Kỳ vọng Cơ chế một cửa quốc gia, kiểm tra chuyên ngành sẽ tiếp tục cải thiện
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Hoàng Việt Cường phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Quang Hùng |
Trong bối cảnh chịu tác động của dịch Covid-19 cùng những biến động khó lường của kinh tế-chính trị thế giới, song xuất nhập khẩu hàng hóa vẫn là lĩnh vực có thành quả nổi bật của Việt Nam thời gian gần đây. Theo Tổng cục Thống kê, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa năm 2021 của Việt Nam đạt 668,5 tỷ USD, tăng 22,6% so với năm trước. Tính chung 9 tháng năm 2022, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 558,52 tỷ USD, dự kiến cả năm có thể đạt trên 700 tỷ USD.
Ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam: DN mong muốn có thêm nhiều cải cách Ngoài những kết quả khả quan đạt được trong thời gian qua, kết quả khảo sát cũng cho thấy các DN tiếp tục mong muốn các bộ, ngành có thêm nhiều nỗ lực nâng cao hiệu quả của Cổng thông tin một cửa quốc gia và đẩy mạnh cải cách thủ tục quản lý, kiểm tra chuyên ngành nhằm tạo thuận lợi thương mại cho cộng đồng DN. Cụ thể: Đối với việc vận hành Cổng thông tin một cửa quốc gia: các bộ, ngành cần thường xuyên cập nhật chính sách, quy định mới trên Cổng; cơ quan vận hành cần nâng cấp Cổng, tích hợp thêm các dịch vụ, tiện ích trên Cổng; cải thiện cách thức thu thập, xử lý kịp thời các vấn đề kỹ thuật và những vướng mắc mà DN thường gặp; đơn giản hóa quy trình thực hiện các thủ tục hành chính… Đối với lĩnh vực quản lý, kiểm tra chuyên ngành: các bộ, ngành cần tiếp tục cắt giảm, đơn giản hóa các khâu trong quy trình kiểm tra chuyên ngành, từ nộp hồ sơ, kiểm tra hồ sơ, lấy mẫu và thông báo kết quả; áp dụng đầy đủ và rộng rãi hơn nguyên tắc quản lý rủi ro để tạo điều kiện tốt hơn cho các DN có lịch sử tuân thủ tốt; giảm thiểu những điểm chồng chéo giữa các quy định về kiểm tra chuyên ngành. Ngoài ra, các DN cũng đề nghị việc triển khai Cơ chế một cửa quốc gia cần nhanh hơn và triệt để hơn để giảm tối đa các giấy tờ phải nộp, chuyển tối đa sang số hóa, tránh tình trạng DN vừa phải khai thông tin trên Cổng thông tin một cửa quốc gia, vừa phải làm thủ tục trực tiếp tại cơ quan quản lý nhà nước. Các cơ quan nhà nước cũng cần có cơ chế kết nối, chia sẻ thông tin để tránh yêu cầu trùng lặp với các DN. Đồng thời với đó, là cần tiếp tục giảm thiểu chi phí ngoài quy định đối với các DN. Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Hoàng Việt Cường: Tổng cục Hải quan tiếp tục nỗ lực phối hợp, hợp tác với bộ, ngành Năm 2022, Tổng cục Hải quan tiếp tục phối hợp với VCCI và Dự án TFP triển khai “Khảo sát mức độ hài lòng của DN về thực hiện thủ tục hành chính thông qua Cơ chế một cửa quốc gia và thủ tục quản lý, kiểm tra chuyên ngành năm 2021”. Báo cáo kết quả khảo sát đã phân tích các ưu, nhược điểm của Cơ chế một cửa quốc gia, nêu ra các tồn tại, vướng mắc trong khâu thực hiện thủ tục của từng bộ, ngành liên quan trên Cổng thông tin một cửa cũng như các tồn tại, vướng mắc trong công tác quản lý, kiểm tra chuyên ngành; từ đó đề xuất các giải pháp để khắc phục những hạn chế trong quy trình thủ tục, phương pháp thực hiện để tạo thuận lợi hơn nữa cho hoạt động xuất nhập khẩu của cộng đồng DN cũng như trong thời gian tới. Với mong muốn tạo thuận lợi hơn nữa cho cộng đồng DN trong quá trình thực hiện các thủ tục liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu, là cơ quan được Chính phủ giao chủ trì thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia và là cơ quan đầu mối thực hiện Đề án “Cải cách mô hình kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu”, Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan đã, đang và sẽ nỗ lực hết sức phối hợp, hợp tác với các bộ, ngành liên quan để đẩy mạnh cải cách các thủ tục hành chính và hiện đại hóa các khâu thực hiện thủ tục trên Cổng thông tin một cửa quốc gia nhằm nâng cao hiệu quả, hiệu lực của cơ chế này cũng như sẽ tích cực đẩy mạnh triển khai Đề án “Cải cách mô hình kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu”, hướng tới mục tiêu cải cách toàn diện và thực chất công tác kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa nhập khẩu, nhằm tạo thuận lợi tối đa cho các DN trong hoạt động xuất nhập khẩu. Tổng cục Hải quan hy vọng rằng qua báo cáo này các bộ, ngành và các bên liên quan có được một cái nhìn khách quan về thủ tục quản lý, kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu và việc triển khai thủ tục hành chính của cơ quan mình tại Cơ chế một cửa quốc gia, qua đó xác định được những tồn tại, vướng mắc để có những giải pháp cải cách đột phát hơn nữa. |
Ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết, những con số này cho thấy nỗ lực vượt khó phi thường của các DN Việt Nam. Đồng thời, kết quả này cũng phản ánh những cố gắng to lớn của Tổng cục Hải quan, Bộ Tài chính và các bộ, ngành trong công tác cải cách thủ tục hành chính và tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu của DN.
