Kỷ niệm 73 năm ngày Thương binh - Liệt sỹ (27/7): Chăm sóc người có công luôn được đặt lên hàng đầu
ông Lê Tấn Dũng, Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội |
Một vấn đề đang nhận được nhiều sự quan tâm của xã hội chính là việc còn một bộ phận người có công thuộc diện hộ nghèo. Vậy Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) có giải pháp gì để chăm lo và tiến tới xóa bỏ hộ nghèo thuộc diện này, thưa ông?
- Cuối năm 2018, Bộ LĐTBXH đã tiến hành khảo sát về vấn đề này. Qua khảo sát và rà soát, hiện cả nước còn 1.600 hộ cận nghèo có người có công (chiếm khoảng 1,2% so với tổng số hộ nghèo trong cả nước). Có hai tỉnh có hơn 1.000 hộ là Nghệ An và Quảng Bình. Tính đến tháng 6/2020 con số này đã giảm được một nửa còn 8.000 hộ nghèo có người có công với cách mạng thuộc 10 tỉnh, thành phố. Để giải quyết vấn đề này Bộ LĐTBXH đã yêu cầu địa phương triển khai rà soát và xem xét từng hoàn cảnh, điều kiện của hộ nghèo có thành viên là người có công xem những người đó thuộc những đối tượng nào trong diện 12 đối tượng người có công để có cách hỗ trợ kịp thời, chính xác.
Khi đã có kết quả phân tích, yêu cầu địa phương tập trung mọi nguồn lực để hỗ trợ giảm nghèo cho người có công với cách mạng. Về lâu dài, ngoài việc điều chỉnh mức trợ cấp hàng năm, Bộ cũng đang nghiên cứu, sửa Pháp lệnh ưu đãi người có công. Dự kiến, Bộ LĐTBXH sẽ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét Pháp lệnh người có công sửa đổi trong tháng 8 này. Trong số nhiều nội dung mới đó, pháp lệnh cũng đặt mục tiêu phải nâng mức sống của người có công với cách mạng lên bằng hoặc cao hơn với mức sống của cư dân nơi người có công đang sinh sống.
Ngoài vấn đề chăm sóc, hỗ trợ người có công thoát nghèo, hiện nay chúng ta cũng đang thực hiện Quyết định 22/2013/QĐ-TTg hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở. Vấn đề này được triển khai thế nào, thưa ông?
- Hiện nay theo chương trình xây dựng, sửa chữa nhà theo Quyết định 22 của Thủ tướng Chính phủ, cơ quan chủ trì chương trình này là Bộ Xây dựng, Bộ LĐTBXH và các bộ, ngành liên quan là cơ quan phối hợp. Bộ Xây dựng cũng đã có chủ trì và Bộ LĐTBXH đã tham gia các đoàn đi các địa phương để kiểm tra tiến độ thực hiện Quyết định 22.
Tính đến hết tháng 7/2020, về cơ bản chương trình đã hoàn thành 90%. Ngoài chương trình theo Quyết định 22, nhiều địa phương còn huy động các nguồn lực xã hội hóa chủ động sửa chữa nhà cho người có công. Nhiều nhà được xã hội hóa, có kinh phí hỗ trợ lên rất cao, lên tới 60-70 triệu đồng/ngôi nhà, cao hơn nhiều so với mức hỗ trợ từ Quyết định 22.
Thưa ông, việc chăm lo đời sống các mẹ Việt Nam Anh hùng hiện đang được thực hiện thế nào?
- Hiện nay số lượng mẹ Việt Nam Anh hùng trên cả nước còn sống là 4.968 mẹ thuộc có 60 tỉnh, thành phố. Có 3 tỉnh, thành phố không còn mẹ Việt Nam Anh hùng nào còn sống là Điện Biên, Lai Châu và Hà Giang.
Năm nay cũng là lần đầu tiên chúng ta tổ chức gặp mặt các mẹ vào ngày 25/7. Đây là một điều mà chúng ta phải trăn trở từ lâu mà chưa làm được. Việc tổ chức chương trình gặp mặt được lãnh đạo Đảng và Nhà nước rất quan tâm, tạo điều kiện. Dự kiến, Chủ tịch nước, Thủ tướng cũng sẽ có gặp mặt riêng với các mẹ.
Về việc chăm sóc các mẹ Việt Nam Anh hùng, hiện nay các địa phương cũng đã làm rất tốt. Nhiều địa phương đã huy động các tổ chức, cá nhân chăm lo phụng dưỡng cho các mẹ. Tới đây Bộ LĐTBXH sẽ chỉ đạo để các địa phương làm tốt hơn.
Xin ông cho biết rõ hơn về việc giải quyết hồ sơ tồn đọng, thực hiện chính sách người có công đến thời điểm này?
- Từ cuối năm 2016 và đầu năm 2017, Bộ LĐTBXH đã tập trung triển khai giải quyết các hồ sơ tồn đọng. Đây là mục tiêu trọng tâm trong giai đoạn 2017-2020. Về cơ bản chúng ta đã giải quyết xong các hồ sơ tồn đọng theo đúng tinh thần Chỉ thị 14 của Ban Bí thư. Theo báo cáo của 49 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, có 8 địa phương đã giải quyết xong hồ sơ tồn đọng, 14 địa phương không có hồ sơ tồn đọng. Trong thời gian tới, Bộ LĐTBXH sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác hướng dẫn và thẩm định, phấn đấu đến hết năm 2020 giải quyết căn bản hồ sơ đề nghị xác nhận người có công với cách mạng còn tồn đọng. Từ năm 2021 trở đi Bộ LĐTBXH tiếp tục có những điều chỉnh với hồ sơ vướng mắc.
Đối với các hồ sơ liệt sĩ còn thiếu thông tin, giai đoạn tới Bộ LĐTBXH sẽ có giải pháp gì để thực hiện?
- Xác định liệt sĩ còn thiếu thông tin là nỗi trăn trở của Đảng, Nhà nước, nhân dân và người thân. Bộ LĐTBXH cũng quyết tâm phối hợp với Bộ Quốc phòng để thực hiện tìm kiếm thông tin. Tuy nhiên, chiến tranh qua đã lâu, nhiều hài cốt đã không còn dấu hiệu nhận dạng, vì thế việc định dạng rất khó khăn.
Để xác định danh tính hài cốt liệt sĩ, ngành LĐTBXH cũng phối hợp với các hội, các đoàn thể, tổ chức các chương trình “Đi tìm đồng đội" để xác định thông tin. Mặt khác để tìm kiếm thông tin liệt sĩ, bộ, ngành cũng đang đẩy mạnh việc giám định ADN. Chương trình đã lấy mẫu sinh phẩm của hài cốt và lấy mẫu của người thân để sau này đối chứng. Kết quả thực hiện thời gian qua cũng khá khả quan.
Nhiều ý kiến lo ngại về kết quả giám định, cũng như thời gian giám định quá lâu sẽ tác động tới kết quả, khiến cho kết quả không chính xác. Quan điểm của ông như thế nào về vấn đề này?
- Chúng tôi cũng xác định công việc tìm kiếm danh tính hài cốt liệt sĩ là việc cực khó khăn. Việt Nam đã trải qua nhiều cuộc chiến khốc liệt. Trước đó là kháng chiến chống Pháp, tiếp theo là kháng chiến chống Mỹ. Sự khốc liệt cũng như thời gian cuộc chiến đã lùi xa khiến cho việc tìm kiếm, xác minh hài cốt liệt sĩ càng khó khăn. Nhiều liệt sĩ hy sinh ở những vùng đất gian khó, những vùng đất ngập nước, vùng núi, Tây Nguyên... hài cốt không còn nguyên vẹn nên việc tìm kiếm, xác định danh tính gặp nhiều khó khăn, các mẫu hài cốt lấy không đạt yêu cầu. Mặc dù vậy, Bộ LĐTBXH cùng các ban, ngành vẫn luôn nỗ lực, chỉ cần có một tia hy vọng là sẵn sàng vào cuộc với hy vọng sẽ trả lại được danh tính cho các liệt sĩ còn thiếu thông tin.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Hải quan Cao Bằng thực hiện nhiều hoạt động tri ân gia đình chính sách
09:40 | 30/07/2024 Hải quan
Thăm hỏi, tặng quà hai trung tâm điều dưỡng tại Nghệ An nhân Ngày Thương binh - Liệt sĩ
14:34 | 11/07/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hải quan Đà Nẵng thăm, phụng dưỡng Mẹ Việt Nam anh hùng
19:45 | 27/07/2022 Hải quan
Xuất khẩu sang EU sẽ có nhiều khởi sắc trong 2021
07:47 | 29/12/2020 Kinh tế
Doanh nghiệp Việt Nam luôn có lợi thế “sân nhà” trong cuộc cạnh tranh từ FTA
08:17 | 28/12/2020 Đối thoại
Yếu tố nào tác động đến tăng trưởng kinh tế giai đoạn năm 2021-2025?
14:42 | 20/12/2020 Đối thoại
Gói hỗ trợ 4.000 tỷ đồng là tin vui lớn của doanh nghiệp
08:37 | 15/12/2020 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Năm 2021, doanh nghiệp dệt may phải thúc đẩy chuỗi sản xuất
07:40 | 13/12/2020 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Mở đường cho "cây trăm tỷ" thạch đen xuất khẩu sang Trung Quốc
08:05 | 08/12/2020 Đối thoại
Người phát ngôn Bộ Công an: Cần phân biệt pháo hoa và pháo hoa nổ để tránh vi phạm
10:22 | 04/12/2020 Đối thoại
Ngân hàng cung cấp thông tin cho cơ quan Thuế: Hiểu đúng, hiểu đủ để tránh hoang mang
08:25 | 04/12/2020 Đối thoại
Nên công khai những người sử dụng bằng giả
09:20 | 01/12/2020 Đối thoại
Ngành Hải quan tập trung cao điểm ngăn hàng lậu dịp tết Tân Sửu 2021
09:13 | 27/11/2020 Hải quan
Hải quan chủ động sát cánh cùng doanh nghiệp vượt qua khó khăn
06:32 | 24/11/2020 Hải quan
Mức độ hài lòng của DN, sự tín nhiệm của người dân đối với ngành Hải quan đã tăng lên nhiều lần
14:49 | 21/11/2020 Hải quan
Doanh nghiệp trong nước cũng có hoạt động chuyển giá
07:38 | 13/11/2020 Tài chính
Tin mới
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
Cần giới hạn quy mô, diện tích trong thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại
Hải quan kiểm soát chặt các chiêu trò trốn thuế trong nhập khẩu thép
Trên 300 doanh nghiệp phía Nam tham dự hội thảo lấy ý kiến của Tổng cục Hải quan
Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét sai phạm của ông Vương Đình Huệ
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics