Facebook Twitter youtube Tiktok

Kỳ vọng “cuộc cách mạng” về cải cách thủ tục kiểm tra chuyên ngành - Bài 4: Doanh nghiệp trông đợi mô hình mới

(HQ Online) - Đổi mới phương thức kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu theo Đề án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt được kỳ vọng sẽ mang lại “cuộc cách mạng” về thủ tục, giúp doanh nghiệp giảm chi phí, giảm đầu mối tiếp xúc giữa doanh nghiệp với các cơ quan, tổ chức, đồng thời cũng không phải tham gia vào quá trình kiểm tra...
Kỳ vọng “cuộc cách mạng” về cải cách thủ tục kiểm tra chuyên ngành - Bài 3: Những tồn tại cố hữu
Kỳ vọng “cuộc cách mạng” về cải cách thủ tục kiểm tra chuyên ngành- Bài 2: Chậm có kết quả kiểm tra là chuyện thường tình?
Kỳ vọng “cuộc cách mạng” về cải cách thủ tục kiểm tra chuyên ngành – Bài 1: Còn nhọc nhằn, nhiêu khê
Đổi mới phải đứng từ góc nhìn lợi ích quốc gia và doanh nghiệp
Cuộc họp hoàn thiện dự thảo Nghị định quy định kiểm tra nhà nước về chất lượng, kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với hàng hóa NK được Bộ Tài chính chủ trì tổ chức ngày 12/5/2021	Ảnh: N.Linh
Cuộc họp hoàn thiện dự thảo Nghị định quy định kiểm tra nhà nước về chất lượng, kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với hàng hóa NK được Bộ Tài chính chủ trì tổ chức ngày 12/5/2021 Ảnh: N.Linh

Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, minh bạch

Theo đại diện Cục Giám sát quản lý về hải quan (Tổng cục Hải quan), mục tiêu xuyên suốt trong Đề án Cải cách mô hình kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là tạo thuận lợi về thủ tục, giảm thời gian và chi phí tuân thủ cho doanh nghiệp; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân kinh doanh và người tiêu dùng, nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu.

Cụ thể hóa các mục tiêu đó chính là hướng đến cải cách toàn diện các quy định về hoạt động kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu theo hướng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, áp dụng quản lý rủi ro, đơn giản hóa quy trình, thủ tục kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu. Giảm đầu mối tiếp xúc giữa doanh nghiệp với các cơ quan, các kết quả của cơ quan tổ chức sẽ được chuyển trực tiếp tới cơ quan Hải quan để thực hiện thủ tục kiểm tra chuyên ngành, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu đồng thời với thực hiện thủ tục hải quan. Qua đó cắt giảm chi phí, thời gian thông quan hàng hóa nhập khẩu.

Bên cạnh đó tạo môi trường, điều kiện cần thiết thực hiện xã hội hóa hoạt động kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm; bảo vệ hợp lý sản xuất trong nước, bảo vệ môi trường, quyền lợi và sức khỏe cộng đồng. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu nhằm đảm bảo quản lý chặt chẽ, đúng quy định pháp luật đối với hàng hóa nhập khẩu, góp phần đảm bảo an ninh quốc gia, an toàn kinh tế.

Đặc biệt, sẽ phải tổ chức lại mô hình hoạt động kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu theo hướng đơn giản, hiệu quả, phân công trách nhiệm một cách hợp lý, rõ ràng, minh bạch giữa các bên tham gia (các bộ quản lý ngành, lĩnh vực, cơ quan Hải quan, các tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định).

Đánh giá tác động về kinh tế, theo Dự án Tạo thuận lợi Thương mại do USAID tài trợ cho thấy, tỷ lệ số tờ khai kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm trong một năm cắt giảm được theo Mô hình mới so với Mô hình hiện tại khoảng 54,4% (chưa tính đến việc giảm số lô hàng kiểm tra do Đề án đề xuất tăng đối tượng được miễn kiểm tra). Tổng số ngày kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm doanh nghiệp tiết kiệm được khi áp dụng Mô hình mới so với Mô hình hiện tại trong một năm là 2.484.038 ngày. Chi phí tiết kiệm được cho doanh nghiệp trong một năm nhờ số ngày cắt giảm là hơn 881 tỷ đồng (xấp xỉ 37,8 triệu USD).

Ưu tiên hàng đầu của doanh nghiệp là thông quan nhanh

Theo đại diện Công ty Chuyển phát nhanh DHL, quy định trách nhiệm của cơ quan Hải quan trong công tác kiểm tra chuyên ngành là bước tiến lớn, sẽ rất thuận lợi cho doanh nghiệp. Bởi vì, trên thực tế hiện nay, doanh nghiệp có địa điểm kiểm tra hàng hóa tập trung, được thay mặt chủ hàng làm thủ tục và ngồi chung cùng địa điểm với cơ quan Hải quan nên sẽ rất thuận lợi cho việc đối chiếu, kiểm tra về chuyên ngành.

Ông Mai Xuân Chu, đại diện Công ty TNHH Đầu tư thương mại Tiến Dũng Việt Nam thường xuyên làm thủ tục nhập khẩu các mặt hàng thủy sản, thực phẩm chức năng tại Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất cho biết, nếu việc áp dụng nguyên tắc quản lý rủi ro trong kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu theo Mô hình mới sẽ thuận lợi hơn rất nhiều cho doanh nghiệp khi hệ thống tự động quyết định phương thức kiểm tra, chuyển đổi phương thức kiểm tra, các trường hợp miễn kiểm tra. Cơ quan Hải quan thực hiện kiểm tra ngẫu nhiên không quá 5% để đánh giá tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa thuộc diện kiểm tra, kiểm tra an toàn thực phẩm.

Ông Nguyễn Văn Hưng, Công ty TNHH Yusen Logistics cho rằng, đứng trên góc nhìn của người khai hải quan là doanh nghiệp, quy định mới này nếu thành hiện thực sẽ giúp giải tỏa được nhiều vướng mắc và cắt giảm chi phí tuân thủ. Đơn cử các trường hợp hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam nhưng chỉ phục vụ hoạt động nội bộ của doanh nghiệp như: hàng mẫu, hàng hóa phục vụ sửa chữa/tái chế, nguyên liệu phục vụ sản xuất hoặc linh kiện thay thế cho máy móc đang hoạt động tại doanh nghiệp. Việc miễn kiểm tra chất lượng và kiểm tra an toàn thực phẩm là phù hợp. Bởi hàng hóa này không được tiêu thụ trên thị trường nội địa hoặc nếu sau này được doanh nghiệp thanh lý vào nội địa thì bắt buộc phải tuân thủ các quy định như hàng hóa đang lưu thông trên thị trường, nếu vi phạm thì bị các lực lượng khác như Quản lý thị trường, Thanh tra chuyên ngành xử lý, không cần thiết phải kiểm soát từ khâu nhập khẩu.

Một ưu việt nữa khu thực hiện theo mô hình mới là các trường hợp hàng hóa đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế như CE, KC, FDA,… đều được miễn kiểm tra. Đây đều là những tiêu chuẩn cao do các nước phát triển đặt ra và được thừa nhận rộng rãi trên thị trường. Tại các nước này, cơ quan quản lý nhà nước nêu cao vai trò tự giác tuân thủ của doanh nghiệp chứ không kiểm tra theo từng lô hàng, nếu khâu hậu kiểm phát hiện vi phạm chính sách quản lý chất lượng thì bị xử phạt nặng. Mặt khác, nhà sản xuất đáp ứng tiêu chuẩn này đều công khai thông tin để cơ quan quản lý nhà nước và người tiêu dùng có thể xác minh một cách dễ dàng. Vì vậy, không cần thiết phải kiểm tra một lần nữa tại khâu nhập khẩu từ nước ngoài vào Việt Nam.

Đại diện Công ty TNHH Thương mại vận tải và Dịch vụ Đức Phát cho rằng, ưu tiên hàng đầu của doanh nghiệp là thông quan nhanh hàng hóa để giảm thiểu chi phí, thời gian cho doanh nghiệp. Chính vì vậy, sự thay đổi mô hình kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm sẽ tạo hướng đi mới và doanh nghiệp kỳ vọng tạo bước đột phá mới, giảm bớt gánh nặng về thủ tục hành chính.

Có thể thấy, thành quả bước đầu sau hơn một năm nỗ lực triển khai nhiệm vụ Chính phủ giao đã được ghi nhận. Tuy vậy với những cán bộ làm công tác nghiệp vụ của Tổng cục Hải quan, nhiệm vụ sẽ còn tiếp diễn và đòi hỏi sự tập trung cao độ hơn nữa của Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan và các bộ, ngành, đơn vị có liên quan để nhanh chóng đưa chính sách vào thực tiễn bằng các quy định, quy trình thủ tục cụ thể, mang lại lợi ích tạo thuận lợi cho doanh nghiệp; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân kinh doanh và người tiêu dùng; nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu.

Hiện nay, Tổng cục Hải quan đang tích cực phối hợp với các bộ, ngành để hoàn hiện cơ sở pháp lý hiện thực hóa 7 mục tiêu cải cách lớn tại đề án này gồm: Giao cơ quan Hải quan là đầu mối trong kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu. Áp dụng đồng bộ 3 phương thức kiểm tra cho cả lĩnh vực chất lượng và an toàn thực phẩm nhằm cắt giảm số lô hàng nhập khẩu phải kiểm tra gồm: Kiểm tra chặt, kiểm tra thông thường, kiểm tra giảm. Đơn giản hóa thủ tục kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu. Áp dụng kiểm tra theo mặt hàng để cắt giảm số lượng các lô hàng phải kiểm tra. Áp dụng đầy đủ, thực chất nguyên tắc quản lý rủi ro trong kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu để đảm bảo vai trò quản lý nhà nước và nâng cao tính tuân thủ của doanh nghiệp. Bổ sung đối tượng được miễn kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm và ứng dụng hệ thống công nghệ thông tin để triển khai Mô hình mới.

Nhóm PV

Tin liên quan

Chi cục Thuế Khu vực XII: tăng cường quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh

Chi cục Thuế Khu vực XII: tăng cường quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh

Chỉ trong một thời gian ngắn (từ ngày 17/3 đến những ngày đầu tháng 4/2025), Chi cục Thuế Khu vực XII (CCT khu vực XII) đã từng bước kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy và chuyển đổi mô hình quản lý thuế; triển khai công tác bàn giao tài liệu, đảm bảo công tác quản lý thuế vận hành một cách thông suốt.
Hơn 24.500 trường hợp kinh doanh thương mại điện tử bị xử lý vi phạm thuế

Hơn 24.500 trường hợp kinh doanh thương mại điện tử bị xử lý vi phạm thuế

Tính đến ngày 31/3/2025, toàn ngành Thuế đã xử lý 24.588 trường hợp vi phạm kinh doanh thương mại điện tử, trong đó doanh nghiệp là 124 và cá nhân là 24.464. Số thuế xử lý truy thu và phạt là 469 tỷ đồng.
Doanh nghiệp tính chuyện xuất khẩu đường dài trước biến động

Doanh nghiệp tính chuyện xuất khẩu đường dài trước biến động

Theo đánh giá của các chuyên gia, việc Chính phủ Hoa Kỳ thông báo tạm hoãn áp thuế đối ứng trong 90 ngày đối với hơn 75 quốc gia được xem là “thời cơ vàng” để các doanh nghiệp (DN) tức tốc xuất khẩu nhanh các đơn hàng sang Mỹ cũng như chuẩn bị kỹ lưỡng cho các giải pháp ứng phó dài hạn, thích ứng với những biến động thương mại có thể xảy ra trong tương lai.
Hải quan khu vực VIII đối thoại với hơn 80 doanh nghiệp xuất nhập khẩu

Hải quan khu vực VIII đối thoại với hơn 80 doanh nghiệp xuất nhập khẩu

Ngày 17/4, Chi cục Hải quan khu vực VIII tổ chức hội nghị đối thoại, tham vấn doanh nghiệp lần thứ nhất năm 2025.
Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trong lĩnh vực hải quan

Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trong lĩnh vực hải quan

Cục Hải quan vừa ban hành Kế hoạch phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số của Cục Hải quan năm 2025, định hướng 2026 – 2030.
Thu ngân sách từ xuất nhập khẩu qua địa bàn Cao Bằng tăng 133%

Thu ngân sách từ xuất nhập khẩu qua địa bàn Cao Bằng tăng 133%

Thống kê từ Chi cục Hải quan khu vực VI cho thấy, từ ngày 1/1 đến hết 31/3/2025, số thu ngân sách nhà nước (NSNN) từ hoạt động xuất nhập khẩu (XNK) hàng hóa tại địa bàn tỉnh Cao Bằng tăng 133% so với cùng kỳ năm 2024.
Hải quan khu vực VI đối thoại với 51 DN có hoạt động XNK qua địa bàn tỉnh Cao Bằng

Hải quan khu vực VI đối thoại với 51 DN có hoạt động XNK qua địa bàn tỉnh Cao Bằng

Ngày 15/4, tại Cao Bằng, Chi cục Hải quan khu vực VI tổ chức Hội nghị đối thoại Hải quan – Doanh nghiệp quý I/2025.
Hải quan nỗ lực giảm thời gian, chi phí thông quan hàng hóa qua địa bàn tỉnh Lạng Sơn

Hải quan nỗ lực giảm thời gian, chi phí thông quan hàng hóa qua địa bàn tỉnh Lạng Sơn

Trao đổi với phóng viên Tạp chí Kinh tế- Tài chính, đại diện Chi cục Hải quan khu vực VI cho biết, để nâng cao hiệu suất thông quan, Chi cục thường xuyên đề xuất cấp có thẩm quyền để trao đổi với phía Trung Quốc thúc đẩy thương mại biên giới, đẩy nhanh tiến độ thông quan hàng hóa qua các cửa khẩu của tỉnh Lạng Sơn.
Hải quan khu vực VII thông quan hơn 15.000 tờ khai

Hải quan khu vực VII thông quan hơn 15.000 tờ khai

Quý I/2025, Chi cục Hải quan khu vực VII đã khẩn trương ổn định bộ máy, tổ chức theo mô hình mới, đảm bảo hoạt động diễn ra thông suốt, nhất là tạo thuận lợi thương mại và hiệu quả quản lý nhà nước về hải quan.
Hải quan Khu chế xuất Tân Thuận sớm ổn định mô hình tổ chức bộ máy mới

Hải quan Khu chế xuất Tân Thuận sớm ổn định mô hình tổ chức bộ máy mới

Hợp nhất từ Chi cục Hải quan Khu chế xuất Tân Thuận và Chi cục Hải quan quản lý hàng gia công, Hải quan Khu chế xuất Tân Thuận đã nhanh chóng ổn định mô hình tổ chức bộ máy mới, tạo thuận lợi hỗ trợ doanh nghiệp.
Hướng dẫn giải quyết thủ tục với xe cơ giới khi hệ thống gặp sự cố

Hướng dẫn giải quyết thủ tục với xe cơ giới khi hệ thống gặp sự cố

Cục Hải quan nhận được phản ánh của một số doanh nghiệp về việc không nhận được kết quả kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng trên Cổng thông tin một cửa quốc gia.
Hải quan khu vực III nâng cao kỹ năng của công chức trong xử lý vi phạm

Hải quan khu vực III nâng cao kỹ năng của công chức trong xử lý vi phạm

Chi cục Hải quan khu vực III vừa tổ chức “Hội nghị tập huấn nâng cao kỹ năng xử lý vụ việc vi phạm trong lĩnh vực hải quan” cho 168 công chức của các đơn vị thuộc và trực thuộc Chi cục.
Hàng hóa xuất nhập khẩu qua Hải quan khu vực III đạt hơn 29 tỷ USD

Hàng hóa xuất nhập khẩu qua Hải quan khu vực III đạt hơn 29 tỷ USD

Quý I/2025, Chi cục Hải quan khu vực III làm thủ tục cho lượng hàng hóa xuất nhập khẩu có tổng kim ngạch hơn 29 tỷ USD.
Hải quan cửa khẩu Chi Ma: Tăng giờ thông quan hàng hóa để hỗ trợ doanh nghiệp

Hải quan cửa khẩu Chi Ma: Tăng giờ thông quan hàng hóa để hỗ trợ doanh nghiệp

Trong 3 tháng đầu năm 2025, số thu ngân sách nhà nước (NSNN) từ hoạt động xuất nhập khẩu (XNK) của Hải quan cửa khẩu Chi Ma đạt hơn 225 tỷ đồng, bằng 37% dự toán, tăng 202% so với cùng kỳ năm 2024. Tuy nhiên, để đạt con số này, Hải quan cửa khẩu Chi Ma đã triển khai nhiều giải pháp nhằm tăng số thu ngay từ đầu năm.
Phát huy truyền thống đơn vị Anh hùng, xây dựng Hải quan đất cảng phát triển vững mạnh trong kỷ nguyên mới

Phát huy truyền thống đơn vị Anh hùng, xây dựng Hải quan đất cảng phát triển vững mạnh trong kỷ nguyên mới

Trải qua 70 năm xây dựng và phát triển, Hải quan Hải Phòng (nay là Chi cục Hải quan khu vực III) có sự lớn mạnh, trưởng thành về mọi mặt, tạo nền tảng vững chắc để xây dựng đơn vị ngày càng phát triển vững mạnh trong kỷ nguyên mới, Chi cục trưởng Trần Mạnh Cường nhấn mạnh khi trả lời phỏng vấn Tạp chí Kinh tế - Tài chính.
Hải quan cửa khẩu cảng Hòn La đón chuyến bay quốc tế đầu tiên

Hải quan cửa khẩu cảng Hòn La đón chuyến bay quốc tế đầu tiên

Ngày 31/3/2025, chuyến bay quốc tế đầu tiên từ Đồng Hới (Quảng Bình) đến Đài Bắc (Đài Loan- Trung Quốc) và ngược lại do hãng hàng không Vietjet Air khai thác đã diễn ra thành công tốt đẹp. Theo dự kiến, từ ngày 31/3 đến 13/10/2025, tuyến bay quốc tế Đồng Hới – Đài Bắc sẽ có tổng cộng 13 chuyến khứ hồi. Đây là một bước tiến quan trọng trong việc nâng cao khả năng kết nối quốc tế của tỉnh Quảng Bình, đồng thời mở ra cơ hội phát triển kinh tế.
Xem thêm
cty-lien-thai-binh-duong-ippg-1-thang-dien-dan-hq-dn-tu-12-9-2024-den-12-10-2024-kt-300x250
cty-lien-thai-binh-duong-ippg-1-thang-dien-dan-hq-dn-tu-12-9-2024-den-12-10-2024-kt-300x250

Tin mới

Thuế đối với khô dầu đậu tương dùng sản xuất thức ăn chăn nuôi

Thuế đối với khô dầu đậu tương dùng sản xuất thức ăn chăn nuôi

Liên quan đến việc áp dụng thuế suất ưu đãi đối với mặt hàng khai báo là khô dầu đậu tương, dùng làm nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi, Cục Hải quan đã có hướng dẫn doanh nghiệp.
Chi cục Thuế Khu vực XII: tăng cường quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh

Chi cục Thuế Khu vực XII: tăng cường quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh

Chỉ một thời gian ngắn, Chi cục Thuế khu vực XII (CCT khu vực XII) đã kiện toàn, sắp xếp bộ máy, đảm bảo công tác quản lý thuế vận hành một cách thông suốt.
Quảng Ninh tham khảo Đề án thí điểm xây dựng Cửa khẩu thông minh của Lạng Sơn

Quảng Ninh tham khảo Đề án thí điểm xây dựng Cửa khẩu thông minh của Lạng Sơn

Lãnh đạo 2 tỉnh Quảng Ninh và Lạng Sơn vừa trao đổi kinh nghiệm về triển khai Đề án thí điểm xây dựng Cửa khẩu thông minh.
Tập trung xây dựng cơ sở dữ liệu để ngăn chặn hành vi chuyển giá

Tập trung xây dựng cơ sở dữ liệu để ngăn chặn hành vi chuyển giá

Công tác quản lý đối với DN có giao dịch liên kết, ngăn ngừa hành vi chuyển giá để tránh thuế thu nhập doanh nghiệp là một trong những vấn đề trọng tâm của ngành Thuế.
Quý 1 xuất khẩu hàng hóa đạt 102,84 tỷ USD

Quý 1 xuất khẩu hàng hóa đạt 102,84 tỷ USD

Theo thống kê của Cục Hải quan, quý 1, tổng trị giá xuất khẩu hàng hóa đạt 102,84 tỷ USD, tăng 10,6% so với cùng kỳ năm trước.
(PODCAST) Ngành Tài chính chủ động ứng phó, giúp duy trì dòng chảy thương mại trước sức ép thuế từ Mỹ

(PODCAST) Ngành Tài chính chủ động ứng phó, giúp duy trì dòng chảy thương mại trước sức ép thuế từ Mỹ

Podcast chuyên đề đề cập đến những bước đi chủ động và đầy trách nhiệm của Việt Nam, đặc biệt là ngành Tài chính, nhằm ứng phó với sức ép tăng thuế từ chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump, hỗ trợ doanh nghiệp, giúp duy trì dòng chảy thương mại quốc tế.
(INFOGRAPHICS): Tổng quan bức tranh thuế thương mại điện tử quý I/2025

(INFOGRAPHICS): Tổng quan bức tranh thuế thương mại điện tử quý I/2025

3 tháng đầu năm 2025, số thuế thu từ hoạt động kinh doanh thương mại điện tử đạt 34,5 nghìn tỷ đồng, tăng 19% so với cùng kỳ năm 2024.
5 nhóm hàng xuất khẩu tỷ đô của ngành nông nghiệp

5 nhóm hàng xuất khẩu tỷ đô của ngành nông nghiệp

Cập nhật của Cục Hải quan, hết quý I/2025, ngành nông nghiệp có 5 nhóm hàng xuất khẩu đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên.
Sơ đồ bộ máy cơ quan thuế theo mô hình quản lý 3 cấp

Sơ đồ bộ máy cơ quan thuế theo mô hình quản lý 3 cấp

Từ ngày 1/3/2025, cơ quan thuế được tổ chức theo mô hình quản lý 3 cấp gồm: Cục Thuế thuộc Bộ Tài chính, 20 Chi cục Thuế khu vực và 350 Đội thuế liên huyện.
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Trung Quốc đạt hơn 51 tỷ USD trong quý I/2025

(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Trung Quốc đạt hơn 51 tỷ USD trong quý I/2025

Quý I/2025, thương mại song phương Việt Nam - Trung Quốc đạt hơn 51,17 tỷ USD.
Phiên bản di động