Cũng theo đại diện VCCI, kết quả khảo sát cho thấy các DN tiếp tục mong muốn các bộ, ngành có thêm nhiều nỗ lực nâng cao hiệu quả của Cổng NSW và đẩy mạnh cải cách thủ tục quản lý, kiểm tra chuyên ngành nhằm tạo thuận lợi thương mại cho cộng đồng DN.
Phó Trưởng Ban Cải cách hiện đại hóa hải quan Lương Khánh Thiết cho biết, với sự quan tâm, chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cùng sự nỗ lực triển khai của các bộ, ngành, công tác quản lý, kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hoá xuất nhập khẩu đã đạt được nhiều cải cách đáng kể, được cộng đồng DN ghi nhận.
Cụ thể, nhiều văn bản quy phạm pháp luật về quản lý và kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu đã được sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành mới theo hướng cải cách, tạo thuận lợi cho DN. Bên cạnh đó, các bộ, ngành đã bước đầu áp dụng nguyên tắc quản lý rủi ro trong hoạt động kiểm tra chuyên ngành ở các mức độ, hình thức khác nhau. Nhiều bộ, ngành chuyển đổi thời điểm kiểm tra chất lượng đối với hàng hóa nhập khẩu từ tiền kiểm sang hậu kiểm. Nhiều thủ tục quản lý, kiểm tra chuyên ngành được điện tử hóa. Nhiều quy định chồng chéo trong kiểm tra chuyên ngành cũng đã được xử lý. Tỷ lệ lô hàng phải kiểm tra đã giảm trong năm 2021.
Ngoài ra, nhằm tạo bước đột phá trong công tác kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, Tổng cục Hải quan đã tham mưu Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 38/QĐ-TTg ngày 12/01/2021 phê duyệt đề án “Cải cách mô hình kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu”. Trên cơ sở đó, từ năm 2021 đến nay, Tổng cục Hải quan tập trung xây dựng, trình Chính phủ dự thảo Nghị định quy định cơ chế quản lý, phương thức, trình tự, thủ tục kiểm tra nhà nước về chất lượng và kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu làm cơ sở triển khai các nội dung cải cách tại Quyết định số 38/QĐ-TTg.
Bản báo cáo về mức độ hài lòng của DN đối với việc thực hiện các thủ tục quản lý, kiểm tra chuyên ngành mới được VCCI phối hợp với Tổng cục Hải quan công bố ngày 3/11 đã cho thấy rõ rệt những kết quả này.
Trong đó tiêu biểu là đánh giá của DN về ảnh hưởng của triển khai đến thời gian và chi phí tuân thủ thủ tục kiểm tra chuyên ngành. Cụ thể, với mức độ tốn kém được đo trên thang điểm 1-10, về thời gian, nếu áp dụng phương thức truyền thống, việc khai báo thông tin hồ sơ được đánh giá ở mức 5-5,04 điểm; tiếp nhận và giải quyết hồ sơ được đánh giá ở mức 5-5,20 điểm thì hai khâu quan trọng này được DN chấm 3-3,25 điểm và 3-3,52 điểm nếu thực hiện trên Cổng NSW. Tương tự với chi phí, việc khai báo thông tin hồ sơ được đánh giá ở mức 4,48-5 điểm; tiếp nhận và giải quyết hồ sơ ở mức 4,91-5 điểm nếu áp dụng phương thức truyền thống và đạt tới 2-3,1 điểm và 3-3,27 điểm nếu thực hiện trên Cổng.
Khảo sát do VCCI và Tổng cục Hải quan triển khai liên quan đến kiểm tra chuyên ngành cũng ghi nhận một số phản ánh của cộng đồng DN. Phần lớn rất ủng hộ những nỗ lực của Bộ Tài chính, cụ thể là ngành Hải quan, trong công tác cải cách kiểm tra chuyên ngành. Song, theo kết quả điều tra, chỉ 60% DN hài lòng với kết quả phản hồi của các cơ quan quản lý chuyên ngành. Qua đó, số DN này đề nghị các bộ, ngành có thủ tục kiểm tra chuyên ngành cần hợp tác với cơ quan đầu mối là Tổng cục Hải quan xây dựng một cơ chế Điểm hỏi đáp quốc gia về các thủ tục hải quan và kiểm tra chuyên ngành. Trong cơ chế này, nhân sự tham gia hỗ trợ cần bao gồm đại diện cho Hải quan và tất cả các bộ, ngành liên quan.
Kết quả khảo sát cũng cho thấy việc triển khai một số khâu trong hoạt động kiểm tra chuyên ngành qua Cổng NSW giúp giảm thời gian và chi phí như đã nêu trên. Do vậy, các DN mong muốn việc triển khai NSW được tiến hành nhanh hơn và triệt để hơn nhằm tối giản các giấy tờ phải nộp, chuyển tối đa sang các hình thức số hóa.
Ngày 3/11, Liên đoàn Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Tổng cục Hải quan và Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tổ chức hội thảo công bố kết quả “Khảo sát mức độ hài lòng của DN về thực hiện thủ tục hành chính thông qua NSW và thủ tục quản lý, kiểm tra chuyên ngành năm 2021”. Đây là hoạt động nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của NSW trong tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính cho DN, cũng như giảm thiểu gánh nặng không cần thiết cho DN trong thực hiện các thủ tục quản lý, kiểm tra chuyên ngành, từ đó tạo thuận lợi hơn cho cộng đồng DN xuất nhập khẩu tại Việt Nam. Cuộc khảo sát được thực hiện với 2 phần nội dung chính: Đối với nội dung khảo sát việc thực hiện thủ tục hành chính trên Cổng thông tin NSW, tính đến tháng 4/2022, có 12 thủ tục hành chính của 5 bộ, ngành đang được thực hiện; việc thực hiện thủ tục quản lý và kiểm tra chuyên ngành được khảo sát chung với các thủ tục của 10 bộ quản lý chuyên ngành. Các khuyến nghị, bao gồm hướng dẫn tăng cường cho DN, cập nhật thường xuyên về chính sách và quy định và chức năng hỏi đáp, sẽ được trình lên Ban chỉ đạo quốc gia về Cơ chế một cửa ASEAN, Cơ chế NSW và tạo thuận lợi thương mại, cũng như các bộ ngành có liên quan để xem xét. |
Tin liên quan
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
10:54 | 22/12/2024 Infographics
Xuất nhập khẩu chính thức đạt gần 750 tỷ USD
18:24 | 20/12/2024 Xuất nhập khẩu
Hải quan Đà Nẵng đồng hành và hỗ trợ doanh nghiệp xuất nhập khẩu
20:40 | 20/12/2024 Hải quan
Hải quan Móng Cái tiếp tục giữ vị trí quán quân chỉ số năng lực cạnh tranh
10:56 | 21/12/2024 Hải quan
Hải quan Bà Rịa – Vũng Tàu nỗ lực để sẵn sàng triển khai hiệu quả mô hình tổ chức mới
09:46 | 21/12/2024 Hải quan
Hải quan Tây Ninh: Hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao
21:48 | 20/12/2024 Hải quan
Đảng bộ Cục Hải quan Quảng Ninh thực hiện thắng lợi, toàn diện mọi mặt công tác
20:53 | 20/12/2024 Hải quan
Hải quan Nam Giang đưa máy soi hành lý vào hoạt động
18:25 | 20/12/2024 Hải quan
Hải quan Hà Tĩnh tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy theo chủ trương đề ra
16:20 | 20/12/2024 Hải quan
PHOTOS: Nhọc nhằn đường lên cửa khẩu quốc tế Nam Giang
16:05 | 20/12/2024 Hải quan
Cao Bằng: Hải quan Tà Lùng thu ngân sách hơn 770 tỷ đồng tăng 38%
14:50 | 20/12/2024 Hải quan
Hải quan Lạng Sơn bám sát thực tiễn để hoàn thành nhiệm vụ được giao
14:17 | 20/12/2024 Hải quan
Hiện đại hóa hải quan: Từ VNACCS đến Hải quan số. Bài 2: Đòi hỏi cấp thiết về hệ thống công nghệ thông tin mới
07:47 | 20/12/2024 Hiện đại hóa hải quan
Chủ động phương án đáp ứng yêu cầu quản lý hải quan tại sân bay quốc tế Long Thành
14:24 | 19/12/2024 Hải quan
(Infographics) Kết quả thu của 10 đơn vị hải quan tỉnh, thành phố
08:11 | 19/12/2024 Hải quan
Hải quan An Giang đưa ra nhiều lưu ý giúp doanh nghiệp nâng cao tính tuân thủ
21:15 | 18/12/2024 Hải quan
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
Báo động tai nạn tự chế pháo nổ
Đảm bảo năng lực tài chính của các tổ chức phát hành trái phiếu ra công chúng
Bấp bênh “núi nợ” của các nền kinh tế đang phát triển
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics