: Pháo nổ, pháo hoa. Pháo nổ, bao gồm: Pháo nổ là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa, điện gây ra tiếng nổ. Pháo hoa nổ là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa, điện gây ra tiếng rít, tiếng nổ, hiệu ứng màu sắc trong không gian; Pháo hoa là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa, điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ. |
“Hành vi kinh doanh pháo nổ vẫn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm theo quy định của Bộ luật Hình sự. Quy định này chỉ cấm đầu tư, kinh doanh “pháo nổ”, chứ không phải các loại pháo nói chung. Do đó chỉ có “pháo nổ” mới bị xem là hàng cấm theo quy định của pháp luật chứ không phải tất cả các loại pháo đều là hàng cấm. Như vậy có thể hiểu rằng “pháo hoa” hay “pháo hoa nổ” không bị điều chỉnh bởi quy định này”- Cục Hải quan Lào Cai phân tích.
Tuy nhiên, theo quy định tại Danh mục II, Phụ lục I Nghị định 69/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương, “pháo các loại” có thể hiểu gồm: “pháo hoa” hay “pháo hoa nổ” đều thuộc danh mục hàng cấm nhập khẩu. Từ đó dẫn đến bất cập: Luật Đầu tư được sửa đổi, bổ sung năm 2016 và Luật Quản lý ngoại thương năm 2017 chồng chéo nhau về đối tượng điều chỉnh gây khó khăn trong việc áp dụng văn bản pháp luật trong xử lý đối với hành vi buôn bán, vận chuyển trái phép mặt hàng pháo.
Bên cạnh đó, Luật Đầu tư và Nghị định số 36/2009/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý, sử dụng pháo cũng gây ra sự không thống nhất trong cách hiểu và áp dụng pháp luật để xử lý đối với các hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép pháo nổ.
Liên quan đến bất cập về xử lý vi phạm đối với mặt hàng pháo, trong Tờ trình Chính phủ đề nghị xây dựng Nghị định thay thế Nghị định số 36/2009/NĐ-CP, Bộ Công an cũng nêu lên bất cập trong quy định hiện hành.
Cụ thể, khoản 3 và 4 Điều 3 Nghị định số 36/2009/NĐ-CP quy định: pháo nổ là loại sản phẩm có chứa thuốc pháo được chế tạo bằng các công nghệ khác nhau không phân biệt xuất xứ và nơi sản xuất, khi có tác động của các kích thích cơ, nhiệt, hoá, điện gây nên tiếng nổ.
Pháo hoa là sản phẩm có chứa thuốc pháo hoa, khi có các tác động của các kích thích cơ, nhiệt, hoá, điện sẽ gây phản ứng hoá học tạo hiệu ứng ánh sáng có màu sắc, gây tiếng nổ hoặc không gây tiếng nổ.
Khó khăn trong xử lý
Theo Bộ Công an, các khái niệm trên chưa rõ ràng, cụ thể, chưa tách bạch pháo hoa gây tiếng nổ và pháo hoa không gây tiếng nổ. Bởi, thực chất, pháo hoa gây tiếng nổ là có sử dụng thuốc pháo nổ và gây nguy hại đến tính mạng, sức khoẻ con người, tài sản của nhân dân và ảnh hưởng đến môi trường. Đồng thời, khoản 41 và 42 Điều 1 Bộ luật Hình sự số 12/2017/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 chỉ quy định xử lý hình sự đối với các hành vi sản xuất, mua bán, vận chuyển, tàng trữ pháo nổ; trong khi pháo hoa và các loại pháo khác thì không bị xử lý hình sự.
“Như vậy, thực tế hiện nay các lực lượng chức năng gặp nhiều khó khăn trong xử lý đối với các hành vi sản xuất, mua bán, vận chuyển, tàng trữ pháo hoa nổ”- Tờ trình của Bộ Công an nêu rõ.
Do đó, việc xây dựng Nghị định thay thế Nghị định số 36/2009/NĐ-CP nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về pháo; tạo hành lang pháp lý trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lý, bảo quản, sử dụng và công tác phòng ngừa, đấu tranh với các hành vi vi phạm về pháo. Đồng thời bảo đảm sự phù hợp giữa Nghị định với Bộ luật Hình sự năm 2015, được sửa đổi, bổ sung năm 2017 và các văn bản quy phạm pháp luật khác để xử lý hình sự, hành chính đối với các hành vi chế tạo, sản xuất, mua bán, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng trái phép pháo nổ, pháo hoa nổ, không để khoảng trống pháp luật trong việc xử lý đối với các hành vi trên.
Tin liên quan
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 103 phát hành ngày 24/12/2024
19:18 | 23/12/2024 Thông báo
Thu giữ khoảng 11 tấn pháo trong các thùng hàng có hình quả táo
14:31 | 23/12/2024 An ninh XNK
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 4 tháng 12/2024
08:48 | 23/12/2024 Multimedia
Doanh nghiệp đồng thuận, đánh giá cao hỗ trợ của Hải quan Quảng Ngãi
08:43 | 23/12/2024 Hải quan
Hải quan Móng Cái tiếp tục giữ vị trí quán quân chỉ số năng lực cạnh tranh
10:56 | 21/12/2024 Hải quan
Hải quan Bà Rịa – Vũng Tàu nỗ lực để sẵn sàng triển khai hiệu quả mô hình tổ chức mới
09:46 | 21/12/2024 Hải quan
Hải quan Tây Ninh: Hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao
21:48 | 20/12/2024 Hải quan
Đảng bộ Cục Hải quan Quảng Ninh thực hiện thắng lợi, toàn diện mọi mặt công tác
20:53 | 20/12/2024 Hải quan
Hải quan Đà Nẵng đồng hành và hỗ trợ doanh nghiệp xuất nhập khẩu
20:40 | 20/12/2024 Hải quan
Hải quan Nam Giang đưa máy soi hành lý vào hoạt động
18:25 | 20/12/2024 Hải quan
Hải quan Hà Tĩnh tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy theo chủ trương đề ra
16:20 | 20/12/2024 Hải quan
PHOTOS: Nhọc nhằn đường lên cửa khẩu quốc tế Nam Giang
16:05 | 20/12/2024 Hải quan
Cao Bằng: Hải quan Tà Lùng thu ngân sách hơn 770 tỷ đồng tăng 38%
14:50 | 20/12/2024 Hải quan
Hải quan Lạng Sơn bám sát thực tiễn để hoàn thành nhiệm vụ được giao
14:17 | 20/12/2024 Hải quan
Hiện đại hóa hải quan: Từ VNACCS đến Hải quan số. Bài 2: Đòi hỏi cấp thiết về hệ thống công nghệ thông tin mới
07:47 | 20/12/2024 Hiện đại hóa hải quan
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Công bố 10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 103 phát hành ngày 24/12/2024
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
Thu giữ khoảng 11 tấn pháo trong các thùng hàng có hình quả táo
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